• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Backlink 123

Backlink 123

Chuyên trang Backlink

  • Công cụ SEO
  • Tự xây PBN
  • Mua backlink
You are here: Home / Archives for SEO WEBSITE

SEO WEBSITE

Mua traffic cho website có giúp SEO tốt hơn?

1 Tháng Hai, 2020 by admin Leave a Comment

Mua traffic cho website có giúp SEO tốt hơn? Đây là câu hỏi mà nhiều SEOers mới vào nghề thường hỏi. Vậy traffic cho website là gì? Traffic có tác dụng gì trong việc SEO và nó có thực sự quan trọng không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây:

Traffic là gì? Có tác dụng gì trong SEO

Traffic là từ chuyên môn dùng để chỉ lượng người truy cập vào website của chúng ta trong một đơn vị thời gian nhất định. Traffic của một website có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như Direct – trực tiếp truy cập vào website; Social – qua các link Mạng xã hội; Refferal – qua tất cả những nguồn truy cập từ bên ngoài mà không thông qua một công cụ tìm kiếm nào cả, bao gồm cả nguồn từ backlink…

Mua traffic cho website có giúp SEO tốt hơn?
Mua traffic cho website có giúp SEO tốt hơn?

Trong việc SEO, traffic đóng một vai trò quan trọng để các search engine đánh giá các website. Nhất là hiện nay khi mục tiêu hướng tới đó là đáp ứng nhu cầu của người dùng. Một website có nội dung thú vị, dịch vụ tốt sẽ được thể hiện nhiều thông qua lượng truy cập vào website. Tất nhiên rồi, làm gì có website chán ngắt nào lại được người dùng tìm kiếm và truy cập cơ chứ! Do đó, các search engine sẽ dựa trên yếu tố này mà đánh giá và sắp xếp vị trí phù hợp cho website của chúng ta.

Có nên  “mua traffic” cho website?

Khi bắt đầu với những website/blog mới toe, bạn sẽ hiểu vì sao nhiều người sử dụng dịch vụ mua traffic cho website đến vậy. Cho dù bạn đã dày công chăm sóc kỹ lưỡng blog/website của mình, nhưng do tuổi site còn quá nhỏ, không có bất cứ nền tảng nào để gây sự chú ý với các search engine. Traffic đến với các blog/website mới là khá lâu hoặc gần như không có, mới thì lấy đâu ra lượt người theo dõi đông, lấy đâu ra lượt xem nhiều? Và đương nhiên, nếu cứ chờ đợi thì lấy đâu ra intop nhanh?

Chính vì vậy, mua traffic cho website được coi là lựa chọn cần thiết cho các website/blog mới. Đây là một hình thức trao đổi, mua bán lượng truy cập website nhằm tăng chỉ số này nhanh chóng. Giúp việc SEO website/blog lên top dễ dàng hơn.

Ngoài ra còn có các hệ thống trao đổi lưu lượng website bao gồm cả miễn phí và mất phí phổ biến trong giới SEO. Do đó chúng ta có thể cân nhắc giữa mua traffic và trao đổi traffic nhé!

 Vậy, có phải cứ mua traffic là dễ dàng lên top hay không? Có phải traffic nào cũng hiệu quả hay cần có những yêu cầu gì?

Có nên  “mua traffic” cho website?

Một “traffic tốt” cần đáp ứng các đặc điểm gì?

