SEO là gì? Cách làm cụ thể cho người mới bắt đầu và 1001 câu chuyện về SEO
Search engine optimization (SEO) là nghệ thuật chuyển lượng truy cập từ các khách hàng mục tiêu đến website của bạn từ công cụ tìm kiếm (Google, Cốc cốc, Bing)
Trong bài viết là toàn bộ kiến thức bạn cần về SEO, chỉ cần đọc xong là bạn sẽ được khai thông toàn bộ thắc mắc về SEO.
Đầu tư thời gian đọc hết để tiết kiệm thời gian bạn mắc sai lầm sau này. Thao trường đổ mồ hôi thì sa trường bớt đổ máu.
Một số bài học bên dưới đã phải trả giá bằng rất nhiều tiền, và thất bại mới chiết xuất lại thành công thức.
Chúc bạn có một chuyến phiêu lưu thú vị!
Tại sao SEO quan trọng?
Nói ngắn gọn: Google sẽ đem lại cho bạn một nguồn lượng truy cập lớn.
Cụ thể hơn, dưới đây là chi tiết về lượng truy cập website hầu hết được bắt nguồn từ đâu:
Nếu bạn tổng hợp lại lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm khác (như Bing, Yahoo và YouTube), thì 70.6% lượng truy cập là từ các công cụ tìm kiếm.
Như bạn đã thấy, gần 60% lượng truy cập website bắt nguồn từ công cụ tìm kiếm Google.
Hãy minh họa tầm quan trọng của SEO bằng ví dụ dưới đây…
Ví dụ bạn đang điều hành một công ty cung cấp dịch vụ cho các buổi tiệc. Theo Google thì có 110,000 người tìm kiếm từ “Dịch vụ mở tiệc” (party supplies) mỗi tháng.
Theo xem xét thì kết quả tìm kiếm đầu tiên trên Google sẽ thu được 20% lượng click, bạn sẽ có 22,000 lượng khách truy cập vào website mình mỗi tháng nếu bạn đứng đầu kết quả tìm kiếm.
Chúng ta hãy tính toán nó một chút – Lượng truy cập này có giá trị bao nhiêu?
Nhà quảng cáo trung bình cho cụm từ tìm kiếm đó chi khoảng 1 đô la cho mỗi click. Như vậy lượng truy cập vào website là 22,000 thì tương đương giá trị khoảng 22,000 đô la mỗi tháng. Theo thời giá hiện tại là khoảng 512.000.000 VNĐ – Chi hơn 500 triệu để mua một kết quả tìm kiếm!
Và đó chỉ là một cụm từ tìm kiếm. Nếu website của bạn có nội dung SEO thân thiện thì bạn có thể đứng đầu với hàng trăm (đôi khi hàng ngàn) những từ khoá khác nhau. SEO lên top giúp bạn tiết kiệm được hàng tỷ đồng mỗi tháng tiền quảng cáo.
Trong các nghành công nghiệp khác như bất động sản hoặc bảo hiểm, giá trị của lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm còn cao hơn nhiều.
Ví dụ, các nhà quảng cáo sẽ chi trên 45 đô la cho mỗi click trên cụm từ tìm kiếm “bảng giá bảo hiểm xe ô tô”
Organic và Paid Results (Lưu lượng truy cập tự nhiên và Kết quả tìm kiếm có trả phí)
Các trang kết quả tìm kiếm được chia làm 2 phần khác nhau: Organic và Paid Results.
Organic Search Results (Lưu lượng truy cập tự nhiên)
Organic Search Results (đôi khi được gọi là kết quả tự nhiên) là kết quả tự nhiên được xếp hạng dựa trên 100% thành tích SEO.
Nói cách khác là không có cách nào có thể trả tiền Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác để được xếp hạng cao trên Organic search resuls.
Công cụ tìm kiểm xếp hạng các organic search result dựa trên hàng trăm các yếu tố xếp hạng khác nhau. Nhưng nhìn chung thì Google xem Organic results là một trong những website có liên quan, đáng tin cậy và có thẩm quyền nhất về chủ đề được tìm kiếm
Tôi sẽ có nhiều thông tin chi tiết hơn về thuật toán công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào. Nhưng hiện tại điều quan trọng bạn cần nhớ là:
Khi chúng ta nói về “SEO” thì chúng ta đang nói về việc đưa website của bạn lên vị trí cao trong organic search results
Paid Results (Kết quả tìm kiếm có trả phí)
Paid search results là các quảng cáo xuất hiện phía trên hoặc ngay bên dưới Organic results.
Quãng cáo trả phí hoàn toàn độc lập với danh sách Organic. Các nhà quãng cáo trong mục Paid results được xếp hạng dựa trên chi phí họ sẵn sàng trả cho mỗi lượt truy cập từ một tập hợp kết quả tìm kiếm cụ thể (được biết đến như “Pay Per Click Advertising – Quãng cáo trả phí cho mỗi click)
Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?
Khi bạn tìm kiếm gì đó trên Google (hoặc bất kỳ trên công cụ tìm kiếm nào khác), một thuật toán học sẽ được sử dụng ngay lúc đó để đem lại cho bạn kết quả tốt nhất mà công cụ tìm kiểm đó chỉ định.
Cụ thể, Google sẽ rà soát qua dữ liệu của “hàng trăm của hàng tỉ” trang web để tìm ra những kết quả tốt nhất mà bạn đang tìm kiểm.
Google nhận định kết quả tốt nhất như thế nào?
Mặc dù Google không công khai thuật toán học nội bộ của mình, dựa trên các bằng sáng chế và tuyên bố của Google thì chúng ta biết rằng các trang web được xếp hạn dựa trên các yếu tố sau:
Sự liên quan
Nếu bạn tìm kiểm “chocolate chip cookie recipes” bạn sẽ không muốn nhìn thấy các website về bánh xe tải.
Vậy nên Google tìm những trang đầu tiên và quan trọng nhất có liên quan đến từ khóa của bạn.
Tuy nhiên, Google không đơn giản xếp hạng “các trang có liên quan nhất vào bậc cao nhất”. Đó là vì có hàng ngàn (hoặc hàng triệu) trang có liên quan cho mỗi cụm từ tìm kiếm.
Ví dụ, từ khóa “ookie recipes” sẽ có 349 triệu kết quả trên Google:
Vì vậy, để đặt kết quả theo thứ tự bong bóng tốt nhất lên đầu, họ phải đưa vào thêm 3 nhân tố khác trong thuật toán của mình.
Thẩm quyền
Thẩm quyền cũng như tên gọi của nó: là cách Google dùng để xác định nội dung là chính xác và đáng tin cậy.
Câu hỏi là: làm cách nào Google biết được trang nào co thẩm quyền?
Họ sẽ nhìn vào số lượng các trang khác liên kết với trang này:
(“Các liên kết từ trang khác được gọi là “backlinks”)
Theo tổng thể, một trang web có càng nhiều link thì xếp hạng của nó sẽ càng cao:
(trên thực tế, khả năng đo lượng thẩm quyền bằng các liên kết là điểm khác biệt của Google so với các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo đã xuất hiện trước nó)
Hữu Ích
Nội dung có thể có liên quan và có thẩm quyền. Nhưng nếu nó không có ích thì Google sẽ không muốn đưa nó lên cao trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Trên thực tế, Google đã từng công khai nói rằng có sự khác biệt giữa “nội dung chất lượng cao” và nội dung “hữu ích”.
Ví dụ bạn tìm kiếm từ “Paleo Diet”.
Kết quả đầu tiên bạn nhấn vào (“kết quả A”) được viết bởi chuyên gia hàng đầu thế giới về Paleo. Vì trang này có rất nhiều nội dung chất lượng nên có rất nhiều người kết nối vào nó.
Tuy nhiên, nội dung thì hoàn toàn không có tổ chức và sử dụng rất nhiều biệt ngữ mà đa số mọi người không hiểu.
Ngược lại với kết quả khác (“Kết quả B”)
Được viết bởi một tác giả mới về Paleo Diet và website này cũng không có nhiều liên kết vào nó.
Tuy nhiên, website của họ được sắp xếp có tổ chức theo các mục khác nhau và nó được viết một cách rất dễ hiểu cho tất cả mọi người:
trang này sẽ được xếp hạng cao trên “Thang đo tính hữu dụng”. Ngay cả khi kết quả B không có độ tin cậy và thẩm quyền cao như kết quả A, nó vẫn sẽ hoạt động tốt trên Google.
