• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Backlink 123

Backlink 123

Chuyên trang Backlink

  • Công cụ SEO
  • Tự xây PBN
  • Mua backlink
You are here: Home / Archives for admin

admin

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá trong SEO như 1 chuyên gia

9 Tháng Sáu, 2018 by admin Leave a Comment

SEO là một công việc lớn bao gồm rất nhiều công việc nhỏ. Mỗi công việc lại hàm chứa những tác dụng và ý nghĩa riêng. Nghiên cứu từ khoá – chính là một trong những công việc nhỏ đó. Hôm nay, hãy cùng Backlink123 tìm hiểu xem nghiên cứu từ khoá là gì? Cách nghiên cứu từ khoá hiệu quả nhất trong SEO và đặc biệt là bí kíp tìm ra những từ khoá bóng ma nhanh chóng mà không cần phải “quay tay” như trước đây nữa 😀

huong-dan-nghien-cuu-tu-khoa-1

Nghiên cứu từ khoá là gì?

Từ khoá (Keyword) là một từ hoặc một cụm từ mà người dùng sử dụng để nhập vào mục tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing..v.v). Họ sử dụng từ khoá đó để tìm kiếm những thông tin về một sản phẩm, một sự kiện, một nhân vật, một phần mềm ..v.v nào đó mà họ đang quan tâm để “cho biết”, để mua hàng, để tải về.v.v.

Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) chính là công việc mà chúng ta phải làm để tìm ra những từ khoá đó để phục vụ cho quá trình phát triển Website bao gồm: xây dựng nội dung, cấu trúc website, SEO website, quảng cáo Adwords .v.v. Và đích đến cuối cùng thì tuỳ theo mục đích của từng loại Website: mục tiêu website bán hàng là .. bán được hàng, mục tiêu của trang báo là có thêm nhiều người đọc, mục tiêu của trang webgame là có nhiều người chơi game .v.v.

Tại sao nghiên cứu từ khoá lại vô cùng quan trọng?

Trước khi tìm hiểu tại sao nghiên cứu từ khoá lại là một công việc vô cùng quan trọng, tôi muốn bạn cùng tôi nghe qua một câu chuyện.

Anh B tính đến nay đã đi làm được 10 năm, sau từng đó năm tích góp cộng với việc vay mươn bạn bè, anh đang có trong tay khoảng 700 triệu đồng để tính toán xây một ngôi nhà ở quê để cuối năm lấy vợ. Đang đà phấn khích cộng với tính cách xuề xoà, anh bắt tay vào luôn quá trình xây dựng mà chẳng cần đến bản thiết kế, cứ xây đến đâu tính đến đó. Kết quả tiền xây dựng ngôi nhà đó bị đội lên đến hơn 1 tỉ đồng và hàng loạt những vấn đề khác kéo theo:

  • Thời gian xây dựng lâu => tiền công đội lên cao
  • Nhiều phần trong ngôi nhà bị “đập đi làm lại” do “làm xong thấy không đẹp”
  • Căn nhà không có sự hài hoà về mặt thiết kế, bố cục.
  • ..v.v

Thế mới thấy tầm quan trọng của việc xây dựng bản thiết kế trong xây dựng. Trong SEO cũng vậy, nghiên cứu từ khoá chính là công việc mà chúng ta phải thực sự làm nghiêm túc nếu không muốn đi sai hướng, tốn tiền bạc, công sức. Nghiên cứu từ khoá có thể giúp bạn:

  • Tìm ra được bộ từ khoá hợp lý, có tỉ lệ chuyển đổi cao cho dự án SEO của mình, đánh giá được từ khoá có độ cạnh tranh cao hay thấp.
  • Biết được khách hàng tìm kiếm những gì về lĩnh vực mình đang làm.
  • Xây dựng chiến lược nội dung hoàn hảo.
  • Biết được đối thủ của mình đang SEO những từ khoá nào.

Các loại từ khoá chính trong SEO

Từ khoá thương hiệu

Là những từ khoá chứa tên thương hiệu, tên miền, tên website.v.v như: vnexpress, zing, nhaccuatui, facebook, google, backlink123 .v.v. Người dùng thường tìm kiếm những từ khoá này khi họ đã biết về công ty, về website nào đó đã có tầm ảnh hưởng truyền thông hoặc một thương hiệu nào đó họ mới nghe tên và muốn tìm hiểu xem thương hiệu đó là gì.

Từ khoá thương mại

Từ khoá thương mại (Buyer/Buying Keyword) là những từ khoá mà người dùng sử dụng khi họ muốn mua, bán một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đây thường sẽ là những từ khoá chính mà chúng ta sẽ tập chung đẩy mạnh thứ hạng nhất, đơn giản vì tỉ lệ chuyển đổi của nó là cao nhất. Từ khoá thương mại thường chứa một số từ: “mua”, “tải”.v.v Một số ví dụ về từ khoá thương mại: mua macbook air 2017, khoá học dropship, chung cư giá rẻ hà nội..v.v

Từ khoá thông tin

Từ khoá thông tin (Informative Keyword) là những từ khoá người dùng tìm kiếm để tìm hiểu thêm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Những từ khoá này chúng ta thường sử dụng để làm nội dung cho website, tăng traffic, chia sẻ mạng xã hội. Họ thường dùng từ khoá thông tin để tìm hiểu trước khi quyết định mua hàng, vì vậy đây cũng được coi là từ khoá “gián tiếp” tạo ra khách hàng. Từ khoá thông tin thường chứa những câu hỏi: “ở đâu”, “làm thế nào”, “giá bán”.v.v ví dụ: “mua laptop ở đâu uy tín”, “giá cà phê đắk lắk”.v.v

Nên chọn từ khoá ngắn hay từ khoá dài?

Từ khoá ngắn: Là những từ khoá có lượng tìm kiếm lớn, cạnh tranh cao, khó SEO và thường có tỉ lệ chuyển đổi không cao.

Một số ví dụ: iphone x, honda wave, máy giặt, tivi, tủ lạnh, hút bể phốt .v.v

Từ khoá dài: là một cụm từ khoá chứa nhiều từ (thông thường là 3 từ trở lên), có lượng tìm kiếm thấp hơn từ khoá dài; có thông điệp, mục đích tìm kiếm rõ ràng hơn; cạnh tranh thấp; dễ SEO hơn.

Một số ví dụ: iphone x là gì, honda wave rsx màu đen, mua tivi 32 inch sony, dịch vụ hút bể phốt tại hà nội,.v.v

Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá với Keywordtools.io

Để thực hiện công việc này, bạn bắt buộc phải có một tài khoản Keywordtool.io bản trả phí với gói thấp nhất Pro Lite – 48$/tháng. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có khá nhiều đơn vị chia sẻ tài khoản Keywordtool.io dạng dùng chung theo nhóm để tiết kiệm chi phí.

Bước 1: Truy cập vào https://keywordtool.io/google sau đó đăng nhập vào tài khoản trả phí của bạn.

Bước 2: Nhập Từ khoá chính (Seed Keyword) vào ô tìm kiếm của KeywordTool.io sau đó click vào biểu tượng “Kính Núp” (Tìm Kiếm)

Bước 3: Làm quen với giao diện KeywordTool.io

keywordtool-2

1. Search Volume

Đây có lẽ là phần mà hầu hết SEOer chúng ta quan tâm nhất, Search Volume trong Keywordtool.io show ra cho bạn số lượt tìm kiếm trung bình của từ khoá đó trong 1 tháng. Trong hình là từ khoá chính “bình giữ nhiệt” với 9,000 lượt tìm kiếm/tháng.

keywordtool-3

2. Trends

Biểu đồ Xu Hướng (Trends) dạng cột giúp bạn xác định xu hướng tìm kiếm từ khoá đó của người dùng trong 12 tháng gần nhất kèm theo là tăng hoặc giảm bao nhiêu % so với cùng kỳ năm ngoái.

keywordtool-4

3. Competion

Competion là chỉ số Keywordtool.io đưa ra nhằm đánh giá độ cạnh tranh của từ khoá dựa trên số lượng người chạy quảng cáo Google với từ khoá đó, cụ thể:

0.69 – 1: Từ khoá khó, cạnh tranh cao

0.34 – 0.69: Từ khoá trung bình, cạnh tranh vừa

0 – 0.34: Từ khoá dễ, cạnh tranh thấp

keywordtool-5

Bước 4: Bạn có thể sử dụng mục Filter Results để lọc ra những từ khoá đáp ứng tiêu chí mà bạn đề ra có thể là về lượng tìm kiếm, về xu hướng, độ cạnh tranh hoặc là những cụm từ khoá chứa một từ/cụm từ nào đó.

keywordtool-6

Bước 5: Xuất tất cả những từ khoá bạn tìm kiếm được với Keywordtool.io bằng cách nhấn vào “Copy All” để lưu vào bộ nhớ Clipboard hoặc Export all để xuất ra file CSV hoặc Excel.

