4 vấn đề quan trọng trong quản lý web mà bạn cần biết

Một website thu hút khách hàng và mang đến hiệu quả kinh doanh cần sự phối hợp từ nhiều yếu tố. Để phối hợp hoàn hảo giữa các yếu tố thì chúng ta cần quản lý trang web một cách chặt chẽ, chi tiết.

Backlink123 sẽ liệt kê cùng bạn 4 vấn đề quan trọng nhất của quản lý web doanh nghiệp ngay sau đây!

4 vấn đề quan trọng nhất trong quản lý web

1. Quản lý tình huống liên quan đến khách hàng

Khách hàng là nguồn sống của website. Họ là người đã bỏ nhiều thời gian và tiền bạc để góp phần xây dựng trang web của bạn. Do vậy, trang web của bạn cần được đầu tư một cách chuyên nghiệp hướng đến giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng nhanh chóng, chính xác nhất.

Đối với các khách hàng trên website bạn cần:

Trả lời những đánh giá, ý kiến của khách hàng

Khi bạn tiếp nhận ý kiến khách quan từ khách hàng và thực hiện tốt hoạt động điều chỉnh, chắc chắn bạn sẽ ngày càng hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ. Hướng tới cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn và ngày càng thu hút nhiều khách hàng hơn. Cùng với đó trang web của bạn cũng ngày càng nhận được nhiều đánh giá tích cực hơn. Các đánh giá này có thể bao gồm những hình ảnh và video tốt.

Do vậy khi quản lý web đừng bao giờ quên trả lời các bình luận tích cực và cả tiêu cực. Hoạt động này không chỉ gây ấn tượng với chính những khách hàng đó. Mà còn cải thiện sự tham gia của các khách hàng mới vào doanh nghiệp của bạn. Giúp tăng thứ hạng SEO của bạn!

quản lý web
Đầu tư một bộ phân chăm sóc khách hàng

Giữ trang “hệ thống đang được bảo trì” sáng tạo và có giá trị

Một trang web không thể tránh được những khoảng thời gian bị ngừng hoạt động do cần sửa chữa, bảo trì. Là một chủ doanh nghiệp bạn cũng cần chuẩn bị sẵn sàngcho điều này.

Phương án phổ biến nhất là xây dựng một trang để thông báo tới khách hàng trang web đang bị lỗi và phải ngưng hoạt động. Trang này có rất nhiều chỗ cho sự sáng tạo và giá trị gia tăng.

quản lý web
Trang ” hệ thống đang được bảo trì được thiết kế sáng tạo”

Thiết kế sáng tạo cho tình huống web bảo trì như thế nào?

Bạn có thể tô điểm cho thông báo “trang web của bạn đang bị lỗi” bằng các công cụ hấp dẫn bao gồm:

  • Sử dụng văn bản cho thông báo phù hợp với thương hiệu của bạn.
  • Đặt một hình ảnh hài hước. Điều này có thể vô hiệu hóa cảm giác khó chịu của người truy cập khi trang web của bạn đang bị ngưng hoạt động. 
  • Bạn có thể đặt một số đường link mà có lợi cho những gì khách hàng đang tìm kiếm ở đây. Ngay cả khi bị ngưng hoạt động, trang web của bạn cũng có thể giúp đỡ người dùng.

Chúng ta có thể lấy một ví dụ tiêu biểu như Google. Khi kết nối Internet của bạn có bất kỳ vấn đề vấn đề nào, thì cửa sổ trình duyệt sẽ cho bạn biết về vấn đề đó và đem tới một trò chơi khá thú vị.

quản lý web
Trò chơi mà Google đem tới khi hệ thống internet của bạn trục trặc

Nó vừa dùng dùng để giết thời gian và không bị nóng giận, vừa thể hiện sự quan tâm, đặt người truy cập vào vị trí trung tâm của Google. 

