Quản lý trang web là một công việc rất quan trọng. Bởi website cũng chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là công cụ hỗ trợ marketing vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên quản lý trang web không phải một việc dễ dàng. Và việc quản trị cũng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Trong bài viết này, Backlink123 sẽ giới thiệu các bước để quản lý trang web và công cụ để thực hiện chúng.
1. Định vị và sao lưu dữ liệu
Giống như những dữ liệu trên ổ cứng máy tính của bạn. Trang web của bạn cần phải được sao lưu theo thời gian bởi: Trang web rất dễ bị tấn công mạng, có thể xuất hiện rủi ro về lỗi bên máy tính chủ hoặc các trục trặc mạng khác.
Khi này cần phải sao lưu trang web của mình để:
Ngăn ngừa bị mất dữ liệu
Bạn hoặc một số đồng nghiệp của bạn có thể vô tình xóa đi một dữ liệu nào đó trong trang web. Nếu bạn có bản sao lưu thì tai nạn này không là một vấn đề lớn gây trở ngại trong quá trình hoạt động của website.
Giảm thiểu tổn thất doanh thu
Trang web của bạn mang lại doanh thu, vậy thì mỗi giây web ngừng hoạt động sẽ làm giảm bớt đi lợi nhuận của bạn. Và một bản sao lưu gần đó nhất sẽ giúp bạn giữ thời gian chết này ở mức tối thiểu nhất.
Cắt giảm thời gian chết trong quá trình xây dựng hoặc cải tạo trang web
Nếu trang web của bạn đã hoạt động lâu năm thì hẳn là bạn đã có trong kho cả tấn dữ liệu. Trong đó có thể bao gồm hình ảnh, nội dung, được chỉnh sửa và phát triển từ các ý tưởng có thể mất nhiều giờ, nhiều ngày trời để đưa ra.
Vậy nên việc cải tạo và thậm chí là xây dựng lại trang web thì có một bản sao lưu là một sự trợ giúp vô cùng lớn. Nếu không, mọi nỗ lực qua nhiều năm trời của bạn đề đổ xuống biển hết khi bạn phải phát triển lại trang web từ đầu.
Có hàng trăm dịch vụ sao lưu web để bạn lựa chọn. Trong đó được ưa chuộng nhiều nhất phải kể đến:
- iDrive
- SOS Online Backup
- Dropmysite.com
2. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Nếu trang web của bạn dựa trên đăng ký (như web blog) hoặc là cửa hàng trực tuyến. Nơi mà bạn có thể thêm và cập nhật các sản phẩm. Vậy là trang web của bạn có cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này chứa tất các thông tin bạn đưa lên website của mình.
Với mỗi cơ sở dữ liệu, chúng cần đi kèm với một trách nghiệm riêng. Nếu bạn không muốn những dữ liệu này cản trở hoạt động của trang web của bạn thì những trách nghiệm này được gọi là tối ưu hóa cơ sở dữ liệu.
Tại sao bạn cần tối ưu hóa cơ sở dữ liệu?
- Để trang web của bạn tải nhanh hơn
- Giúp tiết kiệm không gian cho cơ sở dữ liệu của trang web
- Giúp cải thiện bảo mật dữ liệu trang web của bạn.
Làm cách nào để tối ưu hóa cơ sở dữ liệu trên trang web?
Giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong việc tối thiểu hóa cơ sở dữ liệu cho trang web của bạn đó là sử dụng phần mềm. 3 tùy chọn hàng đầu bạn nên chọn gồm: SolarWinds: Phân tích hiệu suất cơ sở dữ liệu; Red-Gate; EverSQL.
3. Kiểm tra trang đích
Nếu bạn thường chạy trang đích dựa vào quảng cáo trả tiền trên phương tiện truyền thông xã hội, hoặc công cụ tìm kiếm thì bước này rất quan trọng.