(Trên thực tế, có khi nó còn được xếp hạng cao hơn kết quả A)
Google đo sự hữu dụng phần lớn dựa trên “tín hiệu trãi nghiệm của người dùng”.
nói một cách khác: cách mà người dùng tương tác với kết quả tìm kiếm. Nếu Google thấy người dùng đặc biệt yêu thích một kết quả tìm kiếm nhất định nào đó, nó sẽ được tăng bậc đáng kể:
Mẹo SEO #1 của tôi về xếp hạng cao
Tạo một website mà người dùng yêu thích! Các công cụ tìm kiếm được thiết kế để đo các tín hiệu khác nhau trên các website để họ có thể tìm thấy website mà người dùng thích nhất. Chơi theo luật của họ bằng cách tạo các tín hiệu đó thành hiện thực chứ không phải nhân tạo.
Và bây giờ là lúc để thực hành những việc này từng bước với hưỡng dẫn về SEO.
Khách hàng và từ khóa
Trước khi bạn bắt đầu đi sâu vào điều cốt lõi của các tiêu đề và HTML, quan trọng là không nên bỏ qua bước sau:
Khách hàng và từ khóa tìm kiếm.
Ở đây bạn sẽ biết được khách hàng của bạn tìm kiểm thứ gì…từ và cụm từ chính xác họ dùng để tìm kiếm. Theo cách này, bạn có thể xếp hạng website của mình theo những thứ mà khách hàng của bạn tìm kiểm mỗi ngày.
Nghe có vẻ tốt? Dưới đây là phương pháp chính xác để thực hiện nó.
Nghiên cứu khách hàng
Nếu bạn đã điều hành một doanh nghiệp trực tuyến thì hiển nhiên bạn đã biết khách hàng mục tiêu của bạn là ai.
(Còn được biết đến là “Customer persona”).
Dưới đây là một ví dụ:
Phương pháp nghiên cứu khách hàng này không những giúp bạn tạo ra sản phẩm mọi người muốn, mà nó còn là một phần rất quan trọng của SEO và nội dung quãng cáo.
Tôi sẽ giải thích…
Để thành công với SEO, bạn cần phải tạo ra các nội dung xoay quanh những chủ đề mà khách hàng của bạn tìm kiếm.
Và trừ khi bạn hiểu rõ về khách hàng của minh, nếu không sẽ không thể nào hiểu được khách hàng của bạn đang tìm kiểm những gì (sẽ nói thêm về chủ đề này sau).
Cách tốt nhất để tìm hiểu sâu về đối tượng khách hàng của bạn là gì? HubSpot’s Make My Persona tool.
Công cụ miễn phí tiện lợi này giúp bạn tạo một tính cách khách hàng từng bước. Khi kết thúc quá trình, bạn sẽ có một hình đại diện chi tiết mà bạn có thể tham khảo nhiều lần.
Thật tốt!
Tìm kiếm từ khóa
Giờ thì bạn đã có một tình cách khách hàng, chúng ta hãy sang bước tiếp theo: Nghiên cứu từ khóa.
Ở đây bạn sẽ hiểu sâu hơn về từ và cụm từ chính xác (search queries) mà khách hàng gõ vào ô trống tìm kiếm.
Nhìn chung, từ khóa được phân loại thành 2 thùng chính: Những từ khóa mọi người dùng để tìm xem bạn bán gì (Từ khóa sản phẩm).
Bạn cũng có những từ khóa mà khách hàng mục đích dùng khi họ không đặc biệt tìm kiếm bạn bán gì (Từ khóa thông tin).
Hãy xem một ví dụ dưới đây.
Bạn đang điều hành một trang web thượng mại bán giày tennis.
Thùng từ khóa của bạn thường có những từ sau:
. Giày tennis miễn phí giao hàng
. Giày tennis Nike
. Giày tennis cho bàn chân phẳng
Mặt khác, từ khóa thông tin là những từ mà khách hàng của bạn có hứng thú nhưng không nhất thiết phải tìm kiếm về giày
. Hướng dẫn phục vụ thứ hai
. Làm thế nào để ngăn chặn các lỗi không được thực thi
. Hình thức trái tay thích hợp
. Làm thế nào để đánh một cú giao bóng
Và để thành công với SEO, bạn nên tối ưu hóa các trang trong website của mình với 2 loại từ khóa này.
Như vậy, khi khách hàng của bạn tìm kiểm sản phẩm của bạn thì bạn sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
Và khi khách hàng sử dụng các từ khóa không phái sản phẩm hay dịch vụ của bạn, bạn vẫn được xuất hiện.
Bí quyết nghiên cứu từ khóa
Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn tìm từ khóa.
Trước hết, dùng Google Autocomplete.
Có thể bạn đã nhận thấy tính năng này.
Mỗi khi bạn gõ gì vào Google, bạn sẽ thấy rất nhiều gợi ý tìm kiếm:
Toi đề nghị gõ từ khóa vào Google và chọn bất cứ gợi ý nào hiển thị bên dưới.
Bước thứ 2, gõ từ và cụm từ vào mục Trả Lời Công Chúng (Answe The Public)
Công cụ miễn phí này rất tốt cho việc tìm kiếm từ khóa thông tin.
Ví dụ, nếu bạn điều hành một blog về Paleo Diet, bạn nên gõ “Paleo diet: vào ATP:
Và nó sẽ xuất hiện rất nhiều câu hỏi mà mọi người thường thắc mắc về chủ đề này.
Ví dụ, tôi thấy một câu hỏi như sau “ăn kiêng Paleo có làm tăng lượng mỡ máu không?”.
Câu hỏi đó là một chủ đề tuyệt vời cho một bài blog hoặc video.
Tiếp theo, sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa.
Công cụ từ khóa có thể giúp bạn biết được có bao nhiêu người đang tìm kiếm mỗi từ khóa và độ khó của nó để được xếp hạng trang đầu của Google cho mỗi từ.
Nói cách khác, nó có thể giúp bạn chọn từ khóa tốt nhất trong danh sách của bạn. Có cả triệu lẽ một công cụ tìm kiếm từ khóa trên thị trường.
Dưới đây là một số công cụ mà tôi khuyên bạn nên xem:
. SEMRush
. KeywordTool.io
. Keywords Everywhere Extension
. Moz Keyword Explorer
. Seed Keywords
Nhưng công cụ từ khóa miễn phí tốt nhất vẫn là Google’s Keyword Planner.
Mặc dù keyword Planner được thiết kế để hỗ trợ cho các chiến dịch quãng cáo Google, nó vẫn có thể giúp bạn tìm từ khóa cho SEO.
Những gì bạn cần làm là gõ từ khóa sản phẩm hoặc từ khóa thông tin vào.
Bạn sẽ có dữ liệu về chính cụm từ đó (giống như phạm vi khối lượng tìm kiếm)… và một danh sách các từ khóa liên quan.
Phạm vi khối lượng tìm kiếm thật sự rất khó, nhưng it nhất nó có thể cho bạn một vài gợi ý về số lần từ khóa đó được tìm kiếm hàng tháng.
Nếu bạn muốn có dữ liệu khối lượng tìm kiếm chính xác hơn, bạn cần phải vận hành một chiến dịch quảng cáo Google.
Bạn cũng có thể sử dụng một công cụ khác (nhu Ahrefs, SEMRush etc.) mà có thông tin khối lượng tìm kiếm chính xác hơn.
Nhìn chung, tôi không lo lắng về phạm vi. Nó vẫn hữu ích để tìm ra khối lượng tìm kiếm tương đối giữa các từ khóa khác nhau.
Nói cách khác:
Sữ dụng phạm vi bạn có được trong GKP để tìm ra từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất và từ khóa nào không được tìm kiếm thường xuyên.
Cuối cùng, nếu bạn mới tìm hiểu về SEO, bạn nên tập trung vào các từ khóa đuôi dài.
Tại sao?
Bởi vì cụm từ đuôi dài thì ít bị cạnh tranh
Một khi bạn quen thuộc với SEO, bạn có thể nhắm vào các từ khóa có tính cạnh tranh hơn. Nhưng khi bạn mới chỉ bắt đầu thì nên sử dụng các cụm từ đuôi dài.
Ví dụ, khi tôi bắt đầu viết blog, gần như 100% nội dung tôi viết đều với mục đích xếp hạng cao sử dụng các cụm từ đuôi dài, từ khóa thông tin như “làm sao để có backlinks chất lượng cao”:
Khi thẩm quyền trang của tôi được tăng lên, tôi mới chuyển sang các cụm từ ngắn hơn và có tính cạnh tranh cao hơn như: “backlinks”:
Nếu bạn muốn biết quá trình chính xác tôi dùng để tìm từ khóa, tôi khuyên bạn dành vài phút để xem video ngắn sau đây:
SEO-nội dung thân thiện
Rõ ràng là SEO và nội dung được liên kết chặt chẽ.