Nghiên cứu từ khoá bằng việc phân tích đối thủ với Ahrefs

Để thực hiện cách này, bạn cần phải có một tài khoản Ahrefs với bản thấp nhất là Lite – 99$/tháng. Cũng như Keywordtool.io, Ahrefs được khá nhiều đơn vị tại Việt Nam và nước ngoài bán tài khoản dưới dạng dùng chung.

Dưới đây là các bước nghiên cứu từ khoá mà đối thủ của mình đang SEO:

Bước 1: Truy cập Google.com.vn sau đó nhập từ khoá chính (Seed Keyword) vào ô tìm kiếm.

google-1

Bước 2: Copy URL của Kết quả tìm kiếm đứng vị trí #1 từ khoá đó.

Bước 3: Truy cập vào Ahrefs.com và đăng nhập vào tài khoản của bạn. Sau đó truy cập vào Site Explorer trên thanh menu và dán URL mình vừa copy ở bước 3.

ahrefs-1

Các chỉ số cơ bản của URL đó sẽ hiện ra, tuy nhiên chỉ số chúng ta cần quan tâm ở đây là Keyword. Hãy click vào Keyword để chuyển sang trang mới nhé:

ahrefs-2

Bước 4: Tại đây Ahrefs sẽ hiển thị ra cho bạn những từ khoá mà website đối thủ đang rank cùng với đó là các chỉ số như Vị trí từ khoá (Position), Lượng tìm kiếm (Search Volume), Độ khó từ khoá (Keyword Difficult – KD), lượng traffic dự kiến thu được từ keyword đó (Traffic) và thời gian cập nhật mới nhất.

Bước 5: Bạn có thể lọc ra những từ khoá theo tiêu chí mình đưa ra như vị trí từ bao nhiêu, lượng truy cập thấp nhất là bao nhiêu ..v.v cuối cùng, bạn click vào Export để xuất Report ra File Excel. Bạn nên check lần lượt cả 10 vị trí top đầu, sau đó dùng Excel để lọc ra những từ khoá trùng lặp.

Từ khoá bóng ma – từ khoá lãng quên – Phantoms Keyword

Những dạng từ khoá như “từ khoá ngắn”, “từ khoá dài”, “từ khoá ngách” nếu đã có kiến thức về SEO, chắc hẳn bạn đã nghe qua nhiều thậm chí đến mức phát ngán. Hôm nay, Backlink123 sẽ giúp bạn đỡ ngấy, đỡ ngán bằng phương pháp tìm những từ khoá bóng ma (Phantoms Keyword).

Vậy từ khoá bóng ma là gì?

Từ khoá bóng ma hay từ khoá bị lãng quên là những từ khoá mà người dùng vẫn thường xuyên tìm kiếm tuy nhiên lại chẳng mấy ai SEO, rất ít hoặc thậm chí không một ai. Nếu tất cả từ khoá liên quan đến 1 lĩnh vực, 1 sản phẩm là một tảng băng thì từ khoá bóng ma chính là phần chìm bên dưới. Vì thế, hãy là người đầu tiên hoặc chí ít là những người đầu tiên =)) khai phá phần băng chìm này các bạn nhé.

Đặc điểm của các từ khoá bóng ma:

  • Thường* có ít lượng tìm kiếm hơn các loại từ khoá khác,
  • It hoặc thậm chí là không ai SEO chính xác từ khoá đó,
  • Dễ dàng lên top ngay sau khi bài viết được index

Hướng dẫn tìm từ khoá bóng ma đơn giản nhất

Từ khoá bóng ma như đã nói ở trên, là những từ khoá ít người SEO, thậm trí là không có người SEO (vẫn có lượt tìm kiếm). Tư duy tìm kiếm ở đây sẽ là tìm những từ khoá mà nó xuất hiện ở phần Tiêu đề (Title) hiển thị trên Google có số kết quả tìm kiếm (Search Result) càng ít càng tốt. Để cho dễ hiểu, bạn có thể xem hình ảnh dưới đây.

tu-khoa-bong-ma-1
“bình giữ nhiệt inox 304 của zebra” chính là một Từ Khoá Bóng Ma

Từ khoá bóng ma thường là những từ khoá dài (>3 từ trở lên). Bạn có thể kiểm tra bằng tay với từng từ khoá dài mà bạn thu thập được khi phân tích với KeywordTool.io hoặc Ahrefs kết hợp với lệnh tìm kiếm nâng cao Allintittle có cú pháp như sau:

allintittle:”keyword”

Keyword ở đây chính là từ khoá dài mà tôi đã nói ở bên trên. Kiểm tra lần lượt từng từ khoá và lọc ra những từ khoá có số Search Result càng ít càng tốt.

Điểm yếu của việc check bằng tay tất nhiên là …. mỏi tay. Vì vậy, tôi có tìm ra được một công cụ giúp hỗ trợ check tự động hàng loạt từ khoá một lúc – Sieucongcu.com. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ này để tìm kiếm từ khoá bóng ma nhanh chóng nhất:

Bước 1: Truy cập vào website http://sieucongcu.com có giao diện hiển thị như sau:

sieucongcu-1

Bước 2: Đăng ký một tài khoản miễn phí

sieucongcu-2

Bước 3: Từ menu bên trái, bạn chọn vào Tải Addon mới nhất, một tab mới sẽ hiện ra, bạn tiến hành cài đặt addon từ Chrome Store.

sieucongcu-3

Bước 4: Cũng từ menu bên trái, bạn chọn Công cụ seo => Tìm kiếm nâng cao

sieucongcu-4

Bước 5: Copy list từ khoá dài mà bạn đã thu thập được sau đó dán vào phần “Từ Khoá“. Chọn “All in Title” từ phần chọn Cấu trúc. Phần Tìm Kiếm, bạn chọn Việt Nam (google.com.vn). Cuối cùng click vào biểu tượng Kính Núp (Tìm Kiếm) để tiến hành kiểm tra. Kết quả như sau:

sieucongcu-5

Cột bên phải sẽ hiển thị tra kết quả tìm kiếm, bạn lọc ra những từ khoá càng có ít kết quả tìm kiếm càng tốt để phục vụ cho mục đích SEO của mình.

 

Filed Under: SEO Tagged With: hướng dẫn nghiên cứu từ khoá trong seo, nghiên cứu từ khoá, Từ khoá bóng ma, từ khoá dài, Từ khoá là gì, từ khoá ngắn

Nofollow và Dofollow là gì? Hiểu và áp dụng đúng cách trong SEO

28 Tháng Năm, 2018 by admin Leave a Comment

Trong SEO, vấn đề đặt liên kết trong bài viết cũng như xây dựng liên kết trỏ về website chính ngoài việc link trỏ đến từ đâu, ở vị trí nào, anchor text ra làm sao thì thuộc tính của link là dofollow hay nofollow cũng là vấn đề được hầu hết các SEOer vô cùng quan tâm.

Hôm nay, Backlink123 sẽ giải thích link dofollow – nofollow là gì, có tác dụng ra làm sao, tỉ lệ như nào là hợp lý và cách để kiểm tra xem 1 link bất kỳ là dofollow hay nofollow.

lien-ket-dofollow-nofollow-1

Link Dofollow là gì?