Các vấn đề thường phát sinh với trang đích
- Bị chậm do lượng truy cập quá nhiều
- Người truy cập mới không nhận được thông tin rõ ràng về những đề nghị của bạn
- Máy chủ của bạn gặp trục trặc
- Sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh bị hết hàng
Dù là vấn đề nào, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên để khắc phục nhanh chóng. Một số công cụ hỗ trợ kiểm tra trang đích hiệu quả gồm có:.
- Unbounce: Cung cấp cho bạn một bài báo cáo miễn phí về chiến lược để tối ưu hóa chuyển đổi trang đích của bạn.
- AdWord Robot: Công cụ này giúp bạn kiểm tra tất cả trang đích liên kết với chiến dịch quảng cáo google của ban.
- VWO Landing Page Analyzer: Công cụ này tạo ra một bài báo cáo chi tiết tập chung vào các thông số như: Sự liên quan, sự tập chung vào mục tiêu, xu hướng, sức thuyết phục.
4. Quản lý thời gian chết trên website
Thời gian chết là thời gian mà trang web của bạn không thể truy cập được. Lý do trang web ngưng hoạt động có thể do:
Sự cố phần cứng
Đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50% tình huống ngừng hoạt động là do phần cứng gặp sự cố.
- Bộ phận xử lý ở máy chủ có thể bị nóng.
- Cáp mạng ISP bị đứt
- Hoặc mất điện toàn thành phố
Sự cố lưu trữ trang web
Mỗi trang web phải được lưu trữ trên một máy chủ. Những máy chủ này thuộc về các ISP tính phí để đổi lấy việc lưu trữ trang web của bạn. Trong tài liệu quảng cáo của các công ty lưu trữ dữ liệu web, nhiều ISP đã tuyên bố cung cấp 99,99% thời gian hoạt động. Nhưng trên thực tế nó lại không được như vậy.
Trên thực tế trang web của bạn có thể ngưng hoạt động trong suốt cả tháng trời. Nhưng có thể ít hơn là từ 2 đến 3 giờ trong ngày hoặc trong cả một năm. Hãy nhớ rằng mỗi máy chủ đều trải qua sự cố định kỳ trong quá trình hoạt động.
Sự tấn công mạng
Có nhiều cách để một trang web có thể bị tấn công trong không gian kỹ thuật số. Trong đó có 2 điều đáng mà một doanh nghiệp nhỏ nên chú ý
Các cuộc tấn công DDoS: Còn được biết đến như là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Đây là một hình thức tấn công mạng để làm ngập máy chủ của bạn với những yêu cầu. Mỗi máy chủ có khả năng đáp ứng một số lượng yêu cầu có giới hạn. Khi số lượng yêu cầu vượt quá giới hạn cho phép thì máy chủ mà trang web của bạn được lưu trữ có thể bị sập
Các Bot- Robot mạng độc hại: Có nhiều tin tặc phát triển các loại robot mạng độc hại có khả năng phát hiện lỗ hổng bảo mật để xâm nhập. Các Bot này xác định điểm yếu của web và cuối cùng đưa những trang web đó xuống.
Bạn cần phải làm gì khi web bị ngưng?
Kiểm tra xem trang web của bạn có đang thực sự ngưng hoạt động hay không?
Đôi khi web của bạn có thể ngừng hoạt động đối với bạn nhưng không như vậy với người khác. Các website như isitdownrightnow.com có thể sử dụng để xác minh điều này.
Liên hệ với nhà cung cấp web của bạn
Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cho web của bạn có thể cung cấp thông tin nếu lỗi nằm ở phía họ. Trước đó bạn hãy kiểm tra hòm thư điện tử của bạn vì đôi khi bởi một vài lý do mà họ phải gỡ máy chủ xuống. Nhưng hầu hết trong các trường hợp họ đều cho khách hàng biết trước.
Nếu không phải là nhà cung cấp thì lỗi là ở phía bạn
Các nhân viên bảo trì hoặc phát triển web của công ty bạn có thể:
- Đã vô tình xóa đi một yếu tố nào đó
- Cài đặt các Plugin không tương thích
- Hoặc thực hiện việc điều chỉnh.
