Ngủ trưa dậy bị đau đầu? cảnh báo nguy hiểm từ cơ thể?

Giấc ngủ trưa được ví như “liều thuốc vàng” giúp tái tạo năng lượng và cải thiện sự tập trung cho buổi chiều. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, khiến tinh thần uể oải và hiệu suất làm việc giảm sút. Liệu đây có phải tín hiệu cảnh báo sức khỏe của cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả trong bài viết dưới đây của Phòng Khám Quang Hiền nhé!

Ngủ trưa dậy bị đau đầu nguyên nhân là do đâu?

Ngủ trưa dậy đau đầu thường bắt nguồn từ nguyên nhân cơ học và bệnh lý, cụ thể như sau: 

Nguyên nhân cơ học khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu

Do ngủ nhiều

Một giấc ngủ trưa khoa học nên kéo dài từ 10 đến 20 phút, giúp cơ thể phục hồi năng lượng và cải thiện sự tập trung mà không gây mệt mỏi khi thức dậy. Ngược lại, nếu ngủ quá lâu, cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái ngủ nông sang ngủ sâu, làm giảm lượng máu lên não, chậm quá trình trao đổi chất và khiến hệ thần kinh trung ương hoạt động mạnh hơn.

Ngủ trưa dậy bị đau đầu

Đây chính là nguyên nhân gây đau đầu, mệt mỏi hoặc chóng mặt sau khi thức dậy. Theo các nghiên cứu, việc ngủ trưa từ 30 đến 60 phút có thể dẫn đến sleep inertia – trạng thái lờ đờ, uể oải, làm giảm hiệu suất làm việc và học tập.

Do ngủ không đủ giấc

Việc ngủ không đủ giấc cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn ngủ dậy bị đau đầu. Rất nhiều người thường mất nhiều thời gian để ngủ trưa, giấc ngủ chập chờn, bị trằn trọc khi ngủ. Thời gian ngủ vào buổi trưa từ 15 phút trở lên mới đảm bảo được việc không bị đau đầu khi ngủ dậy. 

Do nằm sai tư thế

Rất nhiều người có thói quen nằm úp sấp, nằm nguyên một tư thế hay kê gối ngủ quá cao. Việc nằm sai tư thế mỗi khi ngủ sẽ gây ra tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, mệt mỏi. 

Ngủ trưa dậy bị đau đầu

Làm việc lập tức khi ngủ dậy

Sau khi vừa thức dậy, cơ thể cần thời gian để chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động. Làm việc ngay sau khi ngủ dậy có thể gây áp lực đột ngột lên hệ thần kinh và tuần hoàn máu, khiến tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, mọi người nên vận động nhẹ nhàng trong vòng 5 đến 10 phút và uống một cốc nước để giúp cơ thể dần thích nghi, kích thích hệ tuần hoàn máu và giảm căng thẳng mệt mỏi. 

Dùng nhiều chất kích thích khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu

Lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực hay thức uống có gas dễ khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ. Hàm lượng caffeine trong những loại thức uống này không chỉ kích thích hệ thần kinh trung ương, làm tăng tiết hormone adrenaline và cortisol – hai yếu tố chính gây căng thẳng và mất ngủ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng ngủ chập chờn và khi thức giấc bạn có thể cảm thấy đau đầu.

Ngủ trưa dậy bị đau đầu

Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu trước khi ngủ

Việc thường xuyên dùng máy vi tính, laptop, điện thoại chơi game, nhắn tin gọi điện quá lâu trước khi ngủ cũng có thể là các yếu tố khiến bạn ngủ trưa dậy bị đau đầu. Do vậy, khi đến giờ ngủ trưa cần hạn chế những thói quen này để tránh những biểu hiện khó chịu khi thức dậy. 

Ngủ trưa dậy bị đau đầu – Tín hiệu cảnh báo từ cơ thể

Ngoài các yếu tố cơ học thì ngủ trưa dậy bị đau đầu có thể là tín hiệu cảnh báo của cơ thể liên quan đến các bệnh như huyết áp cao, thiếu máu não, u não, trầm cảm,… 

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu cục bộ đến một vùng của não, khiến não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động bình thường. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.

Thiếu máu não khiến ngủ trưa dậy bị đau đầu

Mặc dù thiếu máu não có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt vào buổi trưa và ban đêm, nhưng đây không phải là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm vẫn rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe não bộ, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dấu hiệu của trầm cảm

Ngủ trưa dậy bị đau đầu hay rối loạn giấc ngủ đó có thể là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm. Khi ấy, bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau đầu, buồn nôn khi thức dậy. Hơn thế, người bị trầm cảm sẽ có thể bị đau đầu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. 