Nhìn chung, nội dung bạn đăng càng tốt thì xếp hạng của bạn sẽ càng cao. Rõ ràng là nó không đơn giản nhưng nó là một quy tắc tốt để làm theo khi bạn viết nội dung cho SEO.
Dưới đây là chi tiết làm thế nào để tạo SEO-nội dung thân thiện.
Tạo nội dung cho các trang sản phẩm và dịch vụ
Nội dung cho các trang sản phẩm và dịch vụ vẫn nên có chất lượng cao. Nhưng không có nghĩa là bạn muốn trang sản phẩm của mình trông như một trang blog
Trên thực tế, mục tiêu chính của trang sản phẩm nên là chuyển đổi trình duyệt thành khách hàng tiềm năng. Vậy nên bạn muốn trang sản phẩm của mình tâp trung vào các tính năng và lợi ích mà sản phẩm của bận cung cấp.
Ví dụ, hãy xem trang chủ của Baremetics.
Bằng rất nhiều cách, mặc dù đây không phải là trang blog hoăc bài viết, nó vẫn có nội dung chất lượng cao. Như bạn thất, trang được thiết kế rất tốt và thứ tự các tính năng chính của sản phẩm.
Một khi ai đó tìm kiếm một từ khóa sản phẩm như “hần mềm dự báo doanh thu”, họ sẽ nhận được rất nhiều giá trị từ trang này mặc dù mục đích chính của trang này là để bạn đăng ký phiên bản thử nghiệm.”
Nói tóm lại, hãy làm nội dung trang sản phẩm của bạn càng hữu ích càng tốt. Nhưng đừng quên rằng chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng mới là mục tiêu số 1 của bạn.
Tạo nội dung blog chất lượng cao
Khi hầu hết mọi người đều nói “nội dung là vua” thì họ đang nói về một loại nội dung quá hữu ích được đăng lên blog
(Nói cách khác: không phải là nội dung bạn thấy trên các trang sản phẩm và dịch vụ thông thường)
Và không có nghi ngờ gì về việc làm các nội dung tuyệt vời sẽ giúp nâng cấp trên bảng xếp hạng của Google.
Trên thực tế, Hubspot nhận thấy rằng các doanh nghiệp đăng nội dung thường xuyên có thêm 350% lượng truy cập so với các doanh nghiệp không chú trọng vào nội dung quãng cáo của mình.
Tôi là nhân chứng sống cho phương pháp này.
Nhờ vào việc cam kết đăng những nội dung có chất lượng cao, website của tôi có 175,868 lượng truy cấp từ công cụ tìm kiếm mỗi tháng.
Và tôi chắc chắn không thể nào có được lượng truy cập như vậy nếu tôi chỉ đăng trang sản phẩm và hy vọng vào Google sẽ xếp hạng cao. Đó là cách mà SEO hoạt động vào năm 2019.
Để thành công trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm ngày nay, website của bạn cần thường xuyên có những nội dung tuyệt vời. Nếu không nó sẽ không đi đến đâu.
Trên thực tế, số liệu thống kê mới nhất từ WordPress cho thấy có 70 triệu blog được đăng mỗi tháng:
Và đó chỉ là WordPress. Người ta cũng đăng hàng triệu bài trên Medium, Shopify và các nền tảng khác.
Tóm lại, để nội dung của bạn được biết đến và được xếp hạng trong năm 2019, nó cần phải đặc biệt. Nếu không nó sẽ bị chôn vùi bởi hàng triệu bài đăng mỗi ngày.
Những ví dụ về nội dung chất lượng cao
Giờ tôi muốn chia sẽ một vài ví dụ về nội dung chất lượng cao hoạt động rất tốt trong năm 2019.
Danh sách đầy đủ
Danh sách đầy đủ là nợi bạn tổng hợp một danh sách đầy đủ các mẹo, vật phẩm, kỹ thuật, công thức…hoăc bất cứ thử gì bạn có thể nghĩ đến.
Những thứ này rất có giá trị vì bạn sắp xếp các mục từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy nên thay vì phải đọc một bài có 20 mẹo và thêm một bài khác có 15 mẹo, nội dung của bạn cung cấp cho mọi người tất cả những gì họ cần trong một trang duy nhất.
vi dụ, tôi đã đăng danh sách 175 chiến lược đi link trên blog của tôi trước đây:
Vì danh sách đầy đủ của tôi, bây giờ bạn có 1 điểm dừng cho mọi thứ liên quan đến đi link.
Và bởi vì nội dung của tôi rất có giá trị, 935 website khác đã liên kết vào nó.
Bài đăng này cũng mang lại 4,500 khách truy cập vào website của tôi mỗi tháng.
Rất tuyệt.
Hướng dẫn từng bước
Chi tiết hướng dẫn từng bước thì cũ như internet. Nhưng nó vẫn hoạt động rất tốt.
Ví dụ như hướng dẫn chiến lược SEO này trên blog của tôi đã và đang hoạt động rất tốt.
Tôi đảm bảo đi sâu vào từng bước một.
Theo cach do, nội dung của tôi nổi bật so với hầu hết các bài đăng chiến lược SEO khác mà bỏ qua các chi tiết chính.
Như vậy đó, bạn muốn mọi bước thật chi tiết. Theo cách đó, nội dung của bạn sẽ nổi bật hơn so với các hướng dẫn từng bước đã có sẵng ngoài kia.
Chỉ riêng trang này, mỗi tháng cũng có 2,771 organic Search
Nội dung có Dữ liệu
BuzzSumo gần đây đã xem xét 100 triệu bài đăng như một phần của Báo cáo Xu hướng Nội dung của họ.
Họ thất rằng, nó khó hơn bao giờ hết để khiến mọi người chia sẽ và liên kết với nội dung. tại sao? số lượng nội dung được đăng từ năm 2015 đã bùng nổ làm nó trở nên khó khăn hơn để được nỗi trội.
Một lưu ý tích cực, họ đã phát hiện ra rằng “nghiên cứu có thẩm quyền và nội dung tham khảo tiếp tục đạt được nhiều liên kết.”
Nói cách khác: nội dung đi kèm dữ liệu vẫn hoạt động rất tốt.
Tôi đã nhận thấy điều này với chính nội dung trên blog của tôi.
Ví dụ, trong năm 2016 tôi đã đăng 2 bài blog sau:
Một bài là trường hợp nghiên cứu:
Bài còn lại là một phần của bản nghiên cứu ban đầu đi kèm với dữ liệu:
Bạn nghĩ bài nào sẽ hoật động tốt hơn?
Đến nay, trường hợp nghiên cứu của tôi có 782 likes:
Nhưng bài hướng dẫn dựa trên dữ liệu của tôi có 10.6k kết nối:
Đó là một tin tốt. Tin xấu là làm những trang nội dung dưa trên dữ liệu này rất phức tạp.
Nhưng nếu bạn thích thử thách, bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách bắt đầu với nội dung nghiên cứu ban đầu.
Hướng dẫn đầy đủ
Hướng dẫn đầy đủ giống với danh sách đầy đủ mà chúng ta đã nói phía trên.
Điểm khác biệt lớn là với hướng dẫn đầy đủ bạn không cần thiết phải phác thảo một danh sách lớn các mẹo hoặc các ví dụ.
Thay vào đó, bạn sẽ bao quát mọi góc độ của một chủ đề nhất định.
đúng vậy, bạn vẫn muốn báo quát các chiến lược có thể hành động. Nhưng mục tiếu chính là mang đến cho ai đó tất cả những gì họ cần biết về một chủ đề trong một trang duy nhất.
Ví dụ:
Tôi đã nói về danh sách đầy đủ của chiến lược đi link phía trên.
Đối với ai đang tìm kiếm một danh sách lớn các kỹ thuật có thể hành động, thì đây là một nội dung rất tuyệt. Nhưng đối với những ai muốn hiểu về đi link là gì thì sao? Hoặc tại sao đi backlinks lại quan trọng với SEO?
Bài đăng về danh sách của tôi không thể giúp họ.
vậy nên tôi cũng đã tạo một hướng dẫn kỹ lưỡng về đi link.
Đúng vậy, bài hướng dẫn này bao gồm vài chiến lược. Nhưng trọng tâm của nó là giúp mội người hiểu về chủ đề “đi link”.
Mẹo chuyên nghiệp: Hãy bao gồm những chủ đề mới và có xu hướng để tăng tỷ lệ làm nổi bật hướng dẫn của bạn.
Ví dụ, bài hướng dẫn về ketogenic diet đăng năm 2013…ngay khi phong trào keto bắt đầu đạt được sự thu hút.
Vì hướng dẫn này là một trong những hướng dẫn đầu tiên, hàng trăm bloggers ở Paleo đã liên kết và chia sẽ nó trên mạng xã hội.