Trong trường hợp này bạn hãy kiểm tra nhật ký hoạt động và cố gắng xác định phương hướng giải quyết trước khi sự cố xảy ra với website. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu xem lý do tại sao sự cố này lại khiến trang web của bạn bị sập.
Bằng cách này bạn có thể ngăn chặn vấn đề thời gian chết này trong tương lai. Đó chiến dịch “phòng còn hơn chữa bệnh”.
Cách ngăn chặn sự cố trang web bị sập
Trang web và tên miền của bạn nên được lưu trữ bởi các công ty khác nhau
Tên miền là địa chỉ trang web của bạn. Bạn nên lưu các tệp trang web và tên miền của mình với 2 công ty khác nhau. Bằng cách này khi trang web của bạn không hoạt động bạn có thể tải nó lên thông qua một máy chủ khác.
Thử sử dụng một công ty lưu trữ web bằng cách lên kế hoạch sử dụng hàng tháng
Nhiều công ty lưu trữ dữ liệu web cung cấp kế hoạch hằng năm giá thấp. Nhưng để xác định xem máy chủ của họ có tốt như họ tuyên truyền hay không. Bạn có thể thử gói hàng tháng để kiểm tra dịch vụ của họ.
Trong thời gian đó bạn hãy theo dõi cẩn thận hiệu suất lưu trữ trang web của bạn bằng cách sử dụng các công cụ như: Pingdom, UpTimeRobot, hay Service UpTime. Sau khi hài lòng bạn có thể chuyển sang sử dụng gói dịch vụ hàng năm của họ.
Sao lưu trang web thường xuyên
Giữ bản sao lưu mới nhất của trang web với một công ty lưu trữ khác. Điều này sẽ đảm bảo khách hàng tiềm năng của bạn và bất kỳ khách hàng tiềm năng nào cũng có thể vào website của bạn ngay cả khi nó không hoạt động.
5. Kiểm tra thời gian tải trang web
Trong quản lý trang web bạn đừng quên kiểm tra thời gian tải trang web của bạn. Theo thời gian trang web của bạn sẽ được lấp đầy với những nội dung dẫn đến cơ sở dữ liệu trở nên nặng hơn. Dẫn đến trang web phải thực hiện nhiều yêu cầu hơn và máy chủ có thể mất nhiều thời gian hơn để tải.
Những lý do khiến cho trang web bị chậm
Quá nhiều Plugin
Nhiều plugin đồng nghĩa với việc có nhiều dòng mã hơn trong trang web của bạn. Tải Plugin tức là tải các dòng mã bổ sung này cho trang web của bạn. Điều này có thể làm trong tốc độ tải của trang web trở nên chậm hơn.
Đồ họa nặng
Nếu bạn có một trang web thương mại điện tử thì nó có khả năng khá nặng về hình ảnh. Điều này có có thể làm trang web của bạn trở nên chậm hơn.
Hiệu suất máy chủ
Điều này đặc biệt đúng với các máy chủ được chia sẻ. Một máy chủ được chia sẻ có thể lưu trữ nhiều website trong đó. Điều đó có nghĩa là nó phải quản lý nhiều yêu cầu HTTP trên đường dẫn.
Nếu hiệu suất của máy chủ kém, có thể dẫn đến tốc độ truy cập trang web chậm hơn.
Khối lượng truy cập lớn
Điều này thể hiện sự hai mặt của vấn đề:
Một mặt doanh nghiệp của bạn chăm chỉ làm việc và chi nhiều tiền cho quảng cáo để có lưu lượng truy cập lớn vào trang web của bạn. Mặt khác khi lưu lượng truy cập vào trang web của bạn cao hơn thì máy chủ cũng phải thực hiện nhiều yêu cầu hơn. Điều này tạo sự tăng đột biến về thời gian truy cập trên website của bạn.
