SEO là một công việc lớn bao gồm rất nhiều công việc nhỏ. Mỗi công việc lại hàm chứa những tác dụng và ý nghĩa riêng. Nghiên cứu từ khoá – chính là một trong những công việc nhỏ đó. Hôm nay, hãy cùng Backlink123 tìm hiểu xem nghiên cứu từ khoá là gì? Cách nghiên cứu từ khoá hiệu quả nhất trong SEO và đặc biệt là bí kíp tìm ra những từ khoá bóng ma nhanh chóng mà không cần phải “quay tay” như trước đây nữa 😀
Nghiên cứu từ khoá là gì?
Từ khoá (Keyword) là một từ hoặc một cụm từ mà người dùng sử dụng để nhập vào mục tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing..v.v). Họ sử dụng từ khoá đó để tìm kiếm những thông tin về một sản phẩm, một sự kiện, một nhân vật, một phần mềm ..v.v nào đó mà họ đang quan tâm để “cho biết”, để mua hàng, để tải về.v.v.
Nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) chính là công việc mà chúng ta phải làm để tìm ra những từ khoá đó để phục vụ cho quá trình phát triển Website bao gồm: xây dựng nội dung, cấu trúc website, SEO website, quảng cáo Adwords .v.v. Và đích đến cuối cùng thì tuỳ theo mục đích của từng loại Website: mục tiêu website bán hàng là .. bán được hàng, mục tiêu của trang báo là có thêm nhiều người đọc, mục tiêu của trang webgame là có nhiều người chơi game .v.v.
Tại sao nghiên cứu từ khoá lại vô cùng quan trọng?
Trước khi tìm hiểu tại sao nghiên cứu từ khoá lại là một công việc vô cùng quan trọng, tôi muốn bạn cùng tôi nghe qua một câu chuyện.
Anh B tính đến nay đã đi làm được 10 năm, sau từng đó năm tích góp cộng với việc vay mươn bạn bè, anh đang có trong tay khoảng 700 triệu đồng để tính toán xây một ngôi nhà ở quê để cuối năm lấy vợ. Đang đà phấn khích cộng với tính cách xuề xoà, anh bắt tay vào luôn quá trình xây dựng mà chẳng cần đến bản thiết kế, cứ xây đến đâu tính đến đó. Kết quả tiền xây dựng ngôi nhà đó bị đội lên đến hơn 1 tỉ đồng và hàng loạt những vấn đề khác kéo theo:
- Thời gian xây dựng lâu => tiền công đội lên cao
- Nhiều phần trong ngôi nhà bị “đập đi làm lại” do “làm xong thấy không đẹp”
- Căn nhà không có sự hài hoà về mặt thiết kế, bố cục.
- ..v.v
Thế mới thấy tầm quan trọng của việc xây dựng bản thiết kế trong xây dựng. Trong SEO cũng vậy, nghiên cứu từ khoá chính là công việc mà chúng ta phải thực sự làm nghiêm túc nếu không muốn đi sai hướng, tốn tiền bạc, công sức. Nghiên cứu từ khoá có thể giúp bạn:
- Tìm ra được bộ từ khoá hợp lý, có tỉ lệ chuyển đổi cao cho dự án SEO của mình, đánh giá được từ khoá có độ cạnh tranh cao hay thấp.
- Biết được khách hàng tìm kiếm những gì về lĩnh vực mình đang làm.
- Xây dựng chiến lược nội dung hoàn hảo.
- Biết được đối thủ của mình đang SEO những từ khoá nào.
Các loại từ khoá chính trong SEO
Từ khoá thương hiệu
Là những từ khoá chứa tên thương hiệu, tên miền, tên website.v.v như: vnexpress, zing, nhaccuatui, facebook, google, backlink123 .v.v. Người dùng thường tìm kiếm những từ khoá này khi họ đã biết về công ty, về website nào đó đã có tầm ảnh hưởng truyền thông hoặc một thương hiệu nào đó họ mới nghe tên và muốn tìm hiểu xem thương hiệu đó là gì.
Từ khoá thương mại
Từ khoá thương mại (Buyer/Buying Keyword) là những từ khoá mà người dùng sử dụng khi họ muốn mua, bán một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đây thường sẽ là những từ khoá chính mà chúng ta sẽ tập chung đẩy mạnh thứ hạng nhất, đơn giản vì tỉ lệ chuyển đổi của nó là cao nhất. Từ khoá thương mại thường chứa một số từ: “mua”, “tải”.v.v Một số ví dụ về từ khoá thương mại: mua macbook air 2017, khoá học dropship, chung cư giá rẻ hà nội..v.v
Từ khoá thông tin
Từ khoá thông tin (Informative Keyword) là những từ khoá người dùng tìm kiếm để tìm hiểu thêm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Những từ khoá này chúng ta thường sử dụng để làm nội dung cho website, tăng traffic, chia sẻ mạng xã hội. Họ thường dùng từ khoá thông tin để tìm hiểu trước khi quyết định mua hàng, vì vậy đây cũng được coi là từ khoá “gián tiếp” tạo ra khách hàng. Từ khoá thông tin thường chứa những câu hỏi: “ở đâu”, “làm thế nào”, “giá bán”.v.v ví dụ: “mua laptop ở đâu uy tín”, “giá cà phê đắk lắk”.v.v
Nên chọn từ khoá ngắn hay từ khoá dài?