2. Quản lý các yếu tố trang web

Các yếu tố của trang web không chỉ bao gồm các yếu tố trên trang web mà còn bao gồm cả những công việc đằng sau cánh gà. Để đảm bảo trang web của bạn chạy một cách trơn tru. Chúng ta có các yếu tố chính sau: văn bản, hình ảnh, video, Plugin, … Giống như mọi phần khác trên trang web của bạn chúng cần được chăm sóc. 

quản lý web
Quản lý các yếu tố trang web

Phương pháp để quản lý các yếu tố trên trang web bao gồm:

Cập nhật nội dung:

Bạn cảm thấy hài lòng với cách mà trang web của bạn đang hoạt động và nghĩ không cần phải thay đổi bất cứ điều gì về nội dung. Điều này có thể cản trở sự phát triển cho doanh nghiệp của bạn bởi:

Trước xu hướng thay đổi liên tục của thị trường, của con người. Những nội dung, văn bản, hình ảnh, hình động, màu sắc và các khoảng trống cũng cần được đổi mới. Và việc quản lý trang web hiệu quả sẽ bao gồm việc cập nhật thường xuyên nội dung trang web của bạn. Điều này cần một số phân tích nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên tỷ lệ chuyển đổi và sự tham gia của khách hàng nhiều hơn là những gì bạn phải trả để nghiên cứu về nó.

Một điều mà bạn cần làm trước khi cập nhật nội dung cho trang web của mình đó là: Tiến hành phân tích để đảm bảo rằng không có bất kỳ nội dung nào khiến người đọc bối rối và khó hiểu. 

Cập nhật nội dung

Cập nhập các Plugin riêng lẻ:

Yêu cầu này đòi hỏi trang web của bạn cần cài đặt nhiều Plugin. Chúng có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau như:

  • Tối ưu hóa JavaScript
  • Sao lưu trang web tự động.
  • Nén các hình ảnh được tải lên và nhiều hơn thế nữa

Các phiên bản cập nhật của Plugin này được phát hành hằng tuần hoặc ít hơn. Khi tiến hành các quy trình quản lý trang web. Một điều quan trọng đó là bạn cần cập nhật tất cả các Plugin lên phiên bản mới nhất của chúng.

Tại sao điều này lại quan trọng? Bởi vì các phiên bản cập nhật mới của các Plugin có thể hoạt động tốt hơn phiên bản trước đó. Điều này có nghĩa là trang web của bạn cũng hoạt động tốt hơn và tránh được sự tổn thương trước những cuộc tấn công mạng. 

Cập nhật không phải là một công việc cuối cùng cần làm. Tuy nhiên theo nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy một số bản cập nhật của Plugin có thể đánh sập một số trang web do không tương thích về phiên bản. Vì vậy trước khi cập nhật bạn cần kiểm tra độ tương thích của phiên bản.

Cập nhật các Plugin

3. Quản lý tình huống liên quan đến an ninh

Mỗi ngày các tin tặc (Hacker) đăng tập trung vào hệ thống bảo mật của trang web của bạn và họ không ngừng trau dồi nâng cao kỹ năng tấn công mạng. Vì vậy điều tối quan trọng là bạn phải chú ý đến các tính năng bảo mật của trang web. Để đảm bảo tính toàn vẹn cho website.

Bảo mật Web

Một trong những phương pháp đáng tin cậy nhất đó là nhờ chuyên gia xem xét trang web của bạn. Tìm ra các vết nứt trong hệ thống bảo mật và sửa chúng nhanh chóng. Bởi vì điều này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng sâu rộng.

Ngoài ra, chúng ta còn những bước để tăng cường bảo mật hơn nữa cho trang web bao gồm:

Quản lý mật khẩu

Ngay cả khi bạn đặt mật khẩu mạnh cho truy cập đến trang web, bạn vẫn có thể bị đánh cắp. Khả năng này cao hơn khi các tin tặc đưa ra các chiến lược tấn công mạng mới. Do đó quản lý mật khẩu là một yếu tố không thể thiếu trong quản lý web

Để quản lý mật khẩu trang web của bạn một cách khôn ngoan bạn cần:

  • Sử dụng công cụ tạo mật khẩu như: Roboform, DashLane hoặc LastPass để tạo mật khẩu phức tạp và lưu trữ chúng. 
  • Không sử dụng một mật khẩu cho nhiều mục đích. Trong trường hợp đó, nó dễ bị đánh cắp và nhiều tài khoản của bạn sẽ bị tấn công.
  • Thay đổi mật khẩu hàng tuần hoặc cứ sau 3 hoặc 4 ngày. Bằng cách này, nếu mật khẩu có bị đánh cắp nó cũng sẽ không có giá trị lâu dài. 
  • Có 2 yếu tố đã được cài đặt trên trang web của bạn dưới dạng một lớp bảo mật bổ sung để bảo vệ trang web của bạn.
Quản lý mật khẩu

Thực hiện các bước bổ sung tăng cường bảo mật trang web 

Một phần trong việc quản lý trang web của bạn là thực hiện các bước bổ sung để tăng cường bảo mật.