Link dofollow được hiểu là 1 liên kết mà trong thẻ “a” chứa thuộc tính rel=”dofollow” hoặc “không có thuộc tính rel”. Link dofollow thường có cấu trúc như ví dụ sau:

<a href=”https://backlink123.com/” rel=”dofollow” target=”_blank”>Backlink123</a>

<a href=”https://backlink123.com/” target=”_blank”>Backlink123</a>

Link dofollow có một số tác dụng sau:

  • Điều hướng Google Bot
  • Truyền sức mạnh Link Juice
  • Thúc đẩy traffic

Như vậy, link dofollow có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh cũng như khả năng thúc đẩy thứ hạng website.

Link Nofollow là gì?

Link dofollow được hiểu là 1 liên kết mà trong thẻ “a” chứa thuộc tính rel=”nofollow”. Thường có cấu trúc như bên dưới đây:

<a href=”https://backlink123.com/” rel=”nofollow” target=”_blank”>Backlink123</a>

Ngược lại với link dofollow, link nofollow không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh và khả năng thúc đẩy thứ hạng website vì nó không có tác dụng điều hướng Google Bot, sử dụng link nofollow còn có ý nghĩa thông báo với Google Bot rằng “mày không phải quan tâm đến liên kết này” và không truyền sức mạnh Link Juice tuy nhiên vẫn có tác dụng rất lớn bằng việc kéo traffic cho site chính.

Tỉ lệ như thế nào là chuẩn?

Gần như không có tỉ lệ chuẩn giữa số lượng backlink dofollow và nofollow (Người thì 70 – 30, người thì 80 – 20, người thì 99 – 1..v.v mỗi người 1 tỉ lệ và vẫn lên top bình thường). Thay vào đó, hãy xây dựng liên kết một cách tự nhiên nhất, chứa trong nội dung liên quan nhất, thu hút nhiều tương tác nhất.v.v không nên vì lý do “chỉ link dofollow mới truyền link juice” mà đi spam hàng loạt 90 100% link trỏ về là dofollow – đây chính là một trong những con thuyền chính đưa bạn ra đảo Penalty thuộc chủ quyền của Vương Quốc Google.

Cách kiểm tra 1 link bất kỳ là dofollow hay nofollow

Cách 1: Kiểm tra phần tử

Bước 1: Truy cập vào trang/bài viết có chứa link bạn cần kiểm tra, sau đó click chuột phải vào link đó và chọn Inspect từ Menu bảng chọn.

link-dofollow-nofollow-2

Bước 2: Kiểm tra xem link đó là dofollow hay nofollow bằng việc kiểm tra thẻ “a”, nếu chứa thuộc tính rel=”nofollow” thì đó tất nhiên… là link nofollow, còn lại nếu chứa thuộc tính rel=”dofollow” hoặc đơn giản là không chứa thuộc tính rel, thì đó là link dofollow.

link-dofollow-nofollow-3

Cách 2: Sử dụng Add-on Nofollow trên Google Chrome

Rất đơn giản, các bạn chỉ cần tải add-on Google Chrome mang tên Nofollow tại đây: https://chrome.google.com/webstore/detail/nofollow/dfogidghaigoomjdeacndafapdijmiid

Sau đó tiến hành cài đặt add-on đó lên Google Chrome của các bạn.

Khi dử dụng add-on này bạn chỉ cần truy cập vào trang chứa link bạn cần kiểm tra, nếu là link nofollow, ở xung quanh link đó sẽ là 1 khung nét đứt màu cam như hình bên dưới đây, còn link dofollow sẽ không có gì xung quanh cả.

link-dofollow-nofollow-4

Hi vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ biết cách áp dụng liên kết dofollow hoặc nofollow vào đúng các trường hợp một cách hợp lý, giúp cho quá trình SEO của bạn trở lên nhanh chóng và hiệu quả hơn!

Filed Under: SEO Tagged With: nofollow và dofollow là gì

Tổng hợp các công cụ SEO tốt nhất 2018

21 Tháng Năm, 2018 by admin 2 Comments

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là một công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, để SEO 1 website lên top Google, các SEOer phải trải qua rất nhiều các công đoạn như: nghiên cứu từ khoá, xây dựng nội dung, tối ưu onpage, xây dựng liên kết, audit SEO, kiểm tra thứ hạng từ khoá .v.v. Để thực hiện các công việc trên một cách nhanh chóng, chính xác thì không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực từ các công cụ SEO. Trong bài viết này, Backlink123 sẽ tổng hợp những công cụ SEO hữu ích và đáng dùng nhất 2018 theo từng công đoạn, có cả miễn phí lẫn trả phí. Hi vọng sẽ giúp ích cho việc làm SEO của bạn hiện tại và tương lai.

Công cụ hỗ trợ Nghiên Cứu Từ Khoá

cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa

1. Google Keyword Planner

GKP là công cụ nghiên cứu từ khoá cho các chiến dịch quảng cáo Google Adwords. Với tỉ lệ chính xác cao và dễ sử dụng, GKP được rất nhiều công ty và cá nhân sử dụng để nghiên cứu từ khoá cho các dự án SEO.

Tuy nhiên, hiện nay chỉ khi bạn bỏ tiền chạy quảng cáo Adwords thì mới có thể hiển thị cụ thể lượt tìm kiếm hàng tháng của từ khoá.

Trang Chủ: https://adwords.google.com/intl/vi_vn/home/tools/keyword-planner/

2. Keyword Finder

Keyword Finder là công cụ nghiên cứu từ khoá được phát triển bởi Mangools với các tính năng vô cùng đáng giá:

  • Tìm kiếm các từ khoá dài
  • Lọc ra những từ khoá không có giá trị
  • Tìm kiếm từ khoá theo địa phương
  • Có thể tự nhập danh sách từ khoá của bạn
  • Thống kê xu hướng của từ khoá và các chỉ số như độ khó, các website trong top 10, 20 ..v.v

Hiện tại, công cụ này có giá rẻ nhất là 29.90$/tháng cho bản Basic, lần lượt 39.90$ và 79.90$ cho bản Premium và Agency.

Trang Chủ: https://kwfinder.com/

3. Longtail Pro

Longtail Pro được mệnh danh là một trong những công cụ tìm kiếm từ khoá dài tiềm năng tốt nhất hiện nay. Công cụ này được phát triển bởi Spencer Haws. LP có rất nhiều tính năng vô cùng hấp dẫn:

  • Tìm những từ khoá dài (longtail keyword) dựa trên từ khoá ngắn (seed keyword).
  • Thêm nhiều seed keywords 1 lúc để tìm kiếm các keyword ideas.
  • Upload 1 list từ khoá có sẵn lên đến 10k từ cùng lúc.
  • Đưa ra chỉ số đánh giá độ khó từ khoá (KC) giúp đưa ra quyết định có nên chọn từ khoá đó hay không.

Giá rẻ nhất cho Longtail Pro hiện nay là 37$/tháng nếu thanh toán từng tháng một và 25$/tháng nếu thanh toán theo năm. Bạn có thể dùng thử 7 ngày và quyết định xem có nên mua bản trả phí hay không.

Trang Chủ: https://longtailpro.com/

4. KeywordTool.io

Keywordtool.io là một công cụ có khả năng phân tích và đưa ra các từ khóa liên quan tới lĩnh vực mà bạn cần tìm kiếm, giúp người dùng nhanh chóng biết được các từ khóa nào người dùng hay search nhất trên Google, Youtube, Bing, Amzon.v.v chỉ với 1 click bạn đã có thể tìm ra cho mình 1 list từ khoá tiềm năng cho chiến dịch SEO, Adwords của mình.

Trang Chủ: https://keywordtool.io/

5. Keyword Explorer (Ahrefs)

Keyword Explorer là công cụ nghiên cứu từ khoá của Ahrefs, với Keyword Explorer, bạn có thể tìm ra cho mình hàng ngàn ý tưởng từ khoá liên quan cộng với việc hiển thị lượng tìm kiếm/tháng, chỉ số đánh giá độ khó và các chỉ số khác như Clicks, tỉ lệ quay lại, chủ đề gốc. Bạn cũng có thể nhập list từ khoá có sẵn lên đến 5k từ để kiểm tra cùng lúc.