Nội dung trực quan
Một nghiên cứu gần đây cho thấy một dạng nội dung trực quan (infographics) là một định dạng nội dung lý tưởng để nhận liên kết.
Dĩ nhiên, infographics không phải là cách duy nhất để tạo nội dung trực quan. Còn có video, sơ đồ, ảnh chụp màn hình va nhung cach khac. Thậm chí, bạn còn có sự kết hợp của nhiều loại nội dung hình ảnh khác nhau, chẳng hạn như “Instructographics”
Nếu bạn đã sẵn sàng bắt đầu, tôi khuyên bạn nên đọc danh sách các ý tưởng và ví dụ nội dung trực quan này.
khái niệm cơ bản của on-page SEO
On-page SEO đảm bảo Google có thể tìm thấy trang web cua ban để cho vào kết quả tìm kiếm. Nó cũng liên quan đến việc có nội dung phù hợp, chi tiết và hữu ích cho các cụm từ tìm kiếm mà bạn đang cố gắng hiển thị.
Đặc biệt, Google quét website của ban để tìm tự va cụm từ nhất định.
Và khi nó thấy cùng một thuật ngữ lặp đi lặp lại, Google nói: “Trang này phải nói về từ khóa này”.
Đó là lý do tại sao sử dụng từ khóa mục tiêu trong trang của bạn rất quan trọng…ma không thái quá
(Nói thêm về chủ đề này sau)
Hiện tại, hãy bao gồm cách tối ưu hóa on-page SEO cho trang của bạn.
Cài đặt Yoast
Nếu website của bạn chạy trên WordPress, tôi thật sự khuyên bạn nen dùng Yoast SEO plugin.
Không, Yoast không phải là một cái nút ma thuật sẽ tự động tối ưu hóa website của bạn.
Nhưng Yoast làm dễ dàng việc cài đặt tiêu đề và thẻ mô tả cho trang web của bạn.
Nó cũng có hàng tá các tính năng khác giúp tối ưu hóa toàn bộ trang web của bạn.
Nếu website của bạn chạy trên nền tảng khác (như shopify hoặc Wix), Chúng đã có sẵng các tính năng SEO mà Yoast có.
Sử dụng từ khóa của bạn trong thẻ mô tả
Nguyên tắc số 1 của on-page SEO là:
Sử dụng từ khóa của bạn trong thẻ mô tả
Tại sao nó lại quan trọng?
Khi nói đến tối ưu hóa on-page, thẻ mô tả của bạn là thứ quan trọng nhất trong trang.
Hãy nghĩ nó theo cách này:
Thẻ mô tả của bạn tóm tắt nội dung trang của bạn. Và khi bạn sử dụng từ khóa của bạn trong thẻ mô tả, nó sẽ cho Google biết là trang của bạn nói về từ khóa đó.
Ví dụ, tôi đã đăng danh sách 17 mẹo SEO này vài tháng trước.
Và từ khóa mục tiêu của tôi cho trang đó là: “SEO Tips”.
Và tôi đã đảm bảo là mình đã sử dụng chính từ khóa đó vào thẻ mô tả của tôi:
Tối ưu hóa mô tả Meta cho clicks
Mô tả Meta của bạn không quá quan trọng như Thẻ mô tả của bạn.
Trên thực tế, Google đã nói họ không quá chú ý vào mô tả của bạn (hoặc từ khóa mô tả)
Vậy tại sao bạn phải tốn thời gian tạo một mô tả?
Vì mọi người dựa vào mô tả của bạn để xem có nên click vào kết quả của bạn không.
Ví dụ, xem mô tả này từ một trang quan trọng trên website của tôi
Bạn đã thấy tôi bán nội dung của mình như thế nào chưa? mô tả hấp dẫn đó “đánh cắp” clicks từ các trang xếp hạng cao hơn tôi. Rõ ràng nó đã chuyển nhiều lượt truy cập hơn vào trang web của tôi.
Mẹo chuyên nghiệp: Sử dụng từ khóa chính của bạn trong mô tả. Khi có ai tìm kiếm cụm từ đó, Google sẽ làm đậm từ khóa của bạn…điều này sẽ giúp trang web của bạn nỗi trội hơn nữa trong SERPs.
Sử dụng từ khóa trong nội dung của bạn
Tiếp theo, bạn muốn thêm từ khóa của bạn vào trong trang một vài lần.
Cách này, Google sẽ tự tin là trang của bạn thật sự nói về chủ đề đó.
Ví dụ, bài đăng về Mẹo SEO tôi đã nói phía trên, bạn có thể thấy là tôi đã thêm từ khóa đó vào 150 từ đầu tiên:
Tôi cũng rãi rác thêm từ khóa đó một vài lần xuyên suốt nội dung.
Tổng cộng, tôi đã dùng từ khóa chính 6 lần trong nội dung. Và nội dung của tôi có hơn 3,000 từ nên tỉ lệ từ khóa cũng không cao. Nhưng nó đủ để Google dựa vào mà nhận định nội dung của tôi là gì.
Một điều cần lưu ý là bạn không nên làm thái quá và sử dụng từ khóa hàng 100 lần trong mỗi trang. Đó là chiến lược của SEO mũ đen gọi là “keyword stuffing”, nó có thể làm website của bạn bị phạt.
Tóm lại, thêm từ khóa chính của bạn vào trong trang một cách hợp lý. Cũng không phải là việc to tát gì nếu bạn vượt quá con số đó một ít. Nhưng nếu bạn cố ý nhét đầy từ khóa vào trong nội dung thì bạn đang làm hại nhiều hơn là lợi.
Sử dụng từ đồng nghĩa và biến thể
Đảm bảo là bạn sử dụng từ đồng nghĩa và biến thể của từ khóa mục tiêu khắp nội dung của bạn.
Việc này có thể giúp trang đơn của bạn có hàng tá từ khóa khác nhau.
Ví dụ, Xem bài này trên website của tôi.
Vì tôi thêm từ khóa vào thẻ mô tả và khắp nội dụng, không bất ngờ khi tôi được xếp thứ 5 cho thuật ngữ đó.
Nhưng tôi cũng thêm vào rất nhiều từ biến thể của từ khóa…cùng với những gì được biết đến như “LSI Keywords”.
(LSI Keywords cơ bản là các thuật ngữ có liên quan chặt chẽ với từ khóa chính của tôi)
Ví dụ, tôi thêm LSI Keywords như “outreach tools” và “backlink analysis” vào trong bài.
Một ví dụ khác thì sao?
Ví dụ bạn vừa mới đăng một bài viết về tối ưu hóa xoay quanh từ khóa: “digital marketing tips”.
Bạn nên thêm vài biến thể của thuật ngữ đó vào trong nội dung như:
. Internet marketing tips
. Blogging tips
. Beginner marketing tips
Mẹo chuyên nghiệp: Tìm những từ biến thể của từ khóa trên phần gợi ý của Google và bing. Chỉ cần gõ từ khóa vào trong ô trống tìm kiếm và xem phần gợi ý.
Xem cái nào có ý nghĩa với nội dung của bạn thì hãy dùng nó
Tối ưu hóa hình ảnh
Khác với bài viết văn bản, các công cụ tìm kiểm gặp khó khăn để hiểu được trong một tấm hình có những gì.
Cho nên họ dựa vào filename, alt text và tiêu đề của hình để tìm ra hình ảnh đó thật sự là gì.
Và nếu bạn điều hành một trang web có rất nhiều hình ảnh thì image SEO rất là quan trọng. Nếu không thì Google sẽ gặp khó khăn để hiểu được trang web của bạn có gì.
Dưới đây là cách tối ưu hóa hình ảnh của bạn:
trước tiên, hãy đặt cho hình ảnh của bạn một cái tên mô tả. Ví dụ, xem hình ảnh chụp màn hình này về số lượng ý kiến mà một trong những bài hướng dẫn của chúng tôi đã nhận được.
Chúng tôi đã sử dụng filename: mobile-seo-guide-comments.png.
Đơn giản.
Tiếp theo, sử dụng một alt text để mô tả hình ảnh của bạn.
Cuối cùng, đặt một tiêu đề cho hình ảnh của bạn. Tôi không cần vất vã lắm cho bước này. Tôi chỉ cần sao chép và dán alt text của tôi ở đây.
Trãi nghiệm của người dùng
Bạn có thể có một website tối ưu hóa hoàn hảo cho SEO.
Nhưng nếu nó trông như thế này?
Nó sẽ không được xếp hạng lâu.
