Trong bài chia sẻ trước Lợn đã giới thiệu chi tiết về backllink dofollow và cách đặt link dofollow. Ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào khám phá chi tiết backlink nofollow, link nofollow là gì và cách sử dụng thẻ rel=”nofollow sao cho hợp lý nhất nhé!
Link nofollow là gì?
Nofollow là một thuộc tính của link, link dofollow được hiểu là 1 liên kết mà trong thẻ “a” chứa thuộc tính rel=”nofollow”.
Cách nhận biết link nofollow
Link nofollow thường có cấu trúc như dưới đây:
<a href=”https://backlink123.com/” rel=”nofollow” target=”_blank”>Backlink123</a>
Thẻ rel=”nofollow là thẻ dùng để khai báo với công cụ tìm kiếm và không cho bot của công cụ tìm kiếm đi qua liên kết.
- Link dofollow: có vai trò quan trọng để Google đánh giá website của bạn, những con bot của công cụ tìm kiếm sẽ đi qua những liên kết này để vào website của bạn. Vậy nên nếu website giới thiệu tốt => Google sẽ cho điểm chất lượng với website của bạn.
- Link nofollow: thì ngược lại! Link nofollow không ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh, khả năng thúc đẩy thứ hạng website vì nó không có tác dụng điều hướng Google bot.
Khi bạn thêm thẻ rel=”nofollow có nghĩa rằng bạn đang thông báo với Google rằng “mày không cần quan tâm đến liên kết này”.
Tại sao bạn cần sử dụng link nofollow?
Bạn đã hiểu rõ link nofollow là gì đúng không nào! Như chúng ta đã nói ở trên việc tạo thẻ rel=”nofollow” là để thông báo với Google rằng “Google không cần quan tâm đến liên kết này”. Vậy thì tại sao chúng ta vẫn cần đến link nofollow?
Để làm rõ được điều này chúng ta phải biết được tác dụng của link nofollow!
Thẻ rel=”nofollow” được tạo ra để chống lại các bình luận spam
Nếu trang web được xếp hạng cao sẽ kéo theo rất nhiều bình luận kèm theo đường link trỏ về website khác. Vậy nếu những đường link này đều là link dofollow thì sẽ như thế nào? Website của họ sẽ được xếp hạng cao hơn còn thứ hạng website của bạn lại bị đẩy dần xuống.
Để tránh những bình luận spam này ảnh ưởng đến website các cộng cụ tìm kiếm đã tạo ra thẻ rel=”nofollow”.
Tránh án phạt từ Google
Như bạn đã biết việc đi backlink, spam backlink vô tội vạ sẽ dễ dẫn tới án phạt từ Google. Cụ thể nếu không sử dụng thẻ rel=”nofollow” trong các trường hợp sau bạn sẽ nhận án phạt:
- Trong các liên kết trả phí (liên kết quảng cáo)
- Các liên kết nghi vấn: Liên kết từ những trang web không uy tín
- Các thông cáo báo chí
Khi này bạn sẽ cần tới link nofollow, tạo những link nofollow về website mà không lo bị google phạt!
Vậy nên link nofollow thường được sử dụng cho:
- Những nội dung bạn không thể kiểm soát hoặc không phải do bạn tạo ra
- Các bình luận trên bài post của bạn
- Các diễn đàn, thảo luận có dẫn link về site của bạn
- Các liên kết trả phí
Link nofollow đem lại lượng traffic khổng lồ và miễn phí
Link nofollow trỏ về website không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ trang web. Tuy nhiên nó có thể hỗ trợ quá trình SEO web từ đó giúp website của bạn đạt thứ hạng cao hơn bằng cách kéo về lượng traffic khổng lồ cho website.
Một ví dụ nổi bật nhất đó chính là việc bạn tạo những những nofollow từ facebook, youtube… Việc chia sẻ những nội dung chất lượng lên các group, nhóm, kênh facebook có thể kéo về lượng người truy cập khủng cho website của bạn.
Từ những link nofollow này nhiều người đọc sẽ biết đến trang web của bạn thậm chi là trỏ link tới webiste của bạn để tăng trải nghiệm cho người dùng.
Cách kiểm tra liên kết là dofollow hay nofollow
Để kiểm tra liên kết nhanh bạn thực hiện như sau:
Kiểm tra thẻ “a”
Bước 1: Click chuột phải vào vị trí bất kỳ chọn “Xem nguồn trang” hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + U.
Bước 2: Tìm kiếm đường link bạn muốn kiểm tra (bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + F), kiểm tra thẻ “a” của link. Nếu chứa thuộc tính rel=”nofollow” thì nó là link nofollow, còn nếu chưa thuộc tính rel=”dofollow” hoặc không chứa thuộc tính ref thì nó là link dofollow.
Sử dụng Add-on Nofollow trên Google Chrome
Bạn tải và cài đặt add-on mang tên Nofollow lên Google Chrome và sử dụng!
Khi kiểm tra, nếu là link nofollow ở xung quanh nó sẽ có khung nét đứt còn link dofollow sẽ không có gì xung quanh.
Trên đây Lợn đã giải đáp trọn vẹn link nofollow là gì! Cách nhận biết link nofollow và phân biệt, check link nofollow với dofollow. Bạn còn có thắc mắc nào cần giải đáp hay không? Nếu có hãy để lại comment nhé!