Nghề SEO: SEO là làm gì? Lương bao nhiêu? Bạn có hợp với nghề SEO?

Covid kéo dài ảnh hưởng đến mọi ngành nghề đặc biệt là sản xuất kinh doanh trực tiếp. Khi mà mọi công ty doanh nghiệp dần chuyển hướng sang làm việc online thì có một ngành đã và đang hoạt động và phát triển lâu dài đó chính là ngành SEO. Vậy bạn đã hiểu gì về nghề SEO? SEO là nghề gì? Làm SEO là làm gì? Lương bao nhiêu? Và làm thế nào để trở thành một SEOer thành công?

Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Seo là nghề gì?

SEO là viết tắt của “Search Engine Optimization” – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nghĩa là đẩy trang web lên những thứ hạng đầu của các công cụ tìm kiếm Google, Cốc Cốc, Bing…

Làm SEO chính là việc làm cho một trang web nào đó xuất hiện trong Top đầu (Top 10) của công cụ tìm kiếm (thường là Google).

Ví dụ:

Công ty bạn chuyên về dịch vụ tổ chức tiệc cưới. Là một nhân viên SEO bạn sẽ có nhiệm vụ đẩy từ khóa “ tổ chức tiệc cưới” hay các từ khóa liên quan “dịch vụ tiệc cưới”, “tổ chức đám cưới” lên top Google. Làm sao để khi người dùng tìm kiếm những từ khóa này thì trang web của bạn sẽ hiển thị trên trang 1 Google.

Hiện tại nghề SEO ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào SEO trên Google. Vậy nên khi nhắc đến SEO mọi người thường hiểu là SEO Google.

Nghề SEO là làm gì?

Là một nhân viên Seo công việc của bạn chính là tối ưu website để trang web xuất trên trong trang 1 (Top 1 – 10) Google. Thứ hạng trang web càng cao đồng nghĩa với việc sản phẩm bạn càng được bày ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy, dễ hút khách.

Vậy chính xác các nhiệm vụ của một nhân viên là gì?

Học SEO ra làm nghề gì?

SEO là nghề gì

Học SEO tất nhiên là để trở thành nhân viên SEO. Tuy nhiên nhân viên SEO cũng có các nhóm khác nhau như:

  • Nhân viên SEO
  • Chuyên viên SEO
  • Đội trưởng SEO

Ngoài ra SEO còn có một nhánh nhỏ hấp dẫn dành cho các bạn trẻ muốn tìm kiếm công việc làm online, thời gian linh động đó là làm CONTENT – viết bài chuẩn SEO cho các công ty.

Lương làm SEO là bao nhiêu?

Tiền lương cũng là yếu tố rất quan trọng để một người chọn theo đuổi nghề hoặc không!

  • Theo thống kê mới nhất năm 2020 thì lương nhân viên SEO mới ra trường vào khoảng 8 – 10 triệu đồng.
  • Nhân viên SEO có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên sẽ có mức lương từ 10 – 12 triệu + % số lượng từ khóa bạn SEO lên.
  • Nếu bạn nắm vị trí đội trưởng SEO mức lương sẽ khoảng 13 – 18 triệu đồng
  • Còn nếu bạn có thêm kỹ năng tiếng Anh và có thểm 3 – 5 năm kinh nghiệm thì lương của bạn có thể lên tới 25 triệu.

Đây là chưa kể đến bạn có thể nhận thêm các dự án SEO ngoài với mức lương hấp dẫn nữa nhé!

Những nghiệp vụ của nghề seo là gì?

Để làm được điều đó thì các nghiệp vụ của một nhân viên SEO gồm:

Lên kế hoạch, tính toán, sắp xếp các công việc:

Phân tích và đánh giá, lập kế hoạch chi tiết các công việc cần thực hiện.

Tối ưu hóa các chỉ số trên website:

Sau khi đã lập kế hoạch bạn cần bắt tay vào công việc tối ưu hóa trang web. Chuẩn hóa trang web dựa trên những tiêu chuẩn của Google để hỗ trợ đẩy web lên Top dễ dàng nhất. Các công việc của tối ưu hóa trang web gồm:

  • Tối ưu hóa tốc độ tải trang
  • Tối ưu giao diện trang web
  • Tối ưu hóa sản phẩm trên trang…

Nghiên cứu từ khóa:

Nghiên cứu từ khóa chọn ra bộ từ khóa tối ưu hỗ trợ quá trình xây dựng chiến lược nội dung. Nghiên cứu từ khóa sẽ giúp bạn tối ưu ngân sách và có thể đưa từ khóa lên top dễ dàng nhất.

Nghiên cứu những từ khóa liên quan đến sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm những từ khóa mà khách hàng sẽ tìm chứ không phải tìm và SEO theo từ khóa bạn nghĩ khách hàng sẽ tìm. Để làm được điểu này bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các công cụ phân tích từ khóa như: Google Keyword Planner, Ahref, SEMRush, Google Trends…Từ đó chọn những từ khóa phù hợp và chọn phương án tối ưu để đẩy từ khóa lên Top.

Xây dựng liên kết (link building):

Liên kết hay backlink chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong SEO. Vậy nên là một nhân viên SEO bạn cần biết cách xây dựng chiến lược backlink: đặt link ở đâu, đi link như thế nào, số lượng ra sao, những kỹ thuật đi link để website lên top từ khóa tốt hơn.