Mặc dù trãi nghiệm của người dùng là chủ quan (nó khiến cho các công cụ tìm kiếm lớn như Google, Bing và Yahoo khó có thể đo lường được), nó lại gián tiếp ảnh hưởng đến SEO của bạn.
Sau tất cả, nếu trang web của bạn khó sử dụng, mọi người sẽ không chia sẽ nó. Và khi không có liên kết và chia sẽ thì cơ hội bạn được xếp hạng trên Google xem như là không.
Nếu bạn muốn học thêm về UX, hướng dẫn này là một điểm khởi đầu tuyệt vời.
Chất lượng nội dung
Có thể bạn đã từng nghe qua “nội dung chất lượng cao” rất quan trọng.
Và thật sự là vậy.
Như tôi đã nói phía trên, nội dung chất lượng cao vẫn chưa đủ.
Để nội dung của bạn được xếp hạng cao trong năm 2019, nó cần phải thật tuyệt vời.
Nó cũng cần phải đáp ứng nhu cầu của mọi người tìm kiểm từ khóa mục tiêu của bạn.
Ví dụ, xem danh sách kiểm tra SEO từng bước này trên blog của tôi.
Nó bao gồm các bước siêu chi tiết:
Hàng tá ảnh chụp màn hình độ phân giải cao:
Nhìn chung, nó chính xác là những gì cần thiết cho ai đó tìm kiếm “SEO audit” muốn đọc.
Tôi đã trình bày hầu hết những điều cơ bản về on-page SEO trong phần này. Nhưng nếu bạn thấy mình đã nắm rõ phần cơ bản và muốn tiến xa hơn, hãy xem video hướng dẫn on-page SEO này:
Giới thiệu về kỹ thuật SEO
Kỹ thuật SEO là một chủ đề rất rộng. Mục tiêu chính của kỹ thuật SEO là đảm bảo các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng tìm và rà soát toàn bộ các trang trong website của bạn. Nhưng những năm gần đây, kỹ thuật SEO đã được nới rộng ra để bao gồm các chủ đề như tốc độ tải của website, tối ưu hóa mãng di động và nhiều hơn thế nữa.
Thành thật mà nói, hầu hết các chủ website không cần phải lo lắng về vấn đề kỹ thuật SEO.
(Đặc biệt nếu website của bạn chạy trên nền tảng WordPress)
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên mặc kệ kỹ thuật SEO. Chỉ cần một bước sai cũng có thể đẩy toàn bộ website của bạn ra khỏi index.
Dưới đây là tổng quát cách làm thế nào để kỹ thuật SEO của bạn theo thứ tự (không yêu cầu kỹ năng mã hóa).
Xác minh trang web của bạn với Google Search Console
Google Search Console là bảng điều khiển sức khỏe và hiệu suất trang web của bạn trong Google.
(Sự thật thú vị: Bing cũng có phiên bản riêng về ứng dụng này gọi là Bing Webmaster Tools).
Để sử dụng GSC, bạn cần xác minh mình là chủ của website (Google gọi nó lá Sites “Domain Properties”).
Khi bạn đã xác minh, bạn sẽ có quyền truy cập vào một công cụ tuyệt vời để biết có bao nhiêu người xem và click vào trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Những đó chỉ là bề mặt.
GSC được tích hợp nhiều tính năng hữu ích cho phép bạn gửi trực tiếp sơ đồ trang web của mình tới Google, xem có bao nhiêu trang được index và nhiều hơn nữa.
Sử dụng một SEO với cấu trúc URL thân thiện
Hầu hết mọi người không chú tâm lắm đến URLs của họ.
Và nó dẫn đến các URL trông kỳ lạ như thế này:
Hóa ra, URLs của bạn là một phần chủ chốt của SEO cho website của bạn.
Khi nói đến URLs, hãy đảm bảo rằng:
. Cấu trúc URL của bạn là nhất quán. Có như vậy, Google mới biết các trang của bạn thuộc thể lọai nào. Ví dụ, nếu bạn có một thể loại URL như website.com/coffee, hãy đảm bảo rằng bất cứ trang nào liên quan đến cà phê sẽ nằm trong thể loại: website.com/coffee/french-press. Nếu bạn không sử dụng các thể loại trang, bạn có thể đặt tất cả URLs của mình là website.com/page-name.
. Sử dụng từ khóa trong URLs của bạn. Không cần từ khóa công cụ. Hãy đảm bảo là từ khóa mục tiêu của bạn xuất hiện một lần trên URL của bạn.
. Nên tránh các từ bỏ đi. Các URLs ngắn có xu hướng xếp hạng cao trên Google.
Câu hỏi là:
Bạn có nên quay trở lại để thay đổi URLs hiện tại của mình không?
Rõ ràng là tùy bạn. Nhưng tôi thường khuyên mọi người nên để yên URL…ngay cả khi nó không lý tưởng lắm. Thay vào đó, hãy tập trung tạo các URLs thân thiện với SEO cho các trang mà bạn sẽ đăng trong tương lai.
Nhưng nếu bạn quyết định sẽ tối ưu hóa các URLs cũ, hãy đảm bảo dùng 301 redirect từ trang cũ đến các URLs mới. Và nếu cấu trúc mới này dẫn đến có nhiều trang với nội dung tương tự thì hãy áp dụng canonical URLs.
Đo lường và tối ưu hóa PageSpeed
Một website tải chậm rất là phiền cho người dùng. Nó cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến SEO của bạn.
Năm 2018, Google công bố phiên bản “Speed Update” mới.
Như tên của nó, Update này bắt đầu phạt các webpages tải chậm trên các thiết bị di động.
May mắn là Google không yêu cầu bạn đoán xem website của bạn có chậm hay không.
Trên thực tế, họ vừa mới ra mắt một phiên bản mới của PageSpeed Insights tool.
Nó không chỉ đánh giá tốc độ trang của bạn từ 0-100.
…mà nó còn cung cấp cho bạn một danh sách những thứ bạn có thể làm để tăng tốc mọi thứ.
Như bạn cũng thấy, tôi có một vài việc phải làm 🙂
(Lưu ý: Tùy vào gợi ý bạn nhận được, có thể bạn sẽ cải thiện được tốc độ tải cho website của bạn với một số WordPress Plugins. Nếu không, có thể bạn sẽ cần một lập trình viên để chỉnh lại HTML cho website của mình)
Cài đặt HTTPs
Google cung cấp một lợi thế nhỏ trong kết quả tìm kiếm cho các trang web được bảo mật bằng HTTPS.
Trên thực tế, theo Mozcast thì 93,6% kết quả trên trang đầu đều được bảo mật bằng mã hóa HTTPS.
Và Google Chrome đã bắt đầu hiển thị một cảnh báo lớn khi bạn truy cập một trang web không an toàn.
Cho nên nếu website của bạn không an toàn, tôi khuyên bạn nên bảo mật ngay.
Vấn đề duy nhất khi chuyển sang HTTPS là các trang của bạn đột nhiên có các URL khác nhau. Vì vậy, nó thực sự quan trọng rằng tất cả các trang của bạn đều chuyển hướng đến cùng một URL.
Nếu bạn cần giúp đỡ với quá trình này, tôi khuyên bạn nên xem danh mục này.
Một câu hỏi mà mọi người thường hỏi tôi là: “Chuyển sang HTTPS có cải thiện xếp hạng của tôi trên Google không?”.
Câu trả lời của tôi là: “Có thể”.
Tôi không nghĩ là HTTPs là yếu tố siêu quan trọng trong xếp hạng. Trên thực tế, Google gọi HTTPS là một “tiebreaker”(máy bẻ khóa trực)tuyến.
Cho nên nếu bạn xếp hạng #8, khi chuyển qua HTTPs có thể bạn sẽ được xếp hạng #7
Ví dụ, chúng tôi đã chuyển toàn bộ website backlinko qua HTTPS và cuối tháng 9, 2017.
Và Organic traffic của tháng sau có cũng không khác mấy so với trước khi chuyển:
Kiến trúc trang web và link nội bộ
Khi website của bạn đang mới và chỉ có 5 trang thì kiến trúc trang web không quan trọng lắm.
Nhưng khi website của bạn phát triển lên hàng trăm hoặc hàng ngàn trang, thì kiến trúc trang web được xây dựng như thế nào có thể tạo ra một sự khác biệt lớn.
Trước tiên, bạn muốn tạo một cấu trúc có tổ chức (còn được gọi là một hệ thống phân cấp), để sắp xếp các trang của bạn thành các danh mục.
Sau đó, bạn muốn sử dụng các link nội bộ điểm đến các trang ưu tiên cao trên website của bạn.
Nó là vậy thôi. Điều duy nhất khác cần ghi nhớ là bạn muốn các link nội bộ của mình có keyword-rich anchor text.