  • Đảm bảo chứng chỉ SSL của trang web của bạn được gia hạn. Điều này đảm bảo rằng trang web của bạn không bị làm giả mạo.
  • Thường xuyên liên hệ với công ty lưu trữ web của bạn để được thông báo về các tính năng bảo mật mới của họ và đề xuất yêu cầu. Nếu có thể bạn có thể chuyển sang một máy chủ chuyên dụng.
  • Hãy chắc chắn rằng truy cập Backend của trang web của bạn không được cấp cho bất kỳ ai không liên quan. 
  • Thuê một chuyên viên bảo mật để có thể cài đặt phần mềm theo dõi IP của kẻ tấn công. Nếu bạn biết địa chỉ đó bạn có thể ngăn chặn địa chỉ đó.
  • Thực hiện kiểm tra bảo mật thường xuyên trên trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ NetSparker, IndusFace hoặc NoGoToFail của Google cho việc này. Ngoài ra bạn có thể thuê một chuyên gia để hoàn thành việc này cho bạn.

4. Quản lý lưu lượng truy cập cao

Nếu bạn sở hữu một trang web thương mại điện tử thì lưu lượng truy cập có thể tăng đột biến vào những dịp đặc biệt như Giáng Sinh, Tết, lễ Tình Nhân,… Nếu lưu lượng truy cập vượt quá khối lượng của máy chủ có thể chịu đựng, trang web của bạn có thể bị sập. 

Để tránh được cơn ác mộng trong kinh doanh này. Bạn hãy liên kết với một công ty lưu trữ web cung cấp các dịch vụ có thể mở rộng. Điều này đảm bảo rằng khách truy cập bổ sung có thể truy cập vào trang web của bạn.

Là người chịu trách nghiệm cho trang web của mình. Bạn được yêu cầu để kiểm tra lưu lượng truy cập cao trên web của mình để có ý tưởng về mức độ hiệu quả trong trong tình huống đó.

Lưu lượng truy cập quá cao có thể gây sập website

Báo cáo từ các kiểm tra này có thể tiết lộ bất kỳ trục trặc. Hay nhược điểm nào trong cấu trúc mã hoặc khả năng của các Plugin của bạn trong trường hợp lưu lượng truy cập cao. 

Bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra này bằng cách sử dụng:

  • Google PageSpeed Insights
  • LoadNinja
  • SmartMeter

Gợi ý giải pháp quản lý web tối ưu cho doanh nghiệp

Ngay bây giờ bạn nên chuẩn bị cho mình những ý tưởng để quản lý trang web của mình. Mặc dù tốn khá nhiều thời gian nhưng nó đảm bảo trang web của bạn hoạt động một cách tốt nhất.

Có một cách để bỏ qua tất cả các quá trình phức tạp này là thuê một chuyên viên quản lý web. Họ có thể tạo ra một loại mã có thể thực hiện các công việc này vào thời gian cụ thể. Mặc dù điều này khá tốn kém nhưng bạn có thể tiết kiệm được một lượng thời gian lớn để hợp lý hóa và mở rộng kinh doanh.

Kết luận:

Quản lý web là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự thành công lâu dài cho 1 website. Hãy nhớ rằng trang web của bạn luôn cần những yếu tố mới và sáng tạo. Vì vậy việc quản lý cũng cần một quy trình mới hơn. Điều này có nghĩa là bất cứ ai làm công việc quản lý trang web cũng cần phát triển cùng với trang web đó!

Vì trang web là phương tiện giúp bạn tương tác với khách hàng. Vậy nên nó cần được duy trì và chăm sóc thật tốt. Thêm nữa, một trang web được duy trì đúng cách không chỉ phục vụ bạn lâu hơn mà còn giúp bạn tránh những rủi ro trong quá trình kinh doanh. 

Một lời khuyên cuối cùng là đừng cảm thấy quản lý web bị giới hạn về những điều chúng ta đã thảo luận. Nếu bạn có bất kỳ quy trình bổ sung để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của trang web. Đừng ngần ngại! Hãy đưa nó vào quy trình của bạn. 

dịch vụ viết bài c 501px

Để lại bình luận

DMCA.com Protection Status