7 mẹo trị viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà

Viêm mũi dị ứng xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Các triệu chứng thông thường là hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để giúp các triệu chứng cải thiện, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên tham khảo 7 mẹo trị viêm mũi dị ứng do phòng khám Quang Hiền cung cấp nhé.

Tìm hiểu chung về viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một loại bệnh lý phổ thông, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể đến từ các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật,…; hoặc đến từ thời tiết thay đổi đột ngột. 

Tuy không có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, thế nhưng viêm mũi dị ứng gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Trong đó, những dấu hiệu của viêm mũi dị ứng có thể kể đến như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt,…

Dấu hiệu chung để nhận biết:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa ngáy ở vùng mũi, họng, vòm miệng, chảy dịch mũi sau.
  • Đỏ, ngứa mắt, chảy nước mắt, người bệnh thường xuyên cảm thấy cộm ở mắt.
  • Một số dấu hiệu khác như: thở bằng miệng, cơ thể uể oải, mệt mỏi vào ban ngày, đôi khi giật mình giữa đêm.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

  • Các chất gây dị ứng trong nhà như lông động vật, bụi vải quần áo, mỹ phẩm, nấm mốc,…
  • Các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, lông sâu/bướm, khói bụi, hóa chất độc hại, thời tiết lạnh, mưa,…
  • Các chất gây dị ứng trong nghề nghiệp như: bụi phấn, hóa chất nhà máy, bụi vải xưởng may, lông động vật, bụi xi măng, bụi gỗ,…

Phân loại 2 dạng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng chia thành 2 dạng chính là theo mùa và quanh năm. Trong đó thể quanh năm là thể phổ biến nhất, dưới đây là đặc điểm chung của 2 thể:

  • Triệu chứng bệnh theo chu kỳ (theo mùa): Thông thường, thể chu kỳ xuất hiện đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy vùng mũi, hắt hơi, đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt nước mũi, chảy dịch nhầy trong. Các triệu chứng này thường kéo dài trong một tuần.
  • Triệu chứng bệnh không theo chu kỳ (quanh năm): Thể quanh năm thường xuyên bắt gặp hơn, xuất hiện quanh năm. Đây là loại viêm mũi dị ứng thường thấy, khi khởi phát sẽ có nước mũi trong suốt nhưng sẽ càng ngày càng đặc quánh lại. Một số biểu hiện thường gặp là: sổ mũi, hắt hơi khi vừa thức dậy đầu ngày, triệu chứng giảm dần trong ngày nhưng tái phát khi gặp trời lạnh hoặc khói bụi.

Mách bạn 7 mẹo trị viêm mũi dị ứng

Mẹo trị viêm mũi dị ứng

Hãy cùng phòng khám Quang Hiền điểm qua một số mẹo trị viêm mũi dị ứng tại nhà sau đây:

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch khoang mũi, thông thoáng đường thở, loại bỏ bụi bẩn còn bám trong niêm mạc mũi. Ngoài ra, nước muối NaCl 0,9% có tính kháng khuẩn nhẹ, giảm viêm, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Để tiến hành rửa mũi, bạn thực hiện:

  • Mua nước muối sinh lý NaCl 0,9% tại các cơ sở y tế uy tín, chính hãng.
  • Ngửa đầu và nghiêng đầu nhẹ, nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi.
  • Đợi khoảng 10s để nước muối giúp dịch nhầy loãng ra.
  • Lặp lại với bên mũi còn lại, thực hiện 1-3 lần trong ngày.

Có thể dùng phương pháp này sau khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc muốn giảm đi các triệu chứng khó chịu trong ngày.

Xông hơi bằng tinh dầu thảo mộc

Xông hơi giúp làm giảm dịch nhầy, thông thoáng đường thở, đồng thời các loại thảo mộc như gừng, nghệ, cam thảo có tính chất chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài ra, các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp chứa menthol, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng. Để thực hiện, bạn có thể:

  • Đun nước sôi, thêm các loại tinh dầu thảo mộc như bạc hà, khuynh diệp hoặc tràm trà.
  • Trùm khăn kín, ngồi xông và hít thở sâu trong vòng 5-10 phút. Lưu ý mặt của bạn cần cách nồi khoảng 50-60cm.
  • Có thể thực hiện buổi tối trước khi ngủ, giúp đường thở thông thoáng và dễ ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số người có thể gặp phản ứng dị ứng với tinh dầu.

Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ giàu chất curcumin, có tính kháng viêm, kháng khuẩn tốt, giúp vùng niêm mạc mũi giảm sưng, làm dịu đi các triệu chứng. Đặc biệt, nghệ cũng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm tần suất tái phát của viêm mũi dị ứng. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Chuẩn bị một cốc nước ấm, cho 1 thìa bột nghệ vào.
  • Thêm một thìa mật ong để tăng hương vị và tăng tính chống viêm, kháng khuẩn.
  • Uống mỗi sáng khi thức dậy hoặc vào buổi tối trước khi ngủ.

Xây dựng dinh dưỡng giàu vitamin C và Quercetin

Mẹo trị viêm mũi dị ứng

Vitamin C sẽ giàu chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Song, Quercetin là một flavonoid tự nhiên, hỗ trợ giảm tiết histamin, một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm mũi dị ứng. 

Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giàu Vitamin C như cam, chanh, kiwi, ớt chuông, quýt,… Mặt khác, các thực phẩm giàu Quercetin bạn có thể bổ sung như táo, hành tím, bông cải xanh,…

Trà gừng mật ong

Gừng và mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn và có tính ấm. Hỗn hợp này giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi hiệu quả, mật ong cũng đồng thời làm dịu cổ họng, làm giảm kích ứng niêm mạc mũi. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Thái mỏng 2-3 lát gừng, đun sôi với nước ấm trong 5 phút.
  • Thêm 1 thìa mật ong vào cốc gừng đã đun sôi
  • Uống khi còn ấm, có thể dùng vào buổi sáng sau khi thức dậy để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lá tía tô

Lá tía tô có chứa hợp chất perillaldehyde – hoạt chất chống giảm viêm, ức chế phản ứng dị ứng. Ngoài ra, lá tía tô còn hỗ trợ làm dịu niêm mạc và giúp tăng sức đề kháng. Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Rửa sạch lá tía tô, đun sôi với 500ml trong vòng 10 phút.
  • Có thể dùng lá tía tô như trà hoặc xông hơi.
  • Có thể uống, hoặc xông hơi vào mỗi buổi tối trước khi ngủ.

Cây bụi Butterbur

Butterbur là loại thảo dược giúp giảm viêm và làm dịu đi triệu chứng do các tác nhân dị ứng gây ra bằng cách ngăn chặn hoạt chất histamin. Đây là một phương pháp tự nhiên nhưng mang lại hiệu quả rất cao, bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng chiết xuất Butterbur dạng viên uống hoặc trà thảo mộc. 

Tuy nhiên, bạn cần bám sát theo hướng dẫn của chuyên gia y tế về liều lượng và thời gian sử dụng. Lưu ý rằng không nên sử dụng dạng thô của cây Butterbur vì có thể chứa các chất độc hại.

Khi nào thì người bệnh cần đi bác sĩ?

Khi nào cần gặp bác sĩ? Cách chẩn đoán & điều trị là gì? Phân đoạn dưới đây sẽ làm rõ các chi tiết giúp bác có cái nhìn cụ thể hơn:

Biểu hiện cần đi bác sĩ

  • Hắt hơi, sổ mũi liên tục.
  • Ngứa ở vùng mũi, cổ, hoặc mắt.
  • Nghẹt mũi, dịch mũi chảy nhiều.
  • Ho kéo dài không suy giảm dù đã dùng thuốc điều trị.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.
  • Sốt, đau đầu, đau nhức vùng mặt – triệu chứng viêm xoang.

Đặc biệt, khi các triệu chứng trên kéo dài 1 tuần mà không thuyên giảm, dù đã áp dụng các mẹo trị viêm mũi dị ứng phía trên, bạn nên gặp bác sĩ để nhận tư vấn và hỗ trợ.

Các chẩn đoán bác sĩ thường dùng

  • Xét nghiệm định lượng IgE: Giúp bác sĩ xác định được lượng kháng thể IgE.
  • Test lẩy da: Phương pháp này sẽ nhỏ dung dịch chuyên dụng lên bề mặt da và dùng đầu kim tiêm để châm vào dung dịch, kiểm tra mức độ dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra dị ứng toàn diện.
  • Test lẩy da: Sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia dị ứng để đảm bảo độ chính xác.
Mẹo trị viêm mũi dị ứng
  • Thuốc điều trị: Sử dụng thuốc kháng histamin (nguyên nhân chính gây ra viêm mũi dị ứng) hoặc thuốc co mạch tại chỗ, tuy nhiên cần dùng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian. Bệnh nhân cần lưu ý không nên tự ý sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thuốc xịt mũi kéo dài.
  • Thuốc xịt mũi, nhỏ mắt: Giúp làm giảm đi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng trong thời gian ngắn, phương pháp này cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
  • Phẫu thuật: Chỉ được chỉ định trong những trường hợp có polyp mũi hoặc phì đại cuốn mũi, lệch vách ngăn mũi.

Cách để phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát

Một số cách để bạn phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát:

  • Dọn dẹp nhà cửa, môi trường sinh hoạt và đồ dùng cá nhân thường xuyên.
  • Dùng máy tạo độ ẩm không khí nếu không khí quá khô (có thể gây khô, rát niêm mạc mũi).
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa hoặc bụi bẩn.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm
  • Tránh khói thuốc, hóa chất độc hại.
  • Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, thực phẩm nhiều dầu mỡ, hoặc chế biến sẵn.
  • Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bằng cách bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, uống đủ nước.
  • Vận động thể thao điều độ, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe tổng quan.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, thời tiết thay đổi thất thường.
  • Bệnh nhân nên đi kiểm tra, điều trị các dị ứng định kỳ

Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm, nhưng khi không được điều trị kịp thời thì các triệu chứng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, việc thực hiện các mẹo trị viêm mũi dị ứng là rất cần thiết để giúp các triệu chứng thuyên giảm. 

Phòng khám Quang Hiền tự hào là cơ sở cung cấp các giải pháp y tế chuyên sâu, hỗ trợ các bệnh nhân trong việc điều trị và khắc phục các bệnh lý về tai mũi họng. Đặc biệt, bác sĩ Quang là trưởng khoa tai mũi họng bệnh viện Hoàn Mỹ, nên có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý liên quan.

Nếu các triệu chứng kéo dài mà không thuyên giảm dù đã áp dụng mẹo trị viêm mũi dị ứng, bạn nên liên hệ với phòng khám thông qua hotline hoặc địa chỉ bên dưới để nhận tư vấn, hỗ trợ.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: nquang87@gmail.com

Để lại bình luận

DMCA.com Protection Status