Keyword Explorer còn hiển thị top 10 website có thứ hạng cao nhất với từ khoá bạn kiểm tra và hiển thị chi tiết các chỉ số liên quan đến backlink như: số backlink, số referring domain, traffic, Ahrefs Rank, DR, UR .v.v từ đó bạn có thể tính toán được số lượng baclink mình cần để vượt qua đối thủ.

Trang Chủ: https://ahrefs.com/keywords-explorer/

6. Một số công cụ khác:

  • Ubersuggest
  • Google Trends
  • SemRush

Công cụ hỗ trợ Audit Website

cong-cu-seo-audit

1. Ahrefs Site Audit

Site Audit là công cụ được Ahrefs phát triển và chính thức hoạt động từ cuối năm 2017 thay thế cho phiên bản cũ với rất nhiều các tính năng bổ sung mới, hữu ích. Site Audit giúp bạn crawl toàn bộ website và đưa ra các lỗi website bạn mắc phải đồng thời mô tả chi tiết về những lỗi đó.

Trang Chủ: https://ahrefs.com/site-audit

2. WooRank

WooRank là công cụ giúp kiểm tra và đánh giá toàn tập về độ chuẩn SEO website của các bạn, từ đó chấm điểm độ chuẩn Seo của website trên thang 100 điểm, đồng thời đưa ra các báo cáo, nhận xét về các lỗi cần sửa và bổ sung để website có thể chuẩn seo hơn.

Bằng việc sử dụng công cụ này, các bạn có thể được đánh giá tối ưu hóa các phần chính của website như:

  • Visitors
  • Local
  • Social
  • Mobile
  • SEO
  • Usability
  • Technologies

Trang Chủ: https://www.woorank.com/

3. Raventools

Raventools là công cụ hỗ trợ Audit Website vô cùng mạnh mẽ, đi kèm với mức giá cũng vô cùng “mạnh mẽ”, thấp nhất 109$ cho bản Starter nếu thanh toán theo tháng, bạn có thể dùng thử 14 ngày trước khi quyết định có mua công cụ này hay không.

Trang Chủ: https://raventools.com/

4. Web CEO’s Site Technical Audit Tool

Là công cụ Audit Website phát triển bởi nhà cung cấp công cụ hỗ trợ SEO rất nổi tiếng – Web CEO. Công cụ này giúp bạn kiểm tra các vấn đề kỹ thuật trên website và đưa ra những tư vấn để khắc phục những lỗi kỹ thuật website bạn mắc phải, tự động kiểm tra hàng ngày/hàng tuần/hàng tháng và báo cáo qua file PDF.

Bạn có thể đăng ký dùng thử công cụ này 14 ngày miễn phí không yêu cầu nhập thông tin thẻ tín dụng.

Trang Chủ: https://www.webceo.com/website-audit.htm

5. Một số công cụ khác:

  1. Found’s SEO Audit Tool
  2. SEoptimizer
  3. Screaming Frog

Công cụ tối ưu On-page

cong-cu-seo-onpage

1. Yoast SEO Plugin (WordPress)

Đây là plugin giúp tối ưu SEO cho website sử dụng mã nguồn WordPress, được phát triển bởi Team Yoast từ năm 2010, bao gồm 2 phiên bản miễn phí và trả phí. Dưới đây là một số tính năng nổi bật của plugin này:

  • Tối ưu tỉ lệ hiển thị từ hoá chính trong nội dung bài viết, tiêu đề, mô tả và URL
  • Tuỳ chỉnh tiêu đề, mô tả và ảnh đại diện hiển thị trên Mạng Xã Hội
  • Tạo sitemap
  • Tạo breadcumb và tối ưu đường dẫn trên site

Trang Chủ: https://yoast.com/wordpress/plugins/seo/

2. SEO Quake

SEO Quake là một add on trên Chrome và Fire Fox hoàn toàn miễn phí giúp bạn tối ưu SEO Onpage một cách mạnh vẽ và vô cùng hữu ích với 1 số tính năng sau:

  • Phân tích các chỉ số Domain Age, Index.v.v
  • Hiển thị các thông tin trang như tiêu đề, mô tả, các hẻ Heading..v.v và chỉ ra cho bạn phần nào còn thiếu cũng như phần nào bạn làm chưa đúng
  • Phân tích tỉ lệ text/html
  • Các tiêu chuẩn về SEO: cài đặt Google Analytic, Google Webmaster Tools, Robots.txt, Sitemap, Ngôn ngữ, Favicon.v.v

Trang Chủ: https://www.seoquake.com/index.html

3. Copy Scape

Copy Scape là công cụ kiểm tra trùng lặp nội dung vô cùng mạnh mẽ, bạn chỉ cần nhập nội dung cần kiểm tra trùng lặp và click để bắt đầu. Copy Scape sẽ hiển thị rõ cho bạn đoạn nào, câu nào bị trùng lặp. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra tỉ lệ trùng lặp của 2 bài viết với công cụ mạnh mẽ này.

Trang Chủ: http://copyscape.com/

4. Google SERP Snippet Optimization Tool

Là công cụ giúp bạn tối ưu, xem trước tiêu đề và mô tả của mình sẽ hiển thị như thế nào trên trang kết quả của Google. Công cụ này còn hỗ trợ bạn với nhiều chế độ như: thêm snippet, hiển thị ngày tháng,..v.v

Trang Chủ: http://www.seomofo.com/snippet-optimizer.html

5. Google Developers PageSpeed Insights

Là công cụ do Google phát triển giúp bạn kiểm tra và đánh giá tốc độ của website trên máy tính và di động. GDPI còn đưa ra những vấn đề khiến website của bạn load chậm và hướng dẫn khắc phục.

Trang Chủ: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/?hl=vi

6. Structured Data Testing Tool

Đây là một công cụ nhỏ trong Google Webmaster Tools giúp bạn kiểm tra dữ liệu có cấu trúc. Công cụ này cung cấp cho bạn danh sách chi tiết tất cả các lỗi mà website của bạn đang mắc phải. Cùng với đó là thông tin chi tiết về dữ liệu có cấu trúc mà Google hiện đang phát hiện trên trang web của bạn.

Trang Chủ: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/?hl=vi

7. Rich Results Testing Tool

Cũng là một công cụ nhỏ khác trong Google Webmaster Tools, RRTT giúp bạn kiểm tra xem dữ liệu có cấu trúc trên website của bạn có đủ điều kiện để hiển thị trên kết quả tìm kiếm dưới dạng “rich results” hay không.

Trang Chủ: https://search.google.com/test/rich-results

Công cụ hỗ trợ phân tích website

cong-cu-phan-tich-website

1. Google Webmaster Tools

Google Webmaster Tools (hay Google Search Console) là công cụ miễn phí được Google phát triển dành cho các Webmaster. GWT giúp bạn xác định các sự cố của website liên quan đến vấn đề index, theo dõi backlink, link nội bộ, sitemap, thống kê các từ khoá người dùng tìm kiếm và truy cập vào website của bạn. GWT cũng là nơi Google thông báo các án phạt lên website của bạn. Có ti tỉ thứ hay ho bạn có thể làm với Google Webmaster Tools, nếu có cơ hội mình sẽ viết riêng một bài về công cụ “đáng gờm” này.

Trang Chủ: https://www.google.com/webmasters/tools/

2. Google Analytics

Cũng giống như Google Webmaster Tools, đây cũng là công cụ miễn phí do Google phát triển dành cho các Webmaster, Marketer. Đây là công cụ giúp bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing Online. Với Google Analytics bạn có thể biết được lượng traffic của website, nguồn traffic, các dữ liệu nhân khẩu học, hành vi của khách hàng khi truy cập vào website của các bạn. Một số tính năng nổi bật khác như: xem khách hàng tìm kiếm gì xem gì trên website, theo dõi doanh thu của từng sản phẩm, tuỳ chỉnh hiển thị Dashboard, thống kê người dùng đang truy cập vào website và rất nhiều các mô hình marketing khác có thể tạo ra khi bạn sử dụng Google Analytic.