Cho dù là bạn mua Traffic hay traffic có một cách tự nhiên thì đều là traffic chất lượng nếu như các chỉ số traffic thể hiện được tính cần thiết cho người dùng của website/blog. Tức là traffic đó phải phản ánh được rằng lượng người theo dõi trang web là lớn, nội dung lôi cuốn, mức độ thoát thấp khi đọc… Về mặt chuyên môn, nguồn traffic tốt cho website phải thỏa mãn được ba yếu tốt cơ bản nhất sau đây:

Thời gian Onsite cao:

Thời gian onsite được định nghĩa là khoảng thời gian tính từ khi người dùng vào trang của bạn đến khi thoát hoàn toàn khỏi trang web. Thời gian này càng cao tức là người dùng nán lại trang web của bạn càng lâu, chứng tỏ nội dung website của bạn cần thiết cho người dùng. Nếu như nội dung không tốt sẽ khiến người dùng thoát site sớm dẫn đến thời gian onsite thấp. Nội dung không tốt có thể bao gồm cả việc các bài viết quá ngắn, người đọc không thấy có sự thu hút nào để tiếp tục onsite

Tỷ lệ thoát:

Tỷ lệ thoát là tỷ lệ được tính theo công thức: số người ở lại trên trang của bạn sau khi đọc một bài viết ban đầu chia cho số người thoát khỏi trang của bạn khi đọc xong bài viết ban đầu.

Tỷ lệ này sẽ là yếu tố để các search engine đánh giá về mức độ liên quan, mức độ hấp dẫn của toàn trang web. Nếu nội dung trên site thiếu sự gắn kết, người dùng đọc một bài rồi thoát ra. Kết quả là Search engine sẽ đánh giá từ khóa trên site của bạn có mức độ liên quan thấp.  

Traffic organic và đa dạng người dùng:

Traffic organic là traffic tự nhiên. Nếu site của bạn đã có traffic organic chứng tỏ thương hiệu của bạn đã được ghi nhận trên công cụ tìm kiếm và có người tìm kiếm trực tiếp thương hiệu của bạn. Do vậy đây là một yếu tố mà các search engine đánh giá là rất cần thiết để xếp hạng website và đánh giá một website có tiềm năng hay không.

Để làm điều này một cách tự nhiên, bạn cần 1 chiến lược từ khoá rõ ràng cho nội dung Website, viết bài thường xuyên về lĩnh vực của bạn, và đi backlink cùng chủ đề với số lượng hợp lý, điểm DR,DA,TF,CF,PA từ Backlink cao. Và phổ biến bài viết thường xuyên lên các Website dạng mạng xã hội lớn.

Nếu không đủ nhân lực, bạn có thể cân nhắc thuê ngoài với các dịch vụ có giá thấp hơn thuê 1 nhân viên cố định mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Dịch vụ đề xuất :

  • Viết Bài Xanh

Như vậy nếu mua traffic cho website, chúng ta phải đánh giá được nguồn traffic đó có các chỉ số tích cực không? Có đảm bảo thời gian onsite cao, tỷ lệ thoát nhỏ và có traffic organic hay không? Mua được các nguồn traffic chất lượng cao sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình SEO, ngược lại nếu traffic tự nhiên nhưng có các chỉ số traffic kém sẽ đánh tụt website trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm.

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Trang web của bạn không có thẻ hreflang? Hreflang để làm gì?

29 Tháng Một, 2020 by admin Leave a Comment

Trang web của bạn không có thẻ hreflang và bạn nhận được thông báo lỗi trên Google Webmaster Tools? Vậy phải làm sao để sửa lỗi này và thẻ Hreflang để làm gì? Có thực sự cần lưu ý đến nó không?

Trang web của bạn không có thẻ hreflang

Hreflang – theo mình nghĩ mang ý nghĩa cơ bản về liên kết – href giữa các ngôn ngữ – Language! Vốn dĩ bản thân nó đang thể hiện câu lệnh về sự liên kết giữa các ngôn ngữ rồi.Vậy thẻ này để làm gì?

Thẻ Hreflang để làm gì?

Với hàm nghĩa cơ bản của mình, thẻ Hreflang là thẻ giúp xác định ngôn ngữ của website đối với các Search engine. Ví dụ như thêm thẻ Hreflang=”vi” thì Google sẽ hiểu rằng website của bạn dùng ngôn ngữ Việt Nam, dùng cho người Việt Nam, nhờ đó mà khi SEO đúng cách, từ khóa của bạn sẽ lên top ở Việt Nam chứ không phải ở một quốc gia nào đó tận Châu Mỹ!

