Nội soi thanh quản là một thủ thuật đơn giản, được sử dụng rộng rãi nhằm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị chính xác. Tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định như nội soi chẩn đoán (quan sát, đánh giá thương tổn) hoặc nội soi can thiệp (thực hiện thủ thuật điều trị). Vậy khi nào cần nội soi thanh quản? Quy trình thực hiện thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Tìm hiểu về thủ thuật nội soi thanh quản
Nội soi thanh quản là kỹ thuật được bác sĩ sử dụng ống nội soi để đưa vào cổ họng nhằm quan sát các thương tổn bên trong họng, thanh quản và các bộ phận liên quan. Thanh quản là vị trí nằm giữa yết hầu và khí quản. Khi đưa ống nội soi có gắn đèn và camera qua những khu vực này, hình ảnh lúc này sẽ trình chiếu lên Tv, từ đó bác sĩ dễ dàng theo dõi và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Phương pháp nội soi thanh quản là một thủ thuật đơn giản và người bệnh có thể về nhà trong ngày và nghỉ ngơi. Tuỳ thuộc vào phương pháp được áp dụng mà thời gian nội soi có thể dao động từ 5-10 phút hoặc 15-20 phút.

Khi nào cần nội soi thanh quản?
Bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật nội soi, khi bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ sau:
- Rối loạn hô hấp như khó thở, hụt hơi, thở gấp.
- Ho kéo dài, có thể xuất huyết khi ho.
- Khó nuốt nước bọt, hoặc thức ăn, có cảm giác cổ họng bị nghẹn, vướng víu.
- Rát họng, khàn giọng kéo dài, sưng vùng cổ họng kéo dài hơn 3 tuần (nói không ra hơi, hơi yếu).
- Sẹo hẹp khí quản.
- Những triệu chứng như ù tai, đau bên trong tai kéo dài, viêm thanh quản.
- Đánh giá trước phẫu thuật thanh quản.
- Theo dõi sau điều trị ung thư thanh quản.
- Đánh giá liệt dây thanh.
Một số trường hợp khác có thể chỉ định phương pháp nội soi:
- Lấy mẫu sinh thiết: Dùng để tầm soát bệnh, xét nghiệm cận lâm sàng, giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán ung thư hay khối u.
- Hỗ trợ điều trị: Cắt bỏ khối u trong ung thư thanh quản ở giai đoạn đầu, cắt bỏ polyp hoặc cắt xơ ở vị trí dây thanh (u xơ dây thanh).
- Loại bỏ dị vật: Lấy, loại bỏ dị vật bên trong thanh quản.
Các phương pháp nội soi thanh quản
Dưới đây là 2 phương pháp nội soi được sử dụng rộng rãi:
Nội soi ống cứng
Thông thường, những trường hợp nội soi thanh quản bằng ống cứng, bệnh nhân sẽ được nhập viện nội trú và gây mê toàn thân. Điều này sẽ giúp người bệnh không cảm nhận được đau đớn trong khi nội soi (30-45 phút).
Với thủ thuật nội soi bằng ống cứng, bác sĩ lúc này sẽ dùng ống nội soi không thể uốn cong (bằng kim loại), và sau đó sẽ nâng nắp thanh quản lên nhằm đưa ống vào sâu bên trong thanh quản nhất có thể. Đặc biệt, ống nội soi cứng có thể được bác sĩ tận dụng men theo thành ống và tiến hành các thao tác điều trị, có thể là phẫu thuật hoặc lấy mẫu sinh thiết.
Nội soi ống mềm
Bệnh nhân sẽ được tiêm hoặc bôi thuốc tê vào vùng mũi, hoặc miệng. Thuốc thông mũi cũng được sử dụng nhằm làm sạch và mở đường cho ống nội soi. Phương pháp nội soi ống mềm sẽ được bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm, có trang bị camera và đèn chiếu sáng vào đường mũi hoặc miệng. Sau đó, ống nội soi sẽ được bác sĩ đưa xuống họng đến vị trí cần theo dõi.
Nội soi bằng ống mềm là thủ thuật ít gây đau đớn, nhưng có thể gây cảm giác khó chịu hoặc phản xạ buồn nôn tùy theo sức chịu đựng của từng bệnh nhân.
Thủ thuật này cho chất lượng hình ảnh trong vùng thanh quản sắc nét, có thể quan sát vị trí sau dây thanh, khí quản. Quy trình thường diễn ra trong 10-15 phút và không cần gây mê.
Quy trình nội soi thanh quản
Trước khi nội soi
- Khai báo: Trước khi tiến hành thủ thuật, bệnh nhân cần lưu ý cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, bao gồm: tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, tần suất nói, những loại thuốc đang sử dụng (vitamin, thảo mộc, tpbs,…), và các loại thuốc mà người bệnh có thể dị ứng.
- Tuân thủ hướng dẫn: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm việc không ăn trong khoảng 6-8 trước khi nội soi và không uống nước trước 4h đối với nội soi gây mê bằng ống cứng. Trường hợp nội soi ống mềm sẽ không cần nhịn ăn. Ngoài ra, bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái, thư giãn trong quá trình nội soi.