Trang Chủ: https://www.google.com/analytics/

Công cụ theo dõi thứ hạng từ khoá

cong-cu-kiem-tra-thu-hang

1. Rank Tracker (Ahrefs)

Lại là một công cụ khác đến từ Ahrefs, Rank Tracker hỗ trợ theo dõi thứ hạng từ khoá theo địa phương nhất định, hiển thị thứ hạng trung bình của từ khoá, biểu đồ thay đổi thứ hạng từ khoá, chia nhóm các từ khoá theo từng thứ hạng #101+, #51 – #100, #11 – #50, #4 – #10, #1 – #3 được update liên tục.

Trang Chủ: https://ahrefs.com/rank-tracker

2. SerpFox

SerpFox là công cụ nghiên cứu từ khoá khá hay ho với một số tính năng sau:

  • Theo dõi thứ hạng từ khoá theo địa phương.
  • Theo dõi thứ hạng từ khoá trên Google, Bing & Yahoo.
  • Hiển thị biểu đồ thay đổi thứ hạng.
  • Gửi report qua email hằng ngày.

Bạn có thể sử dụng SerpFox miễn phí với 10 từ khoá. Nếu muốn theo dõi nhiều từ khoá hơn bạn có thể mua bản trả phí, thấp nhất là 10$/tháng cho 100 từ khoá.

Trang Chủ: https://app.serpfox.com

3. Serplab

Serplab là công cụ nghiên cứu từ khoá với các tính năng khá giống với SerpFox, tuy nhiên Serplab hỗ trợ check 25 từ khoá/ngày với bản Free và phải trả phí nếu muốn kiểm tra nhiều từ khoá hơn.

Trang Chủ: https://www.serplab.co.uk

Công cụ hỗ trợ xây dựng liên kết

cong-cu-xay-dung-lien-ket

1. Ahrefs

Ahrefs là công cụ thống kê và phân tích backlink trỏ về 1 website, vì vậy nó là công cụ gián tiếp giúp bạn xây dựng liên kết cho website của mình bằng cách check backlink của các website trong cùng lĩnh vực hoặc đối thủ, từ đó tìm ra những nguồn backlink chất lượng cho website của mình.

2. Scrapebox 

Với scrapebox, việc comment số lượng lớn trên các blog trở lên vô cùng dễ dàng. Scapebox hỗ trợ bạn xây dựng link blog comment số lượng lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, Google ngày càng thông mình, link blog comment ngày càng mất tác dụng, công cụ này giờ đây chủ yếu được sử dụng cho mục đích spam, bắn link bẩn vào website đối thủ hoặc xây dựng liên kết tier 2, 3, 4..v.v

3. GSA Ranker 

GSA Ranker là công cụ giúp bạn xây dựng liên kết từ nhiều nguồn khác nhau như: Blog comment, Forum, Profile, Social Bookmarking, Directory Submission, GuestBook, Wiki, Web 2.0, RSS,.v.v

Ngoài data có sẵn của GSA, bạn có thể tự tìm kiếm hoặc mua thêm data để có được nguồn backlink chất lượng hơn. GSA thường được sử dụng để xây dựng liên kết cho tier 2 trở đi. Tuy nhiên, một số SEOer vẫn dùng cho money site và vẫn lên top bình thường (ví dụ nhiều website cần thời gian lên top nhanh như mảng BĐS, Xổ số, Lô đề..v.v)

4. Link Building Tools (BuzzStream)

Đây là công cụ hỗ trợ bạn xây dựng link outreach như guest post, sponsored post, guestographic..v.v. Bên dưới là một số tính năng nổi bật của Link Building Tools:

  • Tìm kiếm và nghiên cứu đối tượng outreach
  • Quản lý liên hệ và gửi email (ngay lập tức hoặc lên lịch gửi) đến các đối tượng với các email template có sẵn
  • Tracking tỉ lệ mở, click và trả lời email đã gửi. Tự động gửi email nhắc nhở nếu đối tượng không mở/không trả lời mail.
  • Hỗ trợ báo cáo đa dạng, cụ thể

Công cụ theo dõi và phân tích backlink

cong-cu-phan-tich-backlink

1. Ahrefs Site Explorer

Với Ahrefs Site Explorer, bạn có thể theo dõi được backlink trỏ về website của mình. Quá trình thu thập dữ liệu của Ahrefs lên đến 6 tỷ trang một ngày (bằng 1/3 kho tàng dữ liệu của nhân loại – Google) và tốc độ cập nhật dữ liệu backlink của công cụ này có thể lên đến cách 30 phút một lần. Site Explorer có thể thống kê cho bạn số lượng backlink dofollow/nofollow, bao nhiêu link .gov, bao nhiêu link .edu, backlink đến từ website quốc gia nào, chạy trên mã nguồn nào ..v.v

2. Majestic Backlink Checker

MBC giúp bạn thống kê và phân tích các thông tin liên quan đến backlink như:

  • Nguồn gốc của các liên kết trỏ về website của bạn.
  • Liên kết trỏ về website của bạn là dofollow hay nofollow
  • Chất lượng các liên kết trỏ về website của bạn (TF/CF)
  • Độ liên quan của liên kết trỏ về website của bạn

3. Một số công cụ khác:

  • SemRush
  • Moz
  • Link Research Tools

Filed Under: SEO

Mua Hosting cho PBN trong năm 2020 | Phần 3

17 Tháng Năm, 2018 by admin 2 Comments

Một trong những vấn đề quan trọng cũng như khiến cho các PBNer đau đầu nhất là về Hosting cho PBN. Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra những vấn đề chính liên quan đến hosting khiến PBNer chúng ta nhức óc hằng đêm cũng như những giải pháp để hạn chế để lại Footprint.

tat-tan-tat-ve-hosting-cho-pbn-1

Những vấn đề đối với Host PBN

Sau khi bỏ ra cả đống thời gian, công sức lẫn tiền bạc để tìm ra những domain chất như nước cất, rồi lại phải đối mặt với ti tỉ các vấn đề đau đầu khác như mua hosting ở đâu ngon? mua hosting ở đâu tiết kiêm chi phí? mua loại hosting gì? .v.v bla bla.

Phần lớn PBNer hiện nay đều chọn cách mua SEO Hosting C-Class (là loại shared hosting hỗ trợ nhiều IP, với đường truyền ổn định, máy chủ cấu hình cao, mục đích chính khi sử dụng SEO Hosting chính là để gán cho mỗi website 1 IP riêng biệt khác nhau C-Class*), rồi ném cả đống site PBN vào đó vì cho rằng miễn là đa dạng IP là được. Đây là một cách tiết kiệm được rất nhiều chi phí, công sức setup, cũng như là dễ dàng quản lý số lượng lớn. Tuy nhiên, có hàng tá những bài học khi sử dụng hosting rẻ, kém chất lượng để chứa PBN, điển hình là “Câu chuyện trị giá 30.000.000” của GTVSEO.

Hosting PBN và những điều gây nên rủi ro

rui-ro-pbn-hosting

Nên chứa bao nhiêu PBN site trên 1 IP?

Bạn có thể đặt 1 – 3 site /1 IP tuy nhiên, để an toàn 100% thì bạn chỉ nên đặt DUY NHẤT 1 website/1 IP. Và tuyệt đối không trỏ link qua lại giữa các website (Vấn đề này mình đã từng đề cập ở phần 1 series bài viết về PBN).

Đa dạng A, B, C – Class

A, B, C, D class là gì? Sao mà nghe quen thế! – Ừ thì một giải IPv4 thường sẽ có cấu trúc: AAA.BBB.CCC.DDD ví dụ 123.456.789.999. Những IP khác nhau C-Class là những IP khác nhau về CCC và DDD ví dụ

123.456.1.2

123.456.2.3

123.456.30.2

Khi bạn check 1 website và thấy hầu hết các ref domain đều khác nhau mỗi CCC và DDD thì bạn có thấy “là lạ” không? Google đương nhiên cũng thấy vậy :))

Chú ý SOA Record 

SOA Record hay viết tắt của Star of Authoriy, tức là thông tin xác nhận từ phía máy chủ tiếp nhận của tên miền. Thông thường, tên miền sẽ sử dụng 1 cặp DNS nào đó để trỏ về 1 hoặc nhiều máy chủ DNS, và ở đây, các máy chủ DNS có trách nhiệm cung cấp thông tin bản ghi DNS của hệ thống cho tên miền này để nó hoạt động. SOA được coi như dấu hiệu nhận biết của hệ thống về tên miền này.