Thẻ hreflang được Google công bố vào tháng 4/2014 tuy nhiên đến tháng 7/2014, Google mới update lệnh này trên Google Search Console.

Google định nghĩa thế nào về vai trò của Hreflang?

Khi bạn tìm kiếm thẻ hreflang trên Google Console, bạn sẽ nhận được kết quả định nghĩa như sau:

“Nếu trang của bạn có nhiều phiên bản cho các ngôn ngữ hoặc khu vực khác nhau, hãy cho Google biết về các phiên bản khác nhau này. Việc làm như vậy sẽ giúp Google Tìm kiếm đưa người dùng đến phiên bản phù hợp nhất của trang theo ngôn ngữ hoặc khu vực.

Xin lưu ý rằng ngay cả khi bạn không làm gì, Google vẫn có thể tìm thấy các phiên bản ngôn ngữ thay thế của trang của bạn, nhưng tốt nhất bạn nên xác định rõ các trang theo ngôn ngữ hoặc theo khu vực của mình.

Một số trường hợp ví dụ trong đó bạn nên xác định trang thay thế:

  • Nếu bạn giữ lại nội dung chính trong một ngôn ngữ duy nhất và chỉ dịch mẫu, chẳng hạn như thành phần điều hướng và chân trang. Các trang có nội dung do người dùng tạo, chẳng hạn như diễn đàn, thường làm như thế này.
  • Nội dung của bạn có khác biệt nhỏ giữa các khu vực với nội dung tương tự trong một ngôn ngữ. Ví dụ: bạn có thể có nội dung tiếng Anh được nhắm mục tiêu đến Mỹ, Anh và Ireland.
  • Nếu nội dung trang web của bạn được dịch hoàn toàn sang nhiều ngôn ngữ. Ví dụ: bạn có cả hai phiên bản tiếng Đức và tiếng Anh của mỗi trang.”

Thẻ hreflang có cấu trúc như thế nào?

Một thẻ hreflang thường có cấu trúc như sau:

<link rel=”alternate” href=”https://example.com” hreflang=”x-default” />

Trong đó:

  • https://example.com là địa chỉ trang web của bạn.
  • x-default là mã ngôn ngữ và mã quốc gia.

Ví dụ website của bạn sử dụng song song hai ngôn ngữ là tiếng Anh, và tiếng Việt, chúng ta sẽ có 2 câu lệnh như sau:

<link rel=”alternate” href=”https://example.com/vi” hreflang=”vi-vn” />

<link rel=”alternate” href=”https://example.com/en” hreflang=”en-us” />

Khắc phục lỗi trang web của bạn không có thẻ hreflang?

Google sử dụng thẻ hreflang để khớp tùy chọn ngôn ngữ của người dùng, do đó hãy thêm thẻ hreflang vào website của mình. Hãy giúp Google định nghĩa website của bạn chính xác hơn nhé!

Trang web của bạn không có thẻ hreflang

Cách đầu tiên để kiểm tra và khắc phục lỗi này đó là sử dụng Google Search Console. Sau khi truy cập vào Google Webmaster, bạn click và  chọn International targeting.

Tại đây, nếu website của bạn thiếu hreflang, sẽ có thông báo lỗi của Goolge.

Trang web của bạn không có thẻ hreflang

Sau đó, hãy sử dụng một trong các công cụ sau để có thể khắc phục lỗi trang web của bạn không có thẻ hreflang:

  • Công cụ tạo thẻ hreflang của Aleyda Solis  .
  • Công cụ kiểm tra thẻ hreflang Merkle SEO 
  • Trình kiểm tra và xác thực HREFLang 

Các plugin trên đều tương thích với WordPress. Ngoài các plugin, chúng ta có thể sử dụng code tay, tuy nhiên thì cách này có thể gây lỗi nhiều hơn cho website của bạn. Thôi thì cứ dùng plugin cho an toàn vậy! Nếu như website của bạn đang gặp lỗi này, hãy kiểm tra và khắc phục theo hướng dẫn của chúng tôi nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Mobile Ads là gì? Các hình thức Mobile Ads?