Huyết áp cao

Khi huyết áp tăng cao, áp lực máu lên não bộ tăng mạnh, dẫn đến tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu. Hiện tượng này phổ biến ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng trẻ hóa, khiến nhiều người trẻ tuổi cũng phải đối mặt với nguy cơ này. 

Ngủ trưa dậy bị đau đầu do huyết áp cao

Đau nửa đầu

Một trong những nguyên nhân ngủ trưa dậy bị đau đầu đến từ việc người bệnh mắc các bệnh lý đau nửa đầu. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhói dữ dội hay chỉ đau ở mức độ nhẹ, kéo dài hàng giờ hay diễn ra và kết thúc chớp nhoáng. Ngoài cơn đau, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng đi kèm như buồn nôn, cảm thấy khó chịu, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. 

Ngưng thở khi ngủ hoặc nghiến răng

Nguyên nhân ngủ trưa dậy bị đau đầu có thể xuất phát từ hội chứng ngưng thở khi ngủ hay còn được biết đến là “sát thủ của giấc ngủ”. Khi mắc hội chứng này người bệnh có thể bị ngưng thở hoàn toàn khoảng 3 giây và lặp lại nhiều lần trong một đêm. Từ đó gây gián đoạn giấc ngủ khiến ngủ dậy dễ bị đau đầu do thiếu oxy. 

Ngoài ngưng thở khi ngủ, tình trạng nghiến răng cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu khi thức dậy. Khi nghiến răng, các cơ hàm bị căng thẳng, dẫn đến cảm giác đau đầu và mỏi cơ.

Thoái hóa đốt sống cổ

Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Khi đốt sống bị thoái hóa, các gái xương có thể chèn ép lên dây thần kinh, gây cản trở máu lưu thông lên não. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó tập trung và suy giảm trí nhớ. 

Thoái hóa khớp cổ - nguyên nhân ngủ chưa dậy bị đau đầu

Do đó, để giảm thiểu những biến chứng ngày càng nghiêm trọng thì việc thăm khám và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. 

Giải pháp khắc phục tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu chuẩn chuyên gia

Để có thể chủ động nâng cao chất lượng giấc ngủ, bạn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục sau đây: 

Ngủ đủ giấc và dậy đúng giờ

Rèn luyện thói quen ngủ trưa vào khung giờ nhất định và tỉnh dậy sau 15 – 30 phút sẽ khiến tình trạng đau đầu sau ngủ trưa giảm hẳn. Chú ý, giấc ngủ vào ban đêm cũng nên áp dụng thức tương tự với đủ 7-8 giấc để tránh ảnh hưởng đến trạng thái của cả ngày hôm sau. 

Massage da đầu

Hiện tượng nặng đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi ngủ dậy có thể được cải thiện bằng cách bài tập massage. Bạn có thể ấn huyệt hai bên thái dương, góp phần làm dịu các cơn đau do ngủ trưa gây ra. Mặt khác, bấm huyệt massage nhẹ nhàng cũng khiến các dây thần kinh được thư giãn, máu cũng lưu thông đến các cơ quan trên cơ thể tốt hơn. 

Sau đây là một số kỹ thuật massage chuẩn bạn có thể tham khảo:

Massage vùng thái dương: Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt lên hai bên thái dương, nhấn nhẹ và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ trong vòng 1-2 phút, sau đó xoay ngược chiều. Lặp lại động tác liên tục từ 3-5 lần để giảm căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn sâu hơn.

Massage vùng gáy và cổ: Dùng ngón cái ấn nhẹ vào huyệt phong trì (hai lõm nhỏ phía sau gáy, dưới xương chẩm) và giữ trong 10 giây, lặp lại liên tục 5 lần. Sau đó, dùng lòng bàn tay xoa nhẹ từ gáy xuống cổ để thư giãn cơ và tăng cường lưu thông máu.

Xoa bóp đỉnh đầu: Đặt các đầu ngón tay lên đỉnh đầu, xoa tròn từ trước ra sau trong 2-3 phút. Phương pháp này kích thích huyệt đạo, giúp đầu óc thoải mái hạn chế tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu. 