Cho nên nếu bạn muốn link các trang trong website của mình về cà phê pha lạnh, đừng sử dụng anchor text “Nhấn vào đây”. Thay vào đó hãy đảm bảo anchor text của bạn có chứa từ khóa như “hướng dẫn cà phê pha lạnh này”.
Tối ưu hóa cho thiết bị di động
Tối ưu hóa cho thiết bị di động đi từ “thật tuyệt vời nếu có” đến “bắt buộc phải có”.
Đó là vì Thuật toán của Google hiện là ứng dụng di động đầu tiên. Nó có nghĩa là phiên bản trên thiết bị di động là phiên bản chính mà Google xem.
Do vậy nếu website của bạn tải nhanh trên máy tính để bàn nhưng tải chậm trên thiết bị di động thì Google sẽ cho là website của bạn chậm.
Nếu bạn đã xác minh trang web của mình trong Search Console, bạn có thể xem liệu trang web của mình có bất kỳ vấn đề sử dụng nào trên thiết bị di động hay không.
Nếu không, bạn có thể dùng ứng dụng “Mobile-Friendly Test” của Google.
Và nếu bạn phát hiện website của bạn không thân thiện với thiết bị di động, đó là một vấn đề mà bạn nên đưa lên đầu danh sách những việc cần làm.
Mẹo chuyên nghiệp: Hãy chắc chắn rằng bạn không sử dụng “Interstitial Popups” cho người dùng tìm kiểm trên di động. Google đã nói sử dụng các Popups này có thể ảnh hưởng xấu đến xếp hạng của bạn.
Theo dõi kết quả trong Google Analytics
Làm sao bạn biết mọi nỗ lực của mình bỏ vào SEO đang có kết quả tốt?
Tin hay không nhưng Bạn có thể trả lời câu hỏi lớn đó bằng một ứng dụng: Google Analytics.
Đây là cách Google Analytics có thể giúp các chiến dịch SEO của bạn diễn ra suôn sẻ:
• Bạn có thể dễ dàng theo dõi (và tưởng tượng) các thay đổi trong lượng organic traffic theo thời gian. Nếu bạn thấy một biểu đồ như thế này thì bạn đã đi đúng hướng.
•Bạn có thể nhận đị nh các trang cụ thể nào có nhiều traffic từ công cụ tìm kiểm nhất. Cách đó, bạn có thể nhân đôi cái nào hoạt động tốt.
•Google Analytics giúp bạn dễ dàng theo dõi người dùng tương tác với website của bạn như thế nào. Các số liệu như tỷ lệ thoát và số lần xem trang giúp bạn hiểu nếu nội dung của bạn đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm Google.
Ngoài ra, bạn thậm chí có thể thiết lập theo dõi chuyển đổi trong GA. Bằng cách đó, bạn có thể thấy liệu lượng truy cập từ SEO có thực sự chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và doanh số hay không.
khái nhiệm cơ bản về đi link
Mục tiêu của đi link là để các website khác đề cập (hoặc liên kết) đến website của bạn. Đây còn được biết đến như Off-Page SEO”.
Mặc dù backlinks đã là xương sống của thuật toán Google từ trước, nhưng chúng vẫn rất quan trọng.
Trên thực tế, Stone Temple Consulting đã phân tích cùng một bộ kết quả tìm kiếm kể từ năm 2016.
Và họ phát hiện ra rằng các liên kết vẫn có mối tương quan mạnh mẽ với bảng xếp hạng trang đầu tiên của Google.
Tóm lại, liên kết là một phần rat quan trọng của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Và điều đó sẽ không thay đổi trong thời gian sắp tới.
Đây là một bản tóm tắt nhanh chóng về tất cả mọi thứ về đến đi link.
Kết nối thẩm quyền
Không phải tất cả các link đều được thành lập như nhau.
Đặc biệt, các link từ những trang web đáng tin cậy và có thẩm quyền vẫn sẽ có nhiều pagerank đến website của bạn hơn so với các link từ các trang nhỏ, thẩm quyền thấp.
Có hai cách chính để đo thẩm quyền: Domain Authority và Page Authority (Thẩm quyền tên miền và thẩm quyền trang)
Domain Authority là thẩm quyền của toàn bộ website nói chung. Ngay cả khi một trang cụ thể nào đó không có nhiều link hướng đến nó, Domain Authority thì trang đó vẫn có một số thẩm quyền để hoạt động.
Page Authority là thẩm quyền của một trang cụ thể.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về số liệu liên kết thẩm quyền, tôi khuyên bạn nên xem video từ Moz.
Rõ ràng là bạn muốn có các liên kết từ authority pagé của các website có thẩm quyền cao. Việc khó ở đây là những kết nối kiểu này rất khó để có được.
Tập trung vào các liên kết từ các trang web có liên quan
Khi bạn bắt đầu di link cho website của mình, hãy ghi nhớ một quy tắc chính yếu:
“Lấy link từ các website có liên quan“.
Đó là vì cac link từ những website có liên quan đến bạn có nhiều giá trị SEO hơn là các link từ website lĩng vực khác.
Hơn nữa, link từ các website có liên quan cho Google thấy rằng links của bạn là hợp lệ. Sau tất cả, nó thật sự rất bất thường nếu các link đến website Nướng Bánh của bạn là từ các blog về trò Chơi Điện Tử.
(Lưu ý: một vài link từ các website không liên quan cũng không tệ lắm. Nhưng nếu hồ sơ của bạn có quá nhiều link như vậy thì bạn sẽ gặp rắc rối).
Ví dụ, đây là link từ Moz đến website của tôi:
Moz nói về SEO. Trang của tôi cũng nói về SEO. Đối với Google thì đây là link từ một website siêu liên quan.
Nói như vậy:
“Liên quan” không hẳn là trang web đó phải có chủ đề y chang của bạn.
Ví dụ, gần đây tôi đã nhận được link đến/đi từ trang web về Thiết Kế web này.
Mặc dù “Thiết kế web” không giống với “SEO”, nhưng nó vẫn có liên quan nên link này vẫn được xem là bacnklink có liên quan.
Làm cách nào để người khác link vào website của bạn?
trước khi chúng ta đi sâu vào kỹ thuật, tôi cần phải nói về SEO mũ đen và mũ trắng.
Kỹ thuật của SEO mũ trắng và SEO mũ đen
Một trong những điều bạn sẽ chú ý trước tiên là:
Trên thực tế, khi tôi bắt đầu về SEO năm 2009, SEO mũ đen là SEO. Các chiến thuật đi link mờ ám đều được sử dụng vì chúng hoạt động tốt.
Hiện nay, các chiến thuật đi link mờ ám này không còn hoạt động tốt như chúng đã từng trước đây. Hơn nữa, nó sẽ khiến website của bạn bị Google hất ra khỏi kết quả tìm kiếm hoàn toàn.
Cho nên tôi không khuyên bạn dùng SEO mũ đen. Nó không đáng để mạo hiểm.
Làm cách nào để nhận biết một chiến thuạt đi link cụ thể nào đó là mũ đen hay trắng?
• Xem lại danh sách “link schemes” của Google. Đây là danh sách được cập nhật thường xuyên về những thứ mà Google cho là mờ ám.
• Bạn đã trả tiền link? Bất kể bạn nói như thế nào, việc trả tiền trực tiếp cho ai đó cho một link luôn đi ngược lại các nguyên tắc của Google.
• Link đó là kiếm được? Nói cách khác, ai đó đã link vào website của bạn vì họ nghĩ nó đáng link? nếu là vậy thì tốt.
Để rõ ràng hơn:
SEO mũ đen không chỉ có đi link. Có rất nhiều cách mũ đen khác không liên quan đến các link (như doorway pages).
Nhưng trong hầu hết các trường hợp, khi mọi người nói SEO mũ đen thi họ đang đề cập đến việc đi link của mũ đen.
Theo đó, chúng ta hãy nói về vài chiến lược đi link của mũ trắng mà tôi sử dụng và đề xuất.
Kỹ thuật Skyscraper
Nếu bạn mới bắt đầu SEO và nội dung tiếp thị, tôi đề xuất dùng Kỹ thuật Skyscraper vì nó cần phỏng đoán rất nhiều để tạo nội dung mà các bloggers và nhà báo có thể sẽ liên kết đến.
Không có nghĩa là quá trình này sẽ dễ dàng. Trên thực tế, Cách này mất rất nhiều công sức.
Nhưng lý do tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ đây vì trên thực tế, nội Skyscraper tương đối đơn giản để tạo và quảng bá.