Thời gian truy cập tăng dẫn đến số lượt thoát trang web của bạn cũng tăng theo. Điều này dẫn đến giản lưu lượng truy cập. Cuối cùng là giảm tỷ lệ chuyển đổi (là tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng).
Kiểm tra tốc độ truy cập thường xuyên, bạn có thể được thông báo về các yếu tố khiến trang web chậm lại.
Để kiểm tra tốc độ trang web bạn có thể dùng: GTMetrix, PageSpeed Insights, Pingdom, hoặc UpTrends. Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề. Bạn có thể tìm đến các chuyên gia để giải quyết.
6. Loại bỏ các yếu tố dư thừa
Một trang web được tải lên với nhiều yếu tố không cần thiết có thể khiến nó trở nên chậm hơn. Chúng bao gồm: các bình luận spam, thay đổi nội dung trong trang web và nhiều hơn thế.
Khi khách hàng đăng nhập vào website của bạn thì các mục này cũng đồng thời được tải theo. Do đó hoạt động quản lý trang web đòi hỏi bạn phải làm sạch nó. Để thực hiện điều này bạn có thể sử dụng các công cụ sau: Autoptimize, WP Optimize, WP Super Cache.
7. Kiểm tra lỗ hổng trong cấu trúc trang web
Nhiều tin tặc có thể sử dụng một kỹ thuật là “Tiêm SQL” để có quyền truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu trang web của bạn. Do vậy, bạn phải thường xuyên kiểm tra các biểu mẫu trên trang web để đảm bảo tất cả dữ liệu người dùng an toàn khỏi sự vi phạm.
Có nhiều công cụ có sẵn để kiểm tra lỗ hổng trong trang web như:
- Acunetix
- Online Scanner by Pentest-Tools
- ScanMyServer
8. Đánh giá phân tích
Tiến hành phân tích trang web thường xuyên để hỗ trợ quản lý trang web chuyên nghiệp. Việc phân tích web sẽ cho bạn biết các thông tin về:
- Kênh lưu lượng truy cập
- Vị trí của khách truy cập
- Số lần nhấp
- Truy vấn tìm kiếm
- Khối lượng tìm kiếm
- Lưu lượng truy cập hằng ngày và hơn thế nữa
Theo dõi chi tiết các yếu tố này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chính xác về sự hoạt động của trang web.
Để đánh giá phân tích trang web bạn có thể sử dụng Google Analytic: Công cụ cung cấp dữ liệu rất chi tiết về hành vi người dùng trên trang web của bạn và thật sự dữ liệu này rất chuyên sâu. Bằng sự trực quan hóa những con số này có ý nghĩa tốt hơn cho chủ của một doanh nghiệp.
9. Kiểm tra hiệu suất của website trên tất cả các trình duyệt và thiết bị
Khi trang web được phát triển, chắc chắn nó đã được kiểm tra khả năng tương thích với các trình duyệt và thiết bị. Từ đó bạn đã cài thêm các Plugin, tải lên các nội dung và thêm các dòng mã mới để tối ưu hóa trang web. Nếu bất kỳ những thay đổi nào không được đồng bộ hóa với một trình duyệt cụ thể điều này có thể ảnh hướng đến cách thể hiện của trang web. Làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và đến tỷ lệ chuyển đổi của trang web.
Việc kiểm tra tính tương thích trình duyệt giúp bạn duy trì khả năng hiển thị liền mạch cho người dùng.
Một số công cụ phổ biến để kiểm tra tính tương thích của trang web với các trình duyệt:
- CrossBrowserTesting
- LambdaTest
- TestComplete
Để kiểm tra tính tương thích của thiết bị trên trang web. Bạn có thể sử dụng các công cụ:
- Katalon
- BrowserStack
- Ranorex
Qua đây chúng ta đã tìm hiểu chi tiết hơn về cách quản lý trang web. Nếu bạn còn gặp bất kỳ vấn đề nào trong quản lý web hay SEO web. Hãy liên hệ ngay Backlink123 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí nhé!