- Người thân: Trường hợp nội soi tiền mê, bệnh nhân cần có người thân hỗ trợ, đưa về sau khi quy trình kết thúc. Mặt khác, nếu người bệnh đi khám một mình thì cần ở lại bệnh viện để hồi sức.
Trong khi nội soi
- Tư thế khi nội soi: Đối với nội soi ống cứng, người bệnh cần ngồi thẳng lưng, ngồi đối diện với bác sĩ. Nội soi ống mềm sẽ được hướng dẫn nằm trên giường và bác sĩ sẽ đứng bên cạnh thực hiện thủ thuật.
- Gây tê tại chỗ, hoặc gây mê: Gây tê hoặc gây mê sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe, sức chịu đựng của bệnh nhân. Nội soi ống mềm thường sẽ dùng thuốc tê xịt lên vùng mũi, miệng để gây tê cục bộ. Ống cứng sẽ cần thực hiện gây mê, và bệnh nhân sẽ ngủ trong khi thủ thuật thực hiện.
- Đưa ống nội soi qua thanh quản: Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc tê, có thể sẽ cảm thấy buồn nôn khi bác sĩ đưa ống nội soi vào cổ họng, cảm giác này sẽ giảm đi khi thuốc tê bắt đầu có tác dụng.
- Tiến hành chẩn đoán: Hình ảnh nội soi lúc này sẽ được trình chiếu lên Tv, để bác sĩ có thể quan sát các khu vực bên trong, từ đó đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Sau khi nội soi
- Kết thúc quy trình nội soi: Kết quả nội soi thanh quản thường có sau khi thủ thuật kết thúc, bệnh nhân có thể chờ kết quả sau khi hoàn thành. Trường hợp lấy mẫu sinh thiết có thể đợi kết quả sau vài ngày.
- Bệnh nhân có thể ăn uống bình thường trở lại từ 1-2 giờ khi thủ thuật hoàn tất, tuy nhiên nên lưu ý đến hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý cần nắm khi nội soi thanh quản
Quá trình nội soi thanh quản thường diễn ra nhanh và thuận lợi, ít gây đau đớn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng nhỏ sau khi nội soi, trong đó:
- Rát họng.
- Khó nuốt (thuốc tê khiến quá trình nuốt trở nên khó khăn trong quãng thời gian ngắn).
- Xuất huyết (hiếm gặp).
- Thời gian theo dõi tối thiểu sau nội soi ống mềm: Sau khi nội soi thanh quản bằng ống mềm, bệnh nhân thường được theo dõi ít nhất 30 phút, đảm bảo không có biến chứng sau thủ thuật.
- Thời gian theo dõi sau gây mê (nội soi ống cứng): Nếu nội soi tiền mê, thời gian theo dõi sẽ lâu hơn, ít nhất từ 1-2 giờ để đảm bảo hồi tỉnh hoàn toàn. Và nên lưu ý có người nhà đi cùng để hỗ trợ cho việc di chuyển.
Biến chứng có thể xảy ra khi nội soi thanh quản
- Đau sưng cổ họng.
- Chảy máu từ vị trí đặt ống nội soi.
- Khàn giọng.
- Buồn nôn.
- Nhiễm trùng (hiếm gặp).
- Các dấu hiệu cần theo dõi: Nếu bạn gặp những trường hợp này thì cần liên hệ với bác sĩ ngay, bao gồm: đau họng kéo dài, tăng nặng, chảy máu nhiều, sốt cao, ớn lạnh, khó thở, tức ngực, hoặc khàn giọng kéo dài hơn vài ngày.
Đối với trường hợp bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thuốc gây mê, hoặc gây tê, lúc này người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, hoặc buồn ngủ sau đó. Kèm theo cảm giác khô miệng hoặc đau họng, những biểu hiện thông thường khi sử dụng thuốc gây tê.
Trường hợp sau khi hoàn tất thủ thuật nội soi nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy đau, sốt, ho hoặc nôn có máu, đau tức ngực thì cần liên hệ với bác sĩ nội soi ngay.

Nội soi thanh quản có đau không?
Nội soi thanh quản là một thủ thuật đơn giản, nên sẽ ít gây đau đớn nhờ thuốc tê, tuy nhiên vẫn xảy ra một số khó chịu tùy vào sức chịu đựng của mỗi bệnh nhân. Một số cảm giác khó chịu có thể kể đến như buồn nôn, ho hoặc muốn hắt hơi.
Mong rằng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về nội soi thanh quản cho các bạn. Trong trường hợp gặp phải những triệu chứng kể trên, hãy tiến hành thăm khám vào ngày gần nhất để triệu chứng không trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn thắc mắc, băn khoăn cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ với phòng khám tai mũi họng Quang Hiền, thông qua hotline, zalo được đặt bên dưới, hoặc thông qua địa chỉ sau: K27/2 Nguyễn Thành Hãn – TP. Đà Nẵng.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com