Xây dựng content:

Content is King” vài trò của content – nội dung trong SEO là cực kỳ quan trọng. Đã làm SEO bạn cần hiểu và biết thế nào là một bài viết chuẩn SEO để lên nội dung chuẩn cho trang web. Tất nhiên nội dung bạn có thể thuê viết bài tuy nhiên bạn cần hiểu thế nào là một bài SEO chuẩn để có những đánh giá, chỉnh sửa tốt nhất.

Theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả SEO:

Trong quá trình Seo bạn cần tiến hành theo dõi, phân tích, đo lường hiệu quả SEO. 

Ví dụ: Sau thời gian bao lâu thì web nhận được nhiều tín hiệu hơn, số lượt traffic đổ về tăng như thế nào…

Hiện tại Google Analytics và Google Search Console chính là 2 công cụ tốt nhất để bạn có thể theo dõi đánh giá kết quả SEO theo ngày, tuần, tháng,… Xem các thông số quan trọng: lượng truy cập, lượt click, thời gian ở lại trang, số lượng trang truy cập của mỗi phiên truy cập…

Liên tục cập nhật và học hỏi thông tin mới:

Bất kỳ ngành nghề nào cũng yêu cầu sự đổi mới liên tục đặc biệt là đối với SEO. Bởi các thuật toán của Google luôn thay đổi theo thời gian. Vậy nên bạn cũng cần không ngừng cập nhật kiến thức mới để bắt kịp xu hướng để vươn lên hoặc giữ vững vị thế dẫn đầu.

Tính cách bạn phù hợp với SEO không?

SEO là nghề gì
SEO là nghề gì

Bạn đã hiểu rõ seo là nghề gì, nó như thế nào và muốn bắt đầu học SEO. Tất nhiên nghề nào cũng có người phù hợp hoặc không. Với SEO cũng vậy nếu bạn thấy mình có nhiều đặc điểm tính cách dưới đây. Vậy thì bạn đã có những điểm căn bản để phù hợp với nghề SEO rùi đó!

  • Bạn chi tiết, tỉ mỉ
  • Bạn sống ngăn nắp, nguyên tắc và quy củ
  • Bạn thích làm việc với những con số, dữ liệu
  • Bạn yêu thích các môn tự nhiên
  • Bạn yêu thích công nghệ, mày mò các công cụ…

Ngược lại nếu bạn là người có tính cách:

  • Mộng mơ bay bổng
  • Thích sáng tạo và làm việc theo cảm hứng
  • Không yêu thích các con số, số liệu

Vậy thì bạn khó mà theo đuổi công việc SEO là là khô khan, cứng nhắc này rùi!

Những kỹ năng cứng cần có của một SEOer

Để có thể có một vị trí tốt trong nghề seo bạn cần không ngừng rèn luyện những kỹ năng liên quan trực tiếp đến ngành nghề, công việc của mình.

Dưới đây mình sẽ điểm tên một số kỹ năng cứng quan trọng nhất nhé!

Tư duy kỹ thuật:

SEO thiên nhiều về kỹ thuật vậy nên bạn cần rèn luyện khả năng tính toán, tư duy logic, đánh giá, phân tích số liệu…

Hãy bắt đầu bằng cách tìm đến những cuốn sách rèn luyện tư duy kỹ thuật, đọc sách kỹ thuật, tham gia khóa học…

Kỹ năng phân tích suy luận

Đã làm SEO bạn cần nghiên cứu, khám phá những quy luật mới của Google. Không ngừng phân tích, suy luận để đưa ra phương án tốt nhất và giải quyết các vấn đề một cách chính xác.

Kỹ năng phản biện

Kỹ năng phản biện xuy xét, đánh giá lại những quan điểm trước đó của mình.

Ví dụ:

Sau mỗi lần đánh giá các phương án SEO bạn cần suy sét, đánh giá những giả thuyết mình đưa ra đã đúng chưa. Những điều chỉnh của mình liệu đã phù hợp và tốt nhất hay chưa?

Hãy đóng vai trò là người phê phán, phản đối với chính những gì mình đã tin tưởng trước đó nhé!

Kỹ năng sắp xếp, phân loại:

Thu thập, phân loại, sắp xếp dữ liệu như thế nào? Bạn cần nắm được các nguyên tắc khiến mọi thứ đơn giản hơn tránh việc làm mọi thứ rối tung lên tốn thời gian, và hiệu suất công việc không cao.

Hãy bắt đầu bằng cách rèn luyện kỹ năng Excel: Sắp xếp dữ liệu, tính toán số liệu, dữ liệu như thế nào…

Kỹ năng lập trình:

Là một SEOer bạn sẽ làm việc với website rất nhiều. Vậy nên bạn cần phải hiểu và biết ít nhiều về ngôn ngữ lập trình. Từ đó có thể hiểu sâu hơn về website, cách thức hoạt động của Google, các tiêu chuẩn của Google. Từ đó có thể mạnh dạn thao tác, thực hiện các điều chỉnh trên trang web hoặc thực hiện những điều chỉnh căn bản.

Kỹ năng viết

Như đã nói ở trên “Content” là một phần cực kỳ quan trọng của SEO. Vậy nên khi làm SEO bạn cũng cần thông thạo kỹ năng viết cơ bản để có thể tự mình tạo content cho trang web.

Trên đây Lợn đã giới thiệu chi tiết SEO là nghề gì và những điều mà một new SEOer cần biết và muốn được giải đáp. Bạn còn thắc mắc gì về ngành SEO và nghề SEO hay không? Nếu có hãy để lại comment để chúng ta cùng thảo luận thêm nhé!

Để lại bình luận

DMCA.com Protection Status