27 Tháng Một, 2020 by admin Leave a Comment

Mobile Ads là gì? Đây là câu hỏi đối với nhiều người mới tìm hiểu về SEO, về MMO. Hiểu đơn giản theo đúng nghĩa đen của từ, Mobile Ads là việc quảng cáo hướng đến nhóm đối tượng sử dụng Mobile – thiết bị di động thông minh có kết nối Internet.

Mobile Ads là gì? Các hình thức Mobile Ads?

Mobile Ads trong thời gian gần đây được xem như là hình thức quảng cáo quan trọng không kém các quảng cáo trên giao diện Desktop. Mobile Ads thu hút tối đa sự chú ý của người xem, đem lại hiệu quả cao nhất cho tất cả các thương hiệu. Quảng cáo Mobile Ads đa dạng về hình thức hiển thị và có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu quảng cáo của khách hàng.

Tại sao lại chọn Mobile Ads?

Khoảng 5 năm trở lại đây các thiết bị di động ngày càng phát triển nhanh chóng, đồng thời với đó là sự thoái trào của các dòng máy tính. Nếu trung bình một hãng công nghệ ra mắt mỗi năm từ 1 – 2 dòng thiết bị mobile mới thì các loại máy tính hiện nay đã không còn duy trì được tốc độ phát triển. Sử dụng thiết bị di động cơ bản là tiện lợi hơn mà vẫn hiệu quả như sử dụng máy tính trong nhiều trường hợp.

Mobile Ads là gì? Các hình thức Mobile Ads?

Các thiết bị mobile ngày càng hiện đại, với nhiều công năng hơn hẳn máy tính và laptop do đó, sự lựa chọn của người dùng hướng tới các thiết bị mobile là điều tất yếu.

Chính từ xu hướng sử dụng mobile nhỏ gọn, nhẹ và tính di động cao của người dùng mà các hoạt động online hiện nay cũng chủ yếu được thực hiện trên các thiết bị di động. Như máy tính bảng, smartphone… Chúng ta mua sắm qua điện thoại, tìm kiếm trên điện thoại. Và thực hiện nhiều công việc văn phòng trên điện thoại. Có thể nói Mobile hiện diện 24/7 đối với mỗi người. Do đó việc quảng cáo qua thiết bị di động Mobile ads mới là xu hướng hiện nay mà các bạn làm MMO và SEO phải hết sức lưu tâm, tìm hiểu và sử dụng.

Các hình thức phổ biến của mobile ads

  • Quảng cáo trên trang tìm kiếm
  •  Quảng cáo hiển thị trên website: dưới dạng banner, interactive banner
  • Quảng cáo trong game và ứng dụng

Sử dụng Mobile Ads có thể có các hình thức hiển thị quảng cáo tương đối đa dạng và sinh động như:

– Quảng cáo dạng văn bản: hiển thị văn bản quảng cáo dạng Text về thông tin sản phẩm, dịch vụ

– Quảng cáo dạng hình ảnh: hiển thị hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của bạn dưới các hình thức mobile ads

– Quảng cáo dạng ứng dụng chéo: quảng cáo ứng dụng khác trên ứng dụng hiện tại như game khác, ứng dụng hình ảnh, video, tin tức,…

– Quảng cáo dạng video – Trueview: Dạng này thường gặp trên các trang xem video, xem phim hoặc khi bạn chơi game, đây là các quảng cáo mà bạn có thể chọn bỏ qua, nếu người dùng xem quảng cáo hơn 30s mới được tính là 1 view.