Trên thực tến, tôi vừa có 927 links cho một bài đăng Skyscraper:
Nếu bạn muốn thử nó, dưới đây là một nghiên cứu điển hình có thể đưa bạn qua từng bước:
Khách đăng bài (Guest posting)
Guest posting là một chiến lược đi link cực kỳ gây tranh cãi.
Đó là vì guest blogging có thể dễ dàng đi từ hợp lệ để có lượng truy cập đến phơi bày phương pháp mũ đen.
Nhưng một khi làm đúng, guest posting là một phương pháp tuyệt vời để có một số link sớm và phơi bày website của bạn.
Cùng với đó, đây là một số mẹo cần ghi nhớ khi bạn bắt đầu guest posting:
. Chỉ guest posting lên các website có liên quan. Đang nhiều bài lên các trang web không liên quan sẽ nhận một lá cờ đỏ khổng lồ.
. Tránh keyword-rich anchor text trong link của bạn. Thay vào đó, dùng một link với tên thương hiệu của bạn cho anchor text (như:backlinko).
. Đừng cân đo. Backlinks từ bài đăng của khách nên nằm tầm 5% số link trong hồ sơ của bạn. Nhiều hơn thế sẽ đưa bạn vào tầm ngắm của Google.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về guest post trên các website có thẩm quyền cùng lĩnh vực, hãy xem hướng dẫn này.
Những thứ có thể liên kết.
“Linkable Asset” là một thuật ngữ chung cho bất cứ thứ gì mà mọi người vui vẽ liên kết vào.
Và điều này đi xa hơn cả “nội dung tuyệt vời”.
Đó là vì ngoài kia đã có rất nhiều “nội dung tuyệt vời”. Và nếu đăng thêm một bài về “10 mèo giảm cân” sẽ không làm ai link vào trang của bạn.
Thay vào đó, tôi khuyên nên tạo những nội dung với thiết kế đặc biệt để thu hút links.
Dưới đây là một vài ví dụ về Linkable Assets bạn có thể tạo:
. Nghiên cứ ngành
. Bài báo hoang đường
. Hướng dẫn trực quan hoặc tài liệu
. ứng dụng miễn phí
. Danh sách các mẹo, ví dụ hoặc tài liệu
Ví dụ, trước đây tôi có đăng bài các công cụ SEO: The Complete List.
Tôi biết đây là một tài liệu hữu ích cho đọc giả của tôi. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng bài đăng này sẽ là một Linkable Asset mà các blogger trong thế giới SEO muốn chia sẻ với khán giả của họ.
Và tôi đã đúng. Tới thời điểm này, trang đó đã được kết nối 40.2k lần.
(Thêm 19k lần được chia sẽ trên mạng xã hội).
Để rõ ràng hơn:
Linkable Asset của bạn không nhất thiết phải là một số danh sách hoặc hướng dẫn lớn.
Trên thực tế, infographic tương đối đơn giản này tôi đã thực hiện vài năm trước hiện có tổng số 19,2k backlinks.
Tại sao nó lại hoạt động tốt như vậy? Không giống với các hướng dẫn tối ưu hóa nội dung, bài đăng của tôi rất hợp nhãn.
Điều đó làm cho bài hướng dẫn của tôi trở thành một tài nguyên có giá trị cao mà mọi người rất vui lòng liên kết đến.
Và nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về backlinking, đây là video giới thiệu một số chiến lược yêu thích của tôi cho năm 2019.
Ý định tìm kiếm
Ý định tìm kiếm (đôi khi được gọi là “ý định người dùng”) là lý do chính mà ai đó tìm kiếm. Hóa ra, có bốn loại Ý định tìm kiếm chính.
Hiểu được ý định tìm kiếm là một phần lớn để thành công với SEO trong năm 2019(và sau này).
Ví dụ, bạn muốn đi mua đồ ăn thái cho buổi tối.
bạn có thể tìm kiếm từ “Thai food Boston”.
Ý định của bạn là giao dịch. Bạn đang tìm một nơi để ăn.
Nhưng nếu như bạn muốn làm món cà ri gà tại nhà. Có lẽ bạn sẽ tìm kiếm “Thai chicken curry recipe”.
Trong trường hợp này, ý định tìm kiểm của bạn là thông tin. Bạn muốn thông tin về cách nấu món này.
Và bạn càng sắp xếp nội dung của mình phù hợp với mục đích tìm kiếm, thì thứ hạng của bạn càng cao trong Google.
Nghiên cứu điển hình: Ý định tìm kiếm tăng cường lượng truy cập công cụ tìm kiếm của tôi như thế nào
Gần đây tôi đã cải thiện organic traffic của một trong số những trang web của tôi lên 219%
Tôi đã không đi bất cứ link nào cho trang đó. Tăng 219% là kết quả do tôi đã sắp xếp nội dung của mình cho phù hợp với ý định tìm kiếm.
Đây là câu chuyện đầy đủ:
Năm 2013, tôi đăng bài hướng dẫn nghiên cứu từ khóa.
Vì nghiên cứu từ khóa là một chủ đề rất đại chúng, tôi chia bài hướng dẫn ra thành nhiều chương:
Mỗi chương là một trang riêng trên website của tôi. Cấu trúc này rất tuyệt cho những ai vào thẳng trang chủ của bài hướng dẫn này.
Nhưng hãy xem là bạn đã tìm kiếm “keyword tools” và vào trang này:
Có thể bạn sẽ nghĩ là” “Chướng 6?”. Tôi chỉ muốn danh sách các ứng dụng…không phải là bài hướng dẫn với nhiều chương.
Và đó là một trong những lý do trang đó không được xếp hạng cao trên Google.
Và năm trước tôi đã quyết định sắp xếp lại trang theo ý định tìm kiếm.
Trước tiên, tôi rà xoát kết quả trang đầu để tìm từ khóa mục đích:
Và tôi phát hiện rằng trang của tôi không có đủ danh sách các ứng dụng. Đa số mọi người tìm kiếm “keyword research tools” muốn có một danh sách với trên 10 ứng dụng. Nhưng trang của tôi chỉ liệt kê X ứng dụng.
Tiếp theo, tôi đã điều chỉnh trang để nó phù hợp với ý định của người dùng.
Cụ thể là tôi đã gộp lại các chương hướng dẫn sang một bài viết đầy đủ.
Và tôi đã tăng số lượng ứng dụng lên thành 15.
Những thay đổi tương đối đơn giản này đã tăng đáng kể lượng truy cập organic search vào trang của tôi… và tôi đã được xếp hạng #1
Tín hiệu người dùng
Bạn có thể tự hỏi:
Làm sao Google biết được trang nào phù hợp với ý định tìm kiếm của ai đó?
Hóa ra, Google luôn theo dõi mọi người tương tác với kết quả tìm kiếm của họ như thế nào.
Và nếu họ để ý thấy người tìm kiếm bỏ qua kết quả của bạn và click vào một kết quả khác, Google sẽ cho rằng nội dung của bạn không liên quan đến tìm kiếm đó…và sẽ hạ thứ tự của bạn.
Trên thực tế, người tiếp thị như Larry Kim đã liên kết được organic click-through-rate vào bảng xếp hạng của Google.
Theo ý kiến của tôi thì CTR không quan trọng lắm so với “Pogosticking”.
Thật ra tôi đã viết một bài hướng dẫn toàn bộ về Pogosticking tại đây.
Nhưng nếu bạn muốn xem tổng quát nhanh, Pogosticking là khi người dùng xem đi xem lại kết quả tìm kiếm để tìm thứ gì đó giúp họ.
Và nếu Google để ý thấy mọi người thường thoát khỏi trang của bạn trở về kết quả tìm kiếm, đó là một tín hiệu xấu.
Nếu bạn muốn một ví dụ thực tế về cách tín hiệu người dùng có thể tác động đến thứ hạng tìm kiếm, hãy xem video này:
Làm cách nào để tối ưu hóa tín hiệu người dùng
Bước đầu tiên của bạn là đảm bảo nội dung được sắp xếp theo ý định tìm kiểm của từ khóa mục tiêu của bạn.
Nếu nội dung của bạn không phù hợp với thứ mà ai đó muốn, Google sẽ nhận biết điều đó.
Khi bạn đã có nội dung này, hãy xem dưới đây là một số điều khác bạn có thể làm để đảm bảo rằng người tìm kiếm Google yêu thích nội dung của bạn:
. Dùng phần giới thiệu có ý nghĩa. Thay vì “Chủ đề này quan trọng vì X,Y,Z, nên thay bằng: “Hôm nay tôi sẽ cho các bạn thấy làm cách nào để X”.
. Sử dụng hình ảnh và đồ họa. Hình ảnh hấp dẫn trực quan hơn nhiều so với một bài viết văn bản 100%. Va no dac biet quan và nó đặc biệt quan trọng với các nội dung dài.