Cấu trúc của SOA Record: 

SOA-Record

Một nhà cung cấp dịch vụ Hosting có thể cung cấp cho bạn nhiều IP khác nhau, nhiều hosting tại Server đặt tại các địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nếu tất cả các Domain của bạn đều chung 1 SOA Email Address và Nameserver thì đó sẽ là một footprint cực lớn khiến anh Gồ nổi điên và đưa toàn bộ hệ thống của bạn ra Côn Đảo.

Hàng Xóm

Bạn phải chú ý xem những người hàng xóm – cùng sử dụng chung IP với bạn xem “lý lịch” họ ra sao. Dân gian ta đã có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” cũng rất đúng trong trường hợp này. Giả dụ hàng xóm của bạn toàn những thành phần trộm cắp, du côn, đầu gấu thì dù bạn có “sạch sẽ” đến đâu thì cũng bị người khác đánh giá không tốt mà thôi.

Để kiểm tra xem những website nào cùng chứa trên server bạn đang đặt PBN, cách nhanh nhất là bạn vào bing.com sau đó gõ vào ô tìm kiếm: ip:AAA.BBB.CCC.DDD ví dụ ip:123.456.789.999 để tìm xem trên ip này có chứa những website nào.

Đặt PBN chung tại 1 nhà cung cấp

Khi bạn đặt PBN chung tại 1 nhà cung cấp đối với số lượng nhỏ thì không phải vấn đề quan ngại, tuy nhiên nếu bạn đặt quá nhiều thậm chí tất cả PBN tại cùng 1 nhà cung cấp thì bạn “toi rồi”. Đặt hầu hết PBN tại cùng 1 nhà cung cấp thì bạn gần như đã đính phải toàn bộ những “vấn đề” mình đã nói ở trên.

Chứa PBN ở đâu? Ưu và nhược điểm

1. Cheap Hosting

Là loại shared hosting giá rẻ, thông thường IP/Server sẽ chứa rất nhiều domain khác nhau.

cheap-hosting

Ưu điểm:

  • Giá rẻ 1 – 3$/tháng
  • Giá rẻ nên bạn có thể mua Cheap Hosting ở nhiều nhà cung cấp khác nhau, mỗi nơi 1 gói. Từ đó có thể đa dạng được IP, SOA, DNS .v.v

Nhược điểm:

  • Tài nguyên hạn chế: về dung lượng bộ nhớ, Bandwidth, downtime liên tục, không có auto backup..v.v
  • Hàng xóm xấu: dễ hiểu thôi nếu ai cũng như bạn, xây PBN và đặt hết lên Cheap Hosting thì hàng xóm xung quanh cũng toàn là cô hồn.
  • Quản lý khó: tưởng tượng bạn có 100 PBN đặt tại 50 – 100 nhà cung cấp cheap hosting khác nhau với mỗi Billing Account khác nhau, Cpanel khác nhau bạn sẽ loạn đầu đến mức nào? Về thanh toán, bị hack, backup .v.v
  • Support kém: Giá cả đi kèm với dịch vụ hehe. Khi gặp vấn đề như ddos, dính shell ..vv thì bạn sẽ khá khó khăn để có được sự trợ giúp từ nhà cung cấp (mình không nói tất cả NCC đều vậy, tuy nhiên là đa số 😀 )

Ở Việt Nam có khá nhiều nhà cung cấp Hosting với giá rất rẻ 15.000 – 50.000 VNĐ/tháng.

2. Premium Hosting

Là loại hosting có giá KHÔNG RẺ thông thường 5 – 20$/tháng, số lượng website/1 IP – Server sẽ ít hơn cheap hosting, đi kèm là chất lượng dịch vụ, hậu mãi, hỗ trợ tuyệt vời từ những nhà cung cấp Hosting uy tín.

premium-hosting

Ưu điểm:

  • Chất lượng miễn chê: Premium Hosting đi kèm với chất lượng ổn định, tài nguyên trung bình – lớn: dung lượng bộ nhớ cao, uptime cao, auto backup, hỗ trợ ssl free, bandwidth cao thậm chí unlimited.
  • Những website hàng xóm thường sẽ là các money site “sạch sẽ”. Dễ hiểu thôi, với giá hosting như vậy thì ít ai mua để chứa spam website hehe.

Nhược điểm:

  • Đắt – không cần phải nói dài dòng
  • Quản lý khó: Cũng như Cheap Hosting, Premium Hosting cũng vô cùng khó quản lý.

Một số nhà cung cấp Premium Hosting nổi tiếng:

  • A2hosting
  • Stable Host
  • Hawkhost
  • Dream Host
  • Host Gator
  • Site Ground
  • ..v.v.v

3. SEO Hosting

Là loại shared hosting hỗ trợ nhiều IP, với đường truyền ổn định, máy chủ cấu hình cao, mục đích chính khi sử dụng SEO Hosting chính là để gán cho mỗi website 1 IP riêng biệt khác nhau A-Class, B-Class, C-Class. Đây là loại Hosting được sử dụng nhiều nhất hiện nay để chứa PBN.

host pbn

Ưu điểm:

  • Giá thành hợp lý: Giá 1IP trung bình từ 1-5$.
  • Dễ dàng quản lý: Có riêng 1 trang quản lý chung về thanh toán, Cpanel, cài đặt website .v.v

Nhược điểm: 

  • Nhiều Footprint: Có ti tỉ vấn đề trở thành footprint khi dùng SEO Hosting như cùng nhà cung cấp, DNS, SOA, Nameserver .v.v
  • Hàng xóm “không sạch sẽ”: SEO Hosting nói thẳng ra là để phục vụ cho mục đích SEO nói chung là PBN nói riêng, thế nên khả năng cao hàng xóm cuả bạn cũng đều là Host PBN.

Một số nhà cung cấp SEO Hosting:

Nước Ngoài:

  • Multiple Cloud
  • Easy Blog Networks

Việt Nam:

  • TenTen
  • Hostvn
  • Hostingviet

Sau khi đọc xong bài viết trên hi vọng bạn sẽ tìm được giải pháp hosting nào phù hợp với số lượng, ngân sách của mình cũng như hạn chế thấp nhất rủi ro cho hệ thống PBN dày công xây dựng, phát triển.

Filed Under: BACKLINK, SEO Tagged With: Tự tạo PBN

Hướng dẫn chi tiết cách tìm Domain xây dựng PBN | Phần 2

12 Tháng Năm, 2018 by admin Leave a Comment

Ở Phần 1 (Mọi điều bạn cần biết về xây dựng hệ thống Backlink PBN), mình có nhắc tới việc xây dựng hệ thống PBN bằng tiên miền hết hạn hoặc tên miền đấu giá. Trong bài viết này, hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn tìm kiếm domain đấu giá (thay vì domain hết hạn) để xây dựng hệ thống site PBN.

Chuẩn bị công cụ

Để có thể tìm kiếm cũng như đánh giá chất lượng của một domain từ đó quyết định xem có đáng để mua hay không, chúng ta cần chuẩn bị một số công cụ sau:

RegisterCompass: Tìm kiếm domain đấu giá ($37/tháng)

Tài khoản Ahrefs: Giúp chúng ta kiểm tra xem có bao nhiêu backlink, ref domain trỏ đến domain đó, xem tỉ lệ anchor text.v.v ($99 cho gói rẻ nhất – Lite)

Bạn có thể mua tài khoản Ahrefs theo dạng Group Buy, tại Việt Nam cũng có kha khá các đơn vị cung cấp tài khoản Ahrefs dạng này.