Mobile Ads là gì? Các hình thức Mobile Ads?

Rõ ràng rằng việc sử dụng các thiết bị di động ngày nay thuận tiện hơn desktop và laptop rất nhiều, người dùng đều có sử dụng các ứng dụng di động vì ứng dụng sẽ load nhanh hơn, chạy mượt mà hơn so với việc bạn vào trình duyệt và chạy ứng dụng. Do đó, khi sử dụng mobile ads sẽ có những lợi thế nhất định về trải nghiệm đối với người dùng.

Ưu điểm của Mobile ads

  • Khả năng nhắm chọn đối tượng mục tiêu dễ dàng.
  • Không bị giới hạn về thời gian và không gian quảng cáo
  • Đo lường hiệu quả quảng cáo chính xác
  • Quảng cáo mobile còn có ưu điểm vượt trội là khả năng di chuyển quảng cáo mọi lúc, mọi nơi

Vậy là bạn đã hiểu hơn về Mobile ads đúng không nào? Mobile ads là gì mà phổ biến đến vậy, và lý do tại sao chúng ta nên nghiên cứu, tìm hiểu về nó? Bài viết hy vọng sẽ đem lại lợi ích trong quá trình tìm hiểu về MMO và SEO của các bạn rất nhiều!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Lỗi URL không hợp lệ là gì? Cách khắc phục?

27 Tháng Một, 2020 by admin 1 Comment

Lỗi Url không hợp lệ là một lỗi thường hay gặp trong quá trình xử lý dữ liệu. Đây là một vấn đề thường gặp trong SEO và gây ra các hạn chế trong quá trình đẩy website lên top. Vậy lỗi URL cụ thể như thế nào và nguyên nhân, cách xử lý ra sao, hãy cùng xem sau đây

Lỗi URL không hợp lệ

Lỗi URL không hợp lệ do sai định dạng

Lỗi URL xảy ra khi URL trong nguồn cấp dữ liệu của bạn bị định dạng sai hoặc chứa ký tự không hợp lệ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến giải thích tại sao website của chúng ta lại gặp phải lỗi này:

Lỗi URL không hợp lệ do đường dẫn có chứa dấu cách hoặc ký hiệu 

Hệ thống Google sẽ không thể xử lý URL có chứa dấu cách hoặc một số ký hiệu nhất định. Do đó để khắc phục lỗi này, hãy thay thế bất kỳ dấu cách nào bằng các thực thể được mã hóa URL thích hợp. Ví dụ, bạn nên sử dụng:

Đối với dấu cách hãy thay thế bằng “space”: http://www.example.com/space%20here.html

Đối với các ký hiệu như “&” hãy thay thế bằng “and”: http://www.example.com/and%26here.html

Lỗi URL do đường dẫn chứa dấu gạch chéo ngược

Lỗi URL không hợp lệ

Google không được lập trình để xử lý URL có chứa dấu gạch chéo ngược (\). Trong quá trình làm việc, hãy đảm bảo các đường dẫn – URL của bạn chỉ chứa dấu gạch chéo xuôi chiều lên (/).

Lỗi URL do chứa URL tương đối

Hãy chắc chắn rằng URL bắt đầu bằng “http://” và bao gồm tên miền của bạn. Chúng tôi không thể xử lý nguồn cấp dữ liệu chỉ chứa các URL tương đối. Ví dụ như các url sau thuộc dạng tương đối: /main.html; www.example.com/main.html; http:www.example.com/main.html Thay vào đó hãy sử dụng một URL đầy đủ với dạng: http://www.example.com/main.html

Như vậy, trên đây đã giải thích về lỗi URL invalid mà chúng ta thường gặp trong quá trình SEO.