Từ khoá ngắn: Là những từ khoá có lượng tìm kiếm lớn, cạnh tranh cao, khó SEO và thường có tỉ lệ chuyển đổi không cao.
Một số ví dụ: iphone x, honda wave, máy giặt, tivi, tủ lạnh, hút bể phốt .v.v
Từ khoá dài: là một cụm từ khoá chứa nhiều từ (thông thường là 3 từ trở lên), có lượng tìm kiếm thấp hơn từ khoá dài; có thông điệp, mục đích tìm kiếm rõ ràng hơn; cạnh tranh thấp; dễ SEO hơn.
Một số ví dụ: iphone x là gì, honda wave rsx màu đen, mua tivi 32 inch sony, dịch vụ hút bể phốt tại hà nội,.v.v
Hướng dẫn nghiên cứu từ khoá với Keywordtools.io
Để thực hiện công việc này, bạn bắt buộc phải có một tài khoản Keywordtool.io bản trả phí với gói thấp nhất Pro Lite – 48$/tháng. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có khá nhiều đơn vị chia sẻ tài khoản Keywordtool.io dạng dùng chung theo nhóm để tiết kiệm chi phí.
Bước 1: Truy cập vào https://keywordtool.io/google sau đó đăng nhập vào tài khoản trả phí của bạn.
Bước 2: Nhập Từ khoá chính (Seed Keyword) vào ô tìm kiếm của KeywordTool.io sau đó click vào biểu tượng “Kính Núp” (Tìm Kiếm)
Bước 3: Làm quen với giao diện KeywordTool.io
1. Search Volume
Đây có lẽ là phần mà hầu hết SEOer chúng ta quan tâm nhất, Search Volume trong Keywordtool.io show ra cho bạn số lượt tìm kiếm trung bình của từ khoá đó trong 1 tháng. Trong hình là từ khoá chính “bình giữ nhiệt” với 9,000 lượt tìm kiếm/tháng.
2. Trends
Biểu đồ Xu Hướng (Trends) dạng cột giúp bạn xác định xu hướng tìm kiếm từ khoá đó của người dùng trong 12 tháng gần nhất kèm theo là tăng hoặc giảm bao nhiêu % so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Competion
Competion là chỉ số Keywordtool.io đưa ra nhằm đánh giá độ cạnh tranh của từ khoá dựa trên số lượng người chạy quảng cáo Google với từ khoá đó, cụ thể:
0.69 – 1: Từ khoá khó, cạnh tranh cao
0.34 – 0.69: Từ khoá trung bình, cạnh tranh vừa
0 – 0.34: Từ khoá dễ, cạnh tranh thấp
Bước 4: Bạn có thể sử dụng mục Filter Results để lọc ra những từ khoá đáp ứng tiêu chí mà bạn đề ra có thể là về lượng tìm kiếm, về xu hướng, độ cạnh tranh hoặc là những cụm từ khoá chứa một từ/cụm từ nào đó.
Bước 5: Xuất tất cả những từ khoá bạn tìm kiếm được với Keywordtool.io bằng cách nhấn vào “Copy All” để lưu vào bộ nhớ Clipboard hoặc Export all để xuất ra file CSV hoặc Excel.
Nghiên cứu từ khoá bằng việc phân tích đối thủ với Ahrefs
Để thực hiện cách này, bạn cần phải có một tài khoản Ahrefs với bản thấp nhất là Lite – 99$/tháng. Cũng như Keywordtool.io, Ahrefs được khá nhiều đơn vị tại Việt Nam và nước ngoài bán tài khoản dưới dạng dùng chung.
Dưới đây là các bước nghiên cứu từ khoá mà đối thủ của mình đang SEO:
Bước 1: Truy cập Google.com.vn sau đó nhập từ khoá chính (Seed Keyword) vào ô tìm kiếm.
Bước 2: Copy URL của Kết quả tìm kiếm đứng vị trí #1 từ khoá đó.
Bước 3: Truy cập vào Ahrefs.com và đăng nhập vào tài khoản của bạn. Sau đó truy cập vào Site Explorer trên thanh menu và dán URL mình vừa copy ở bước 3.