Tài khoản Moz: Để check các chỉ số DA (Domain Authority), PA (Page Authority), Spam Score bạn có thể sử dụng công cụ Moz với gói Free

Tài khoản Majestic: Để check các chỉ số TF, CF, chủ đề backlink bạn sử dụng công cụ Majestic với gói Lite – ($49)

Cũng như Ahrefs, ở Việt Nam cũng có khá nhiều các đơn vị cung cấp tài khoản khoản Majestic dạng Group Buy với giá rẻ gấp 5/6 lần.

Wayback Machine: Sử dụng công cụ này để kiểm tra xem lịch sử domain này ra sao, chủ đề website cũ là gì ngoài ra còn dùng để khôi phục lại bài viết cũ. (Free)

Các Bước Tìm Kiếm và Đánh Giá Chất lượng domain

Bước 1: Sử dụng Register Compass để lấy list domain đấu giá

Không nên chọn các domain chứa toàn những ký tự vô nghĩa, tiếng Trung Quốc, liên quan đến porn, sex .v.v. vì 99% những domain này đều là Spam. Bạn cũng không nên chọn các domain có chứa các từ: “viagra, outlet, cheap, ..v.v” vì đa số chúng có lượng backlink rất lớn nhưng lại đa phần là … link bẩn.

Bước 2: Kiểm tra DA/PA

Truy cập vào https://moz.com/researchtools/ose/ , đăng ký 1 tài khoản Free là đủ. Sau đó nhập tên domain vào ô “URL”.

moz-check-pa-da

Các chỉ số của Moz sẽ được show ra: Bạn nên chọn các domain có DA, PA > 15. Vì chỉ số Spam Score thấp nhất có thể. Hiện tại mình không đánh giá cao về DA lẫn PA vì có quá nhiều cách dễ dàng để fake 2 chỉ số này.

check pa da

Bước 3: Kiểm tra lịch sử domain

Truy cập vào trang chủ Wayback Machine tại archive.org. Sau đó nhập domain vào ô tìm kiếm. Từ đó các bạn có thể xem được những khoảng thời gian nào domain đó hoạt động. Bạn nên check từng khoảng thời gian trong quá khứ và loại trừ những domain sau:

  • Bỏ qua những domain có nội dung liên quan đến porn/sex/pharma/gambling/casino
  • Bỏ qua những domain có nội dung là tiếng Trung Quốc/Hàn/Nhật
  • Bỏ qua những website khi check báo lỗi không hiển thị được do file robots.txt – thường là những website có nội dung mờ ám nên không public.

archive.org

wayback machine

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý xem domain đó qua thời gian có thường xuyên thay đổi chủ đề hay không, nếu thường xuyên thay đổi ( 2012 nội dung home & garden, 2013 nội dung về Travel đến 2016 thì lại nội dung về Health & Beauty) thì cũng nên loại bỏ vì thông thường qua mỗi lần đổi chủ đề như vậy domain đó lại có những backlink từ nhiều chủ đề khác nhau trỏ về, giảm độ liên quan. Để sàng lọc chính xác yếu tố liên quan đến backlink thì bạn hãy đọc tiếp đến bước số 5.

Bật mí: Có thể dùng cách này để khôi phục lại bài viết/nội dung cũ của domain.

Bước 4: Check Domain với Majestic

Đầu tiên, các bạn truy cập vào https://majestic.com sau đó nhập tên domain vào ô dưới dòng chữ “Site Explorer”.

Chú ý nhập lần lượt cả 3 loại “www”, “non-www” cũng như cả dạng “https”. Để tìm ra website trong quá khứ được trỏ link về nhiều nhất từ phiên bản nào.

domain-pbn

Chỉ số TF, CF: Đây là những chỉ số thể hiện độ uy tín và sức mạnh của domain. TF(Trust Flow) là chất lượng trung bình của backlink trỏ về (backlink càng chất, TF càng cao), còn CF (Citation Flow) là tổng lượng backlink (backlink càng nhiều, CF càng cao). Với mình thì TF và CF nên > 10.

Chỉ số Topical Trust Flow: Là chỉ số thể hiện sự liên quan của backlink trỏ tới 1 website, nói lên website của bạn liên quan đến chủ đề gì. Ở hình trên, domain đó có nội dung chính là Recreation/Travel. Bạn nên chọn những domain cùng chủ đề hoặc liên quan nhất với website chính của mình.

Bước 5: Check Domain với Ahrefs

Truy cập vào https://ahrefs.com/site-explorer . Đăng nhập vào tài khoản có sẵn, sau đó nhập tên domain vào ô Site Explorer.

Chọn “http + https”, chú ý nhập cả dạng “www” và “non-www”.

Đánh giá tỉ lệ Referring Domain/Backlink: Cũng như tỉ lệ TF/CF, bạn cũng nên chọn domain có tỉ lệ Referring Domain/Backlink càng cao càng tốt. Domain có tới 10000 backlink trỏ về mà chỉ có 10 referring domain nghĩa là cứ 1 site thì có 1000 backlink trỏ về. Đồng nghĩa với việc chủ yếu là textlink toàn trang hoặc dạng đi link auto trên diễn đàn, social bookmarking,.v.v hầu hết đều không nên chọn.

Đánh giá Anchor text: Bạn nên lựa chọn những domain có tỉ lệ các dạng anchor text sau cao: anchor text tên thương hiệu, anchor text chung chung, anchor text full url ..v.v. như backlink123, backlink 123, backlink123.com, https://backlink123.com, tại đây, xem thêm .v.v. Đặc biệt không nên chọn những domain có tỉ lệ anchor text là từ khoá chính cao, anchor text không liên quan, anchor text chứa những từ ngữ bẩn như sex, porn, fuck.v.v vì hầu hết những backlink là backlink bẩn. Khả năng domain đó trong quá khứ từng bị phạt là khá cao.

anchor text

Backink từ website liên quan: Phần này bạn có thể lọc ra ngay từ các bước trên, trường hợp bạn quá kỹ tính thì có thể check thật kỹ lại 1 lần nữa bằng Ahrefs thì càng tốt 😀

backlink liên quan

Đó là toàn bộ những bước mình sử dụng để tìm và đánh giá 1 domain đấu giá xem có đủ chất lượng để làm PBN hay không. Chúc các bạn thành công!

Filed Under: BACKLINK

Mọi điều bạn cần biết về xây dựng hệ thống Backlink PBN | Phần 1

5 Tháng Năm, 2018 by admin 2 Comments

Chắc hẳn hầu hết SEOer hiện nay đều đã nghe qua về thuật ngữ PBN, có người chỉ dừng lại ở mức BIẾT, có người thì đã dùng thậm chí có người đã vươn tầm Master cùng với việc sở hữu hàng trăm, hàng ngàn PBN, số người còn lại thì không-biết-PBN-là-cái-gì-luôn.

Bài viết hôm nay, Backlink123 xin được viết về PBN, cũng như lột tả những sự thật trần trụi về PBN mà không phải ai cũng biết. Mà không biết thì có khả năng cao sẽ tụt hậu trong năm 2018.

1. PBN là gì?

PBN (viết tắt của cụm từ Private Blog Network) là hệ thống website/blog sử dụng domain hết hạn/domain đấu giá nhằm mục đích tận dụng sức mạnh có sẵn của Domain hết hạn/domain đấu giá đó để xây dựng liên kết, đẩy mạnh thứ hạng cho website chính.

su-that-tran-trui-ve-pbn-1

 

2. PBN dành cho ai?

Xây dựng liên kết bằng việc sử dụng PBN là một kỹ thuật không quá khó đối với những SEOer có nền tảng kiến thức lẫn thực chiến SEO tốt, hiểu cách hoạt động của Google Bot, những thuật toán chính của Google và khó VÃI LUÔN đối với những người mới chập chững bước vào thế giới SEO thần tiên tràn ngập màu hồng.