Nếu vẫn chưa đúng với trường hợp của bạn, vui lòng comment bên dưới cho mình biết. Còn nếu bài viết đã giúp bạn giải quyết được vấn đề, cũng nhớ comment báo mình vui nhé 😀

Cách Đi Link Hiệu Quả Để Bài Viết Chuẩn SEO


Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Topic Cluster là gì? Cách tìm ra ngay 100 topic cluster

7 Tháng Một, 2020 by admin Leave a Comment

Topic Cluster là khái niệm giúp một chiến dịch SEO đi đúng hướng ngay từ đầu, chỉ phân tích một lần có thể giúp định hướng về nội dung cho Website của bạn mãi mãi.

Topic Cluster là gì? Có ý nghĩa gì đối với việc SEO? SEO là công việc đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng tư duy. Càng sáng tạo bao nhiêu càng đạt được hiệu quả cao bấy nhiêu. Tất nhiên, sự sáng tạo nào cũng phải dựa trên những nguyên tắc mang tính bản chất và  nguyên lý, đặc biệt là trong SEO hiện nay.

Với môi trường SEO cạnh tranh và khốc liệt hơn, để đạt top Google không chỉ dựa vào việc có nhiều backlink hoặc xây dựng mạng xã hội phát triển mà theo xu hướng phục vụ người sử dụng, hướng đến yếu tố con người là cao nhất. Phương pháp SEO dùng topic cluster chính là một trong những phương pháp SEO có thể giúp chúng ta làm được điều đó, hãy cùng xem:

Topic Cluster là gì?

Topic Cluster là một phương pháp SEO do Hupspot nghiên cứu và phát triển từ năm 2017. Topic Cluster là cách SEO cụm chủ đề để phát triển những website tập trung vào nội dung. SEO theo Topic Cluster nghĩa là bạn lựa chọn một chủ đề làm trung tâm chính, phát triển các nội dung có liên quan đến chủ đề này và phân phối lên các trang khác nhau có kết nối tới Website chính đang được SEO.

SEO Topic Cluster sẽ có cấu trúc dễ hiểu hơn gồm có 02 phần, đó là: Phần chủ đề lõi hay là trang chính, trang trụ cột (Pillar Page) là trang có content chủ đề tổng quát và phần Cluster content là phần nội dung chia nhỏ từ chủ đề chính.

Các Cluster content sẽ được link với nhau và cùng trỏ tới Pillar page. Khi các công cụ tìm kiếm triển khai việc Crawl thì chúng sẽ dễ dàng đi qua tất cả nội dung và nhận ra rằng những nội dung này có mối quan hệ với nhau sâu và rộng hơn, từ đó sẽ đẩy chủ đề chính lên vị trí tìm kiếm cao hơn như một phần thưởng xứng đáng vì đã công phu xây dựng.

topic cluster là gì

Ví dụ, với Pillar Page là “Từ khóa bóng ma” khi đó hiểu nôm na là các Cluster content có thể gồm các nội dung tập trung làm rõ Pillar Page như:

Từ khóa bóng ma là gì và dùng để làm gì?

Từ khóa bóng ma có hiệu quả như thế nào trong SEO

Các lưu ý khi tìm kiếm và sử dụng từ khóa bóng ma

Cách tìm kiếm từ khóa bóng ma với ahrefs như thế nào?

…

Vậy những lợi ích khi SEO dạng Topic Cluster là gì?

Nếu như với cách SEO cũ, tập trung vào từ khóa thì Topic Cluster sẽ mở rộng các nội dung và bám sát theo chủ đề chính cần SEO. Cách SEO cũ sẽ có những hạn chế nhất định khi các từ khóa tương tự gần giống nhau thì sẽ viết các bài viết gần tương tự như nhau. Ví dụ với hai từ khóa: “Cách tìm kiếm topic cluster” và “Tìm topic Cluster dễ nhất” mặc dù khác nhau về mặt từ ngữ nhưng về bản chất lại không khác nhau là mấy.

Khi đó, khi triển khai SEO kiểu cũ, mặc dù các bài viết đó có thể hoàn toàn unique nhưng liệu người dùng có cần đọc tới hai bài viết trên cùng một trang để hiểu về một vấn đề hay không?