Massage đầu giúp thư giãn, cải thiện giấc ngủ

Massage lòng bàn chân: Bạn dùng ngón tay cái ấn nhẹ và day tròn các huyệt ở lòng bàn chân, đặc biệt vùng hõm giữa. Massage từ gót chân đến đầu ngón chân trong 5 đến 10 phút để cơ thể thư giãn hoàn toàn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Xoa bóp vùng vai và lưng trên: Dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng vai và lưng trên theo chuyển động tròn trong 3-5 phút. Cách này giúp giảm căng thẳng cơ, hỗ trợ máu lưu thông tốt hơn và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. 

Tuy nhiên cần lưu ý rằng massage chỉ là biện pháp hỗ trợ và không thể thay thế cho điều trị y khoa. Do đó nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn để có phương pháp xử lý phù hợp. 

Hạn chế sử dụng các chất kích thích

Để đảm bảo một giấc ngủ trưa chất lượng, bạn nên tránh xa các loại đồ uống chứa caffeine hoặc chất kích thích ít nhất từ 1 đến 2 tiếng trước khi đi ngủ. Thay vào đó hãy chọn nước ấm hoặc trà thảo mộc nhẹ nhàng, nó sẽ giúp cơ thể được thư giãn và nhanh chóng đạt được trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Lúc này sau khi ngủ trưa dậy bạn sẽ không còn cảm thấy bị đau đầu khó chịu nữa. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy nặng đầu, buồn nôn sau khi ngủ trưa thì hãy thử điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng được Phòng Khám Quang Hiền tổng hợp dưới đây: 

Cải bó xôi: Đây là loại rau chứa nhiều riboflavin (vitamin B2), được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả trình trạng đau đầu. Vitamin B2 giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và cải thiện chức năng của não bộ, giúp bạn cảm thấy tinh thần tỉnh táo hơn mà không cần sử dụng các chất kích thích. 

Các loại ngũ cốc: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn dinh dưỡng dồi dào, cung cấp chất xơ và nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin nhóm B và khoáng chất. Hỗ trợ làm chậm quá trình hấp thụ glucose, giúp ổn định đường huyết, duy trì năng lượng cho cơ thể suốt cả ngày dài. Do đó, sử dụng ngũ cốc vào chế độ ăn có thể làm suy giảm nguy cơ đau đầu do hạ đường huyết, mang lại cảm giác tỉnh táo hơn. 

Ngủ trưa dậy bị đau đầu hãy ăn ngũ cốc

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa: Sữa cung cấp protein, canxi và các axit amin quan trọng giúp cân bằng hoạt động của hệ thần kinh và giảm các triệu chứng đau đầu hiệu quả.

Các loại cá giàu omega-3: Cá hồi, cá ngừ hoặc cá nục rất giàu axit béo omega-3, giúp giảm viêm và cải thiện lưu thông máu đến não, từ đó làm dịu chứng đau đầu nhanh chóng. 

Socola đen: Nếu bạn cảm thấy đau đầu khi ngủ dậy vào buổi trưa thì một miếng socola đen chứa ít nhất 70% cacao có thể giúp làm dịu cảm giác này. Socola đen là nguồn cung cấp magie dồi dào và khoáng chất giúp thư giãn cơ thể, cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm đau đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, siêu dưỡng chất- flavonoid trong cacao còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và làm giảm viêm, góp phần vào việc giảm cơn đau đầu.

Chuối: Chuối là thực phẩm giàu kali, khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, từ đó giúp giảm hạn chế ngủ trưa bị đau đầu. Đặc biệt, nếu cơn đau đầu của bạn xuất phát từ việc đói hoặc do chế độ ăn thiếu chất, ăn một quả chuối khi thức dậy có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không làm tăng nhanh nồng độ đường trong máu. 

Chuối thực phẩm giàu kali giúp làm giảm tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu

Nhờ vào sự kết hợp của carbohydrate tự nhiên và chất xơ, chuối giúp duy trì mức năng lượng ổn định, đồng thời giảm thiểu nguy cơ đau đầu do thiếu năng lượng.

Thêm những thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp làm giảm tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu mà còn hỗ trợ sức khỏe toàn diện, mang đến cảm giác sảng khoái và dồi dào năng lượng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu, hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Để giải quyết triệt để tình trạng này thì bạn cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Nếu tình trạng ngủ trưa dậy bị đau đầu không thuyên giảm mà kéo dài liên tục với những cơn đau dữ dội đột ngột, kèm theo, nôn mửa, rối loạn thị giác, yếu/tê một bên cơ thể,… bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện tốt nhất, đặt lịch hẹn tại Phòng Khám Quang Hiền và nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho bạn nhé!

Để lại bình luận

DMCA.com Protection Status