Các chỉ số cơ bản của URL đó sẽ hiện ra, tuy nhiên chỉ số chúng ta cần quan tâm ở đây là Keyword. Hãy click vào Keyword để chuyển sang trang mới nhé:
Bước 4: Tại đây Ahrefs sẽ hiển thị ra cho bạn những từ khoá mà website đối thủ đang rank cùng với đó là các chỉ số như Vị trí từ khoá (Position), Lượng tìm kiếm (Search Volume), Độ khó từ khoá (Keyword Difficult – KD), lượng traffic dự kiến thu được từ keyword đó (Traffic) và thời gian cập nhật mới nhất.
Bước 5: Bạn có thể lọc ra những từ khoá theo tiêu chí mình đưa ra như vị trí từ bao nhiêu, lượng truy cập thấp nhất là bao nhiêu ..v.v cuối cùng, bạn click vào Export để xuất Report ra File Excel. Bạn nên check lần lượt cả 10 vị trí top đầu, sau đó dùng Excel để lọc ra những từ khoá trùng lặp.
Từ khoá bóng ma – từ khoá lãng quên – Phantoms Keyword
Những dạng từ khoá như “từ khoá ngắn”, “từ khoá dài”, “từ khoá ngách” nếu đã có kiến thức về SEO, chắc hẳn bạn đã nghe qua nhiều thậm chí đến mức phát ngán. Hôm nay, Backlink123 sẽ giúp bạn đỡ ngấy, đỡ ngán bằng phương pháp tìm những từ khoá bóng ma (Phantoms Keyword).
Vậy từ khoá bóng ma là gì?
Từ khoá bóng ma hay từ khoá bị lãng quên là những từ khoá mà người dùng vẫn thường xuyên tìm kiếm tuy nhiên lại chẳng mấy ai SEO, rất ít hoặc thậm chí không một ai. Nếu tất cả từ khoá liên quan đến 1 lĩnh vực, 1 sản phẩm là một tảng băng thì từ khoá bóng ma chính là phần chìm bên dưới. Vì thế, hãy là người đầu tiên hoặc chí ít là những người đầu tiên =)) khai phá phần băng chìm này các bạn nhé.
Đặc điểm của các từ khoá bóng ma:
- Thường* có ít lượng tìm kiếm hơn các loại từ khoá khác,
- It hoặc thậm chí là không ai SEO chính xác từ khoá đó,
- Dễ dàng lên top ngay sau khi bài viết được index
Hướng dẫn tìm từ khoá bóng ma đơn giản nhất
Từ khoá bóng ma như đã nói ở trên, là những từ khoá ít người SEO, thậm trí là không có người SEO (vẫn có lượt tìm kiếm). Tư duy tìm kiếm ở đây sẽ là tìm những từ khoá mà nó xuất hiện ở phần Tiêu đề (Title) hiển thị trên Google có số kết quả tìm kiếm (Search Result) càng ít càng tốt. Để cho dễ hiểu, bạn có thể xem hình ảnh dưới đây.
Từ khoá bóng ma thường là những từ khoá dài (>3 từ trở lên). Bạn có thể kiểm tra bằng tay với từng từ khoá dài mà bạn thu thập được khi phân tích với KeywordTool.io hoặc Ahrefs kết hợp với lệnh tìm kiếm nâng cao Allintittle có cú pháp như sau:
allintittle:”keyword”
Keyword ở đây chính là từ khoá dài mà tôi đã nói ở bên trên. Kiểm tra lần lượt từng từ khoá và lọc ra những từ khoá có số Search Result càng ít càng tốt.
Điểm yếu của việc check bằng tay tất nhiên là …. mỏi tay. Vì vậy, tôi có tìm ra được một công cụ giúp hỗ trợ check tự động hàng loạt từ khoá một lúc – Sieucongcu.com. Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng công cụ này để tìm kiếm từ khoá bóng ma nhanh chóng nhất:
Bước 1: Truy cập vào website http://sieucongcu.com có giao diện hiển thị như sau:
Bước 2: Đăng ký một tài khoản miễn phí
Bước 3: Từ menu bên trái, bạn chọn vào Tải Addon mới nhất, một tab mới sẽ hiện ra, bạn tiến hành cài đặt addon từ Chrome Store.
Bước 4: Cũng từ menu bên trái, bạn chọn Công cụ seo => Tìm kiếm nâng cao
Bước 5: Copy list từ khoá dài mà bạn đã thu thập được sau đó dán vào phần “Từ Khoá“. Chọn “All in Title” từ phần chọn Cấu trúc. Phần Tìm Kiếm, bạn chọn Việt Nam (google.com.vn). Cuối cùng click vào biểu tượng Kính Núp (Tìm Kiếm) để tiến hành kiểm tra. Kết quả như sau:
Cột bên phải sẽ hiển thị tra kết quả tìm kiếm, bạn lọc ra những từ khoá càng có ít kết quả tìm kiếm càng tốt để phục vụ cho mục đích SEO của mình.