Việc SEO topic cluster sẽ khắc phục hạn chế đó. Với nội dung về Topic Cluster, khi đó chỉ cần lên nội dung tối ưu gồm các từ khóa cùng một chủ đề, ví dụ: Topic cluster là gì và cách tìm kiếm topic cluster…nghĩa là người đọc chỉ cần đọc một bài lớn để hiểu tất cả những nội dung có liên quan đến chủ đề mình nghiên cứu.

SEO Topic Cluster sẽ giúp người dùng tìm thấy toàn bộ nội dung mà mình cần trong một lần đọc. Tất nhiên, khi đó họ không cần chuyển qua một trang khác để đọc nữa, chúng ta có thể giữ chân người dùng trên website của mình lâu hơn. Và một khi đã on top thì khó mà tụt hạng nữa.

Cách tìm ra ngay 100 topic cluster (Hay là cách triển khai SEO topic cluster hiệu quả bằng Ahref)

Bước 1: Định vị topic lớn muốn SEO on top

                Tất nhiên rồi, điều đầu tiên khi muốn SEO theo phương pháp này, đó là bạn cần xác định được đối tượng SEO mà mình hướng tới là gì. Topic lớn này phải tập trung cụ thể và một vấn đề lớn, đủ để bao quát nhiều vấn đề khác nhau và có thể triển khai được tối thiểu 5 bài viết về chủ đề đó.

Bước 2: Nghiên cứu để tìm kiếm các topic con và nhóm từ khóa tương ứng nhờ Ahrefs

                Có các cách mà người SEO có thể vận dụng linh hoạt để phân tích và tìm kiếm các chủ đề nhỏ như sau:  Một là nghiên cứu website của đối thủ; Hai là tự dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để lên danh sách; Ba là tìm hiểu các website nước ngoài để học hỏi cách họ phân chia topic con của cùng một chủ đề.

                Tại bước này, việc sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa là một cách làm hiệu quả. Ví dụ bạn đang muốn nghiên cứu bộ topic con của chủ đề thiết kế nội thất. Hãy nhập topic lớn này vào Keyword Explore của Ahrefs và xem các kết quả đề xuất. Như hình sau:

Tiếp theo, tại giao diện chính, tìm menu trái đến All keyword ideas để tìm kiếm các ý tưởng từ khóa liên quan đến thiết kế nội thất.

dùng ahrefs phân tích topic cluster

Khi đó rất nhiều kết quả tìm kiếm hiển thị liên quan đến Thiết kế nội thất cùng các thông tin chi tiết như độ khó, lượng tìm kiếm…

phan tich topic cluster la gi

Ở đây mình chọn Export để xuất file CSV cho thuận tiện việc thao tác trên dữ liệu

Tại file CSV, mình xóa bỏ các cột dữ liệu không cần thiết và chỉ để lại cột keywords, Parent Topic và Parent Topic volume. Nhận thấy Ahrefs check cho kết quả có rất nhiều từ trùng nhau, do đó mình sẽ loại bỏ các key trùng

topic cluster

Sau đó, mình tiếp tục Filter Parent topic để xem mỗi Parent topic có những từ khóa nào. Ví dụ như hình dưới đây, mình đã lọc lấy Topic lớn là công ty thiết kế nội thất và nhận được các kết quả như công ty nội thất, công ty thiết kế nội thất hàng đầu Việt Nam, thiết kế nội thất Hà Nội…

Đó chính là mình đã nhóm các keywords theo topic Công ty thiết kế nội thất. Ví dụ mình tiếp tục nhóm theo topic Phần mềm thiết kế nội thất sẽ được các keywords sau

vi du ve topic cluster

Như vậy, nhờ công cụ Ahrefs mà mình có thể tìm các topic con với nhóm từ khóa mà không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu về một chủ đề thực ra hoàn toàn mới với mình rồi.