Ngoài vấn đề về kiến thức lẫn thực chiến SEO, bạn cũng cần phải suy xét dựa trên một số yếu tố sau:

  • Nhân sự: Bạn cần tính toán đến nhân sự về content, kỹ thuật, quản lý hệ thống PBN. Có thể dùng nguồn nhân sự có sẵn hoặc thuê ngoài. Trong trường hợp bạn là 1 Freelancer, bạn vẫn có thể tự mình quản lý 1 hệ thống PBN bằng cách sử dụng công cụ sau để quản lý hệ thống: Main WP
  • Ngân sách – vốn: Phải nói một điều rằng, để xây dựng hoàn thiện 1 hệ thống PBN “ra trò” tốn khá nhiều chi phí như: domain, hosting, dựng site, content .v.v

Những yếu tố nói trên sẽ được tôi đề cập đến xuyên suốt trong nội dung của bài viết này, đừng bỏ đi sớm nếu không muốn bỏ lỡ những điều chúng-tôi-tự-nhận-là-có-ích đó.

3. PBN có vi phạm chính sách Google

su-that-tran-trui-ve-pbn-2

Google đã nói, mọi hành động thao túng kết quả tìm kiếm đều là hành vi – vi phạm chính sách của Google. Vì thế, dù bạn có sử dụng kỹ thuật White Hat hay Black Hat thì cũng đều vi phạm chính sách của Google mà thôi. Nhưng công cụ Google console lại luôn miệng nhắc tới “Cải thiện sự hiện diện tìm kiếm của website bạn”. Vì vậy, vẫn có một số biện pháp “cải thiện” hợp pháp: chúng ta có thể dựa vào đó làm những việc thú vị như sau:

  • Không sử dụng nội dung cóp nhặt, spin thay vào đó cố gắng tối ưu nội dung trên PBN hữu ích cho người dùng, thống nhất chủ đề các bài viết trên PBN.
  • Không nên đặt textlink ẩn, textlink đến các website bẩn, website đang dính án phạt từ Google, website không liên quan chủ đề PBN..v.v

4. Ưu điểm tuyệt vời của PBN

Dễ dàng quản lý nguồn Backlink

PBN là hệ thống website/blog do bạn tự xây dựng 100%, bạn có thể dễ dàng quản lý nguồn backlink của mình: tự quyết định trỏ bao nhiêu link về site chính, link trỏ về bài viết nào, trang nào trên site chính, link nào Dofollow – link nào Nofollow. Nói chung, khi sử dụng PBN, bạn thích link thế nào thì có thể tự làm link thế đó.

su-that-tran-trui-ve-pbn-3

Tiết kiệm thời gian phát triển hệ thống(*)

Ở đây là tiết kiệm thời gian hơn khi bạn xây dựng 1 hệ thống vệ tinh từ con số 0 bằng những domain mới tinh. Bạn sẽ không phải mất công đi link cho các site trong hệ thống vì bạn đã được hưởng hoàn toàn những Năng Lượng có sẵn từ domain hết hạn/domain đấu giá.

su-that-tran-trui-ve-pbn-4

Nhanh đem lại kết quả

Khi xây dựng vệ tinh bằng domain mới tinh, bạn sẽ tốn rất rất nhiều thời gian từ khi domain không có trust – không có link tới khi domain có trust – domain có link thì bạn mới thực sự cảm nhận được tác dụng thực sự. Với PBN, bạn chỉ viết bài và trỏ link sau đó chờ đợi link juice phát huy tác dụng. PBN rất lý tưởng đối với những dự án SEO ngắn hạn, cần kết quả nhanh ví dụ như các dự án SEO Bất Động Sản (vừa đem lại kết quả nhanh, vừa có thể tận dụng PBN cho nhiều dự án khác trong tương lai).

5. Nhược điểm chết người à nhầm 😐 chết Website của PBN

Ngoài những ưu điểm tuyệt vời thì PBN chứa đựng rất nhiều những điểm hạn chế:

Tốn tiền

Chi phí khi xây dựng PBN là bài toán đầu tiên cần đối mặt khi tính đến việc dùng nó. Một số chi phí kể đến như: chi phí mua domain – duy trì domain, chi phí mua hosting – duy trì hosting, chi phí mua content/trả lương content, chi phí lương cho nhân sự quản lý hệ thống, chi phí thuê dựng Website .. vân vân và mây mây.

su-that-tran-trui-ve-pbn-5

Tốn thời gian xây dựng

Xây dựng 1 website đã tốn công và tốn sức thì nay bạn cần phải xây dựng cả 1 hệ thống (tuỳ theo số lượng Website trong hệ thống của bạn). Đã vậy còn phải đa dạng theme, đa dạng plugin, thông tin trên website phải khác nhau. Đây là một trong những bước khiến chúng ta mỏi-quá-nên-làm-cẩu-thả-cho-nhanh-xong. Từ đó, để lại vô số Foot Print khiến cho anh Gồ lại-phải-xử-trảm.

Dễ bị phạt

Cần 1 kiến thức SEO tốt, quy trình xây dựng tốn nhiều bước, nhiều thời gian, nhiều công sức. Vậy nên, chúng ta rất dễ để lại những Foot Print trong khi xây dựng PBN, có thể là đến từ thông tin domain, thông tin hosting, thông tin giới thiệu Website, giao diện các website y hệt nhau, đăng nhập vào các website trên cùng 1 IP – sử dụng Google Chrome và tỉ tỉ những lý do ngớ ngẩn, với bạn – không phải với Google và Spam Team (Sau khi Google Bot phát hiện những hành động đáng ngờ từ website của chúng ta. Đây sẽ là đội ngũ làm nhiệm vụ cuối cùng đánh giá xem website có vi phạm hay không từ đó quyết định phạt hay không phạt.)

Xem chi tiết cách Google Search hoạt động tại đây.

6. Những lời ồn ào xung quanh việc có nên sử dụng PBN trong năm 2018

PBN cùng với những ưu nhược điểm, nửa trắng nửa đen của mình khiến cho dân SEO trên toàn thế giới đưa ra vô số những lời qua tiếng lại về việc sử dụng hay không sử dụng PBN trong năm 2018.

Không phải vô cớ tự nhiên họ lại đem ra tranh cãi. Năm ngoái, Google từng tuyên bố họ sẽ đánh giá thấp PBN sử dụng tên miền hết hạn khi bạn dùng nó để xây dựng website mới với nội dung không liên quan đến website đó trong quá khứ.

Một bên hoàn toàn ủng hộ việc loại bỏ PBN, một bên đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro như: chỉ dùng domain đấu giá, xây dựng nội dung có ích, thu hút traffic cho PBN .v.v. và tất nhiên vẫn dùng PBN như 1 phương pháp xây dựng liên kết chính.

su-that-tran-trui-ve-pbn-6

7. Kết luận những trường hợp nên và không nên sử dụng PBN

Nên:

  • Khi bạn là 1 doanh nghiệp có nguồn lực lớn về vốn, về nhân sự.
  • Khi thị trường bạn SEO đem lại lợi nhuận tốt, tránh để tỉ lệ ROI âm hoặc quá thấp khi sử dụng PBN (Chi phí xây dựng và duy trì PBN > lợi nhuận).
  • Bạn/doanh nghiệp của bạn có tư duy, kinh nghiệm SEO tốt, đủ để tận dụng tối đa sức mạnh từ việc sử dụng PBN.

Không nên:

  • Bạn/doanh nghiệp của bạn ít vốn, ít nhân sự để triển khai hệ thống PBN.
  • Bạn/doanh nghiệp của bạn mới bước vào thị trường SEO và chưa từng dùng qua các kỹ thuật SEO khác.
  • Thị trường bạn SEO đem lại lợi nhuận thấp, không đủ để duy trì hệ thống PBN.

Còn bạn, sau khi đọc xong bài viết này của Backlink123, tự cá nhân bạn đã rút ra được quyết định cho bản thân/doanh nghiệp chưa? Nếu vẫn chưa thì mời bạn đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi xoay quanh chủ đề Private Blog Network.
>>> Phần 2 : Hướng dẫn chi tiết cách tìm domain xây dựng PBN
>>> Phần 3 : Mua hosting cho PBN

Filed Under: BACKLINK Tagged With: Tự tạo PBN

  • Page 1
  • Page 2
  • Next Page »

Primary Sidebar

DỊCH VỤ VIẾT BÀI C – GÓI CHĂM SÓC WEBSITE

“dịch
DMCA.com Protection Status

Copyright © 2018. by Backlink123.com.