Cách đánh giá website: 4 thông số cơ bản trên Google Analytics

Như thế nào là một website tốt? Làm sao để biết website mang đến hiệu quả, lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp? Theo dõi ngày cách đánh giá website để có thể hiểu hơn về website và xây dựng định hướng phát triển website cho doanh nghiệp.

Cách đánh giá website

Hiện tại Google Analytic là công cụ tuyệt vời nhất để đánh giá website. Để đánh giá web bạn thực hiện các bước như sau:

1. Đăng nhập vào Google Analytic

Đánh giá website

Đăng nhập Google Analytic hoặc đăng ký nếu bạn chưa có tài khoản:

Đánh giá website
Đăng ký vào google analytics

2. Đánh giá website

Bước 1: Nhập thông tin website:

  • URL trang web bạn có thể chọn vào “ http://” hoặc “ https://” tùy vào mỗi web. Bạn chỉ cần copy tên miền và dán vào mục trống.
  • Danh mục ngành bạn chọn theo lĩnh vực của website
  • Múi giờ báo cáo. Bạn chọn là múi giờ Việt Nam => Sau đó bạn bấm vào tạo và chọn Việt Nam. Chọn mục ô vuông “Tôi chấp nhận …” Chọn tiếp nút Tôi chấp nhận bên dưới.

Bước 2: Copy và dán mã theo dõi của Google Analytics vào Website.

Sao khi copy, bạn vào trang quản trị website của mình vào mục Cấu hình >> Cơ bản >> Kết nối với google. Bạn sẽ phải dán vào mục mã theo dõi google analytics và chọn Lưu cài đặt như hình dưới đây.

Sau khi cài đặt xong để xem kết quả bạn chọn mục Trang chủ.

Lưu ý: Khi vừa mới cài thì công cụ sẽ chưa thể có dữ liệu, bạn cần đợi ít nhất là 24h để google có thể lấy dữ liệu của website và tiến hành phân tích để đưa ra kết quả . 

4 tiêu chí quan trọng để đánh giá website

Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách đọc và hiểu các thông số cơ bản trên Google Analytics.

Để xem các chỉ số tổng quan đánh giá về website của bạn, bạn chọn vào mục Trang chủ. Các bạn sẽ được biết về một số thông tin cơ bản như:

  • Người dùng 
  • Số phiên 
  • Tỷ lệ thoát
  • Thời lượng phiên

Bạn có thể tùy chỉnh thời gian theo dõi: 7 ngày qua, 1 tháng qua,… Bên cạnh đó là “ Thời gian thực” hiển thị số người đang truy cập vào website của bạn. 

Phía dưới sẽ có biểu đồ thể hiện sự truy cập website của bạn từ: các công cụ tìm kiếm, quảng cáo, mạng xã hội, trực tiếp. Bạn cũng có thể biết về vị trí của người truy cập đến website chúng ta đến từ quốc gia nào.

Theo dõi thời gian truy cập của người dùng. Tiếp theo là những bài viết được xem nhiều nhất. Biểu đồ về số người đang hoạt động và biểu đồ thiết bị truy cập website.

1. Thời gian thực

Tại đây bạn sẽ biết được thời điểm hiện tại:

  • Có bao nhiêu người truy cập vào website của mình. 
  • Thiết bị sử dụng người dùng sử dụng ( Ví dụ: máy tính, điện thoại,…).
  • Trạng thái hoạt động hàng đầu. Người dùng hiện đang ở danh mục nào trong website ví dụ như: trang chủ, hay các trang nhỏ khác,…
  • Vị trí hàng đầu. Cho bạn biết vị trí mà người dùng truy cập website của bạn.
  • Nguồn truy cập. Cho biết người dùng truy cập vào website của bạn từ google, facebook, các quảng cáo, hay các nguồn khác…
  • Từ khóa hàng đầu: Tính năng này sẽ cho bạn biết người dùng truy cập tới website của bạn thông qua từ khóa nào. Tuy nhiên tính năng này Google Analytics không hỗ trợ, bạn cần sử dụng Google Webmaster tool để biết về thông tin này. 

>> Đó là phần tổng quan về Thời gian thực. Bạn có thể xem chi tiết hơn ở các mục bên dưới  như nguồn lưu lượng, vị trí, nội dung,…

Mục thời gian thực

2. Đối tượng

Ở phần này, công cụ cung cấp cho chúng ta thông tin về đối tượng người dùng truy cập website theo thời gian. Chẳng hạn như hôm nay, hôm qua, 1 tuần qua, 1 tháng qua,…

Ở đây bạn sẽ có:

  • Biểu đồ thể hiện số người dùng qua các khoảng thời gian
  • Các con số về: người dùng, người dùng mới, số phiên, số phiên trung bình, tổng số lần xem trang và số trang trên 1 phiên.
  • Thời gian trung bình truy cập trang của một người dùng.
  • Tỷ lệ thoát

3. Chuyển đổi

Mục chuyển đổi cho bạn biết là website của bạn được truy cập nhiều từ những nguồn nào. 

Ở đây chúng ta có các nguồn như sau:

  • Organic search: Công cụ tìm kiếm như Google
  • Paid search: Nếu bạn có chạy quảng cáo thì đây chính là thống kê liên quan đến việc chạy quảng cáo của bạn.
  • Social: Là các mạng xã hội như: Facebook, Youtube chẳng hạn.
  • Direct: Là lượng truy cập mà người dùng gõ thẳng vào tên miền của website 
  • Referral: Là nguồn giới thiệu ví dụ như bạn đặt link website của bạn trên các website khác để giới thiệu tới người dùng.
  • Other: Là lượng truy cập từ các nguồn khác ví dụ như Zalo.

4. Hành vi

Ở phần Hành vi  này chúng ta sẽ biết được các bài viết được xem nhiều nhất theo khoảng thời gian đã chọn bao gồm:

  • Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của lượt xem các trang theo các ngày.
  • Các số liệu thống kê như: Tổng số lượt xem trang, thời gian xem trang trung bình, tỷ lệ thoát, phần trăm thoát.
  • Top những bài viết được xem nhiều nhất trong thời gian đang xét đến.

Tại sao bạn cần đánh giá website

Nếu như bạn có một trang mạng của riêng mình phục vụ cho việc kiếm tiền. Tuy nhiên bạn lại không biết đánh giá chất lượng làm việc của website. Chắc chắn bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều thông tin hữu ích mà trang web mang lại, cũng như những điều thiếu sót cần được cải thiện.

Đánh giá website
Một website đã hoạt động cần được đánh giá

>>Học cách đánh giá website bạn sẽ:

  • Hiểu hơn về mong muốn, sở thích của khách hàng. 
  • Vạch ra được phương hướng phát triển chất lượng bài viết trên website 
  • Đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khahcs hàng

Bởi các thông số đã thể hiện một cách chính xác và khách quan nhất hiệu quả của trang web. Những điểm mạnh, điểm yếu và hiệu quả website mang lại.

Trên đây Backlink123 đã chia sẻ chi tiết về cách đánh giá website sử dụng Google Analytic. Cùng những tiêu chí quan trọng giúp đánh giá website của doanh nghiệp. Nếu bạn chưa xác định được hiệu quả trang web mang lại. Hãy bắt đầu ngay với Google Analytic nhé!

Để lại bình luận

DMCA.com Protection Status