Nhờ có Ahref, mình không chỉ có thể nhanh chóng liệt kê hết các từ khóa liên quan đến chủ đề chính mà còn tìm ra ngay rất nhiều topic cluster. Hơn cả 100 topic cluster rồi ấy chứ!

Bước 3: Rà soát lại website của bạn để tối ưu hóa content

Hãy sắp xếp lại các bài viết (nếu đã có) theo các topic vừa lựa chọn được nhờ Ahrefs, hoặc nếu website của bạn chưa có gì thì bỏ qua bước này và tập trung vào việc xây dựng content theo từ khóa thuộc các topic vừa tìm ra.

Bước 4: Xây dựng content

Việc xây dựng content trên trang trụ cột tất nhiên sẽ phải khác với clusters. Hiểu đơn giản rằng nội dung bài viết trên Pillar page sẽ phải bao gồm các nội dung trên các Clusters. Do đó, tiêu chuẩn các bài trên trang trụ cột sẽ phải tối thiểu 2000 từ. Dù bao quát rộng như vậy nhưng không cần thiết phải quá sâu sắc như content của các cluster đâu nhé.

Nội dung tại các cluster content thì mình lưu ý rằng phải tập trung vào các vấn đề cụ thể và chi tiết hơn. Các bài viết này phải tập trung SEO các từ khóa như đã tìm và gom nhóm ở bước trước nhằm làm rõ cho nội dung trên Pillar page.

Hình trên là mô tả ví dụ về content theo dạng topic cluster điển hình. Nội dung SEO chính tại Pillar Page là Giảm cân (Weight loss), các Cluster content tập trung vào các vấn đề liên quan đến việc Giảm cân như: 20 bí mật về việc giảm cân; các bài tập yoga cho việc giảm cân, Tại sao bạn cần ăn đều mới có thể giảm cân, 6 kênh youtube tốt nhất hướng dẫn giảm cân, 8 loại thực phẩm giúp bạn giảm cân…

Khi xây dựng content SEO topic cluster bạn cần lưu ý xây dựng các kết nối 2 chiều, từ các nội dung trên Pillar Page sang Cluster Content và ngược lại để tạo ra mối quan hệ giữa các nội dung với nhau nhé!

Bước 5: Cuối cùng hay theo dõi kết quả thực hiện Topic Cluster của bạn.

Việc theo dõi tất nhiên là để có thể đánh giá xem Topic Cluster nào đang hoạt động hiệu quả, đẩy được từ khóa lên top và hút traffic về site của bạn từ đó có các chiến lược phù hợp tiếp theo.

Update 2/2020 : Hiện nay đã có một số dịch vụ viết bài tự phân tích Topic cluster, viết bài, thu hút traffic, đi link với giá khá mềm từ 3.7 => 4.5 triệu/ tháng.

Dịch vụ đề xuất :

  • Viết Bài Xanh

Như vậy, với bài viết trên, mình đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu về Topic Cluster, Topic Cluster là gì, cách tìm ra ngay 100 topic cluster và nhiều hơn thế nữa với công cụ quen thuộc là Ahref. Để việc SEO của mình có hiệu quả, các bạn hãy sáng tạo và áp dụng thành công kỹ thuật này nhé!

Sau khi viết bài tâm huyết theo mô hình Topic Cluster bạn có thể tự đi backlink cho bài viết để hỗ trợ đẩy nhẹ bài viết lên top hoặc mua một số backlink ngoài : Cách chọn mua backlink chất lượng cho Website qua 3 bộ lọc

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

  • « Previous Page
  • Page 1
  • …
  • Page 3
  • Page 4
  • Page 5

Primary Sidebar

DỊCH VỤ VIẾT BÀI C – GÓI CHĂM SÓC WEBSITE

“dịch
DMCA.com Protection Status

Copyright © 2018. by Backlink123.com.