. Thêm link nội và link ngoài cho trang của bạn. Cách này mọi người sẽ biết đươọc bài viết của bạn bao gồm những chủ đề gì…mà không cần phải thoát về SERPs.
. Cải thiện tốc độ tải của bạn. Các trang có độ tải chậm = tỷ lệ thoát cao hơn. Trên thực tế, Pingdom đã tìm ra mối liên quan trực tiếp giữa tốc độ tải của trang và tỷ lệ thoát.
. Làm nội dung của bạn siêu dễ đọc. Sử dụng kích cỡ chữ lớn (theo tôi thì 17px). Hãy sử dụng dấu chấm đầu dòng hoặc đánh số danh sách. Sử dụng H2 và H3 subheaders để tách nội dung thành nhiều phần rõ ràng.
. Cập nhật nội dung của bạn cho kịp thời. Tôi phát hiện rằng việc cập nhật đáng kể một nội dung đã củ sẽ có kết quả vượt trội. Hơn nữa, người dùng luôn muốn đọc những thứ mới mẽ và có liên quan với những gì đang xảy ra trong thời điểm hiện tại.
Xu hướng mới nổi của SEO
Chúng ta hãy kết thúc bài hướng dẫn SEO cho người mới bắt đầu bằng một vài xu hướng mới nổi trong thế giới tiếp thị kỹ thuật số.
Để làm rõ hơn: Tôi khuyên bạn nên làm những việc này một khi bạn đã nắm rõ được các nguyên tắc cơ bản về SEO. Nếu bạn đã sẵn sàng để được nâng cao thì mục này sẽ dành cho bạn.
Lược đồ đánh dấu
Một nghiên cứu các yếu tố xếp hạng công cụ tìm kiếm gần đây cho thấy không có mối tương quan giữa việc sử dụng Lược đồ đánh dấu và xếp hạng trên trang đầu tiên.
Một vài người giải thích kết quả đó là: “Luoc do khong hoat dong!”.
Và chắc chắn rằng, nếu bạn nghĩ khi thêm Lược đồ đánh dấu vào trang của bạn sẽ giúp nâng cao organic ranking của bạn thì bạn sẽ thất vọng thôi.
Một điều nên nhớ là sử dụng lược đồ đúng cách có thể tăng organic click-through-rate của bạn. Do vậy, mặc dù bạn không được tăng thứ hạng nhưng lược đồ có thể giúp bạn tạo thêm lượng organic traffic.
Ví dụ, hãy xem kết quả tìm kiếm sau:
Cái nào nổi trội hơn? Rõ ràng là cái có đánh giá sao!
Và Đánh giá sao (và các loại khác của “Rich Results”) chỉ có thể nếu bạn sử dụng cấu trúc dữ liệu trong trang HTML của bạn. Do vậy, nếu bạn muốn trang web của bạn nổi trội trong SERPs, tôi khuyên bạn nên thử dùng Lược Đồ.
E-A-T
E-A-T (Viết tắt của “Expertise, Authority and Trustworthiness”) là điều mà Google đã ngày càng chú trọng hơn trong vài năm qua.
Tại sao?
Rất đơn giản: Google muốn 100% tự tin rằng nội dung trong kết quả tìm kiếm là đáng tin cậy.
Hiện tại có rất nhiều tranh cãi trong thế giới SEO về E-A-T. Nhưng điểm mấu chốt là để được Google đánh giá cao trong E-A-T, trang web của bạn cần phải được xem là có thẩm quyền đáng tin cậy trong ngành của bạn.
Ví dụ, Wikipedia có lẽ là có xếp hạng E-A-T cao nhất so với các website trên hành tinh này. Nội dung được viết và sửa bởi hàng ngàn người (rất nhiều trong số họ là chuyên gia về lĩnh vực).
Khi nói đến việc cải thiện E-A-T, thật sự không có đường tắt nào. Nếu trang web của bạn đưa ra nội dung chung được viết bởi các nhà văn tự do ngẫu nhiên, thì nó sẽ rất khó để thành lập E-A-T.
Nhưng Nếu bạn đưa ra nội dung chất lượng cao được viết bởi các chuyên gia, E-A-T của bạn sẽ hoạt động tốt.
Thêm vào đó, giống như hầu hết mọi thứ về SEO, ngay cả E-A-T cũng bị ảnh hưởng bởi các liên kết. Trên thực tế, Google gần đây đã xác nhận rằng PageRank là một phần quan trọng trong việc thiết lập E-A-T.
SEO tìm kiếm bằng giọng nói
Rõ ràng mà nói, lượng người tìm kiếm bằng giọng nói của họ đã tăng lên nhờ những bước nhảy vọt trong vài năm qua.
Google thậm chí đã báo cáo rằng gần một nửa số người lớn sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói hàng ngày.
Và nó đang phát triển nhanh.
Khi tôi nói về việc tìm kiếm bằng giọng nói, có rất nhiều người hỏi tôi: “Tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói để làm gì? Ngay cả khi tôi được xếp hạng #1 trong trang chủ Google, sẽ không có ai vào xem website của tôi.”
Và đó là một câu hỏi tốt.
Phản hồi của tôi?
Tìm kiếm bằng giọng nói không chỉ dành riêng cho những thiết bị nói thông minh, như Amazon Alexa.
Trên thực tế, theo Search Land thì 1 trong 5 tìm kiếm được thực hiện trên điện thoại di động là tìm kiếm bằng giọng nói.
Nói cách khác: ngày càng có nhiều người bỏ qua bàn phím và hứng thú sử dụng giọng nói của họ hơn. Nó ảnh hưởng đến việc tìm kiếm trên điện thoại di động và cả trên máy tính để bàn.
Tóm lại, Tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những xu hướng quan trọng nhất của SEO và tiếp thị kỹ thuật số. Khi nhiều người bắt đầu tìm kiếm bằng giọng nói của họ, các nhà xuất bản sẽ phải tìm ra cách tạo và tối ưu hóa nội dung cụ thể cho việc tìm kiếm bằng giọng nói
Nếu bạn muốn bắt đầu tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, tôi khuyên bạn nên đọc “Voice Search: The Definitive Guide”.
Tối ưu hóa YouTube Videos
YouTube gần đây đã vượt qua Facebook và trở thành website phổ biến thứ 2 trên thế giới.
Không giống như các trang mạng xã hội khách (như Twitter), YouTube cũng là một công cụ tìm kiểm đại chúng. Điều đó có nghĩa là SEO cũng rất quan trọng để được xếp hạng trên YouTube.
Bên cạnh đó, theo Sistrix thì YouTube videos đang trở thành một phần lớn trong kết quả tìm kiếm của Google.
Chắc chắn rồi, YouTube video đã và đang có trong kết quả tìm kiếm của Google trong nhiều năm. Nhưng trong khoảng 18 tháng gần đây, nó đã chiếm được ngày càng nhiều SERP real estate…đặc biệt là phía trên.
Điều này có nghĩa là sự hiện diện của YouTube là điều tuyệt đối phải có cho SEO trong năm 2019.
Nếu bạn mới bắt đầu với YouTube SEO, video này sẽ gíup bạn từ bước cơ bản.
Phần kết luận
Tôi hy vọng bạn thích bài hướng dẫn SEO cho người mới bắt đầu này.
Như bạn đã thấy, có rất nhiều thứ để học hỏi về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nhưng xem xét số lượng truy cập mà SEO mang đến thì thời gian và công sức bỏ ra là rất đáng.
Cho nên tôi khuyên bạn nên bắt đầu từ cơ bản: hãy đảm bảo công cụ tìm kiếm có thể rà xoát toàn bộ website của bạn. Sau đó hãy bắt đầu tạo các nội dung được tối ưu hóa từ khóa. Sau đó hãy tiếp cận để các website khác liên kết với bạn.
Ba bước trên là nền tảng của SEO.
Lời người dịch :
phew… dịch bài này cho sát nghĩa tiếng việt là cả một công trình. Nhưng mình cảm thấy rất đáng.
Cam đoan nếu bạn đọc từ đầu tới cuối sẽ khai thông hết mọi nghi vấn về SEO.
Thậm chí nếu bạn đã biết về SEO và đang làm trong nghề SEO cũng nên đọc, rất nhiều kiến thức bất biến theo thời gian. Nếu làm SEO theo cách này bạn có thể chấp hết mọi cập nhật thuật toán của Google. Chấp hết mọi thú cưng của Google mà vẫn trên top bền vững theo thời gian.
Nếu vẫn còn chưa thỏa mãn ? Hoặc bạn cảm thấy có chỗ mình dịch còn tối nghĩa? Hãy để lại comment vấn đề của bạn bên dưới nhé 😀