Trào ngược họng thanh quản là một tình trạng phổ biến, gây nhiều triệu chứng khó chịu như đau họng, khàn giọng, ho dai dẳng, cảm giác vướng víu cổ họng. Thông thường, để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, thì việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin trào ngược họng thanh quản nên ăn gì dành cho bạn.
Tổng quan về trào ngược họng thanh quản
Trào ngược họng thanh quản hay còn gọi là LPR (Laryngopharyngeal Reflux), là một tình trạng xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên vùng họng, thanh quản gây ra kích ứng và tổn thương. Vì thế, nếu không được điều trị kịp thời LPR có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như viêm thanh quản, viêm phổi tái phát và đặc biệt là tăng nguy cơ ung thư thanh quản.
Trào ngược họng thanh quản nên ăn gì?
Nhiều bệnh nhân mắc LPR đặt ra câu hỏi như trào ngược họng thanh quản nên ăn gì để giảm đi các triệu chứng, tránh làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Để giải đáp thắc mắc, mời bạn cùng theo dõi:
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa giúp thức ăn di chuyển qua dạ dày nhanh hơn, và chuyển hóa lượng đạm để nuôi dưỡng cơ bắp. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên cơ vòng thực quản, từ đó hạn chế được nguy cơ trào ngược. Đặc biệt, thực phẩm giàu chất xơ còn giúp duy trì cân nặng lý tưởng.
Một số thực phẩm giàu chất xơ mà bạn có thể bổ sung như:
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lức hoặc bánh mì nguyên cám rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Các loại đậu: Đậu xanh, đậu lăng, và đậu đen.
- Rau củ giàu chất xơ: Bắp cải, cà rốt hoặc củ cải.
Các thực phẩm trên nên nấu chín, mềm để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
Rau củ, trái cây
Rau củ và trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa và nhiều chất xơ. Việc bổ sung các loại rau củ và trái cây là điều cần thiết để cải thiện hệ tiêu hóa, giảm viêm và bảo vệ niêm mạc vùng họng khỏi tổn thương do axit dạ dày gây ra.
Bệnh nhân có thể sử dụng các loại rau củ như: bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, rau mồng tơi, các loại rau củ này chứa nhiều kiềm, giúp trung hòa axit, giảm kích ứng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các loại trái cây như chuối, táo hoặc dưa gang, dưa lưới, cung cấp nhiều chất xơ và nước, giảm triệu chứng khô, rát, và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Một số loại trái cây cần tránh là cam, bưởi, xoài, chanh vì có tính axit cao.
Chất béo có lợi (omega 3)
Omega 3 không chỉ là chất chống viêm hiệu quả, mà ngoài ra còn phục hồi các thương tổn ở niêm mạc họng và thanh quản do trào ngược gây ra. Các loại thực phẩm giàu omega 3 có thể kể đến là:
- Cá béo: Cá hồi, cá thu hoặc cá mòi.
- Hạt: Hạt lanh, hạt chia, quả óc chó.
- Khác: Bơ, lạc, dầu oliu.
Đồ ăn ít chất béo
Thực phẩm ít chất béo sẽ dễ tiêu hóa, từ đó giúp giảm tiết axit trong dạ dày, hạn chế áp lực lên cơ vòng thực quản. Bệnh nhân có thể sử dụng một số thực phẩm sau:
- Thịt (nạc): Gà, bò, thịt thăn lợn.
- Sữa ít béo: Sữa chua không đường, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành.
- Đậu phụ cũng là nguồn protein dễ tiêu hóa.
Ưu tiên chế biến bằng các phương pháp như hấp, luộc, và đồng thời hạn chế đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ.
Thức uống thảo mộc
Một vài loại thảo mộc có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, thanh quản, và giảm đi các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ cân bằng hệ tiêu hóa.
Một số loại thức uống thảo mộc bạn có thể sử dụng:
- Trà hoa cúc: Chống viêm, giảm kích ứng.
- Trà gừng: Giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và trung hòa axit.
- Nước lô hội: Hỗ trợ hồi phục, giúp làm dịu niêm mạc họng.
- Trà bạc hà: Cần tránh nếu bạn bị trào ngược dạ dày nặng.
Không nên uống khi còn quá nóng vì có thể gây bỏng lớp niêm mạc.
Mong rằng phân đoạn trên sẽ hỗ trợ bạn phần nào cho câu hỏi trào ngược họng thanh quản nên ăn gì? Tuy nhiên, để có thể điều trị hiệu quả, bạn cần tránh những loại thực phẩm khác.
Trào ngược họng thanh quản cần tránh các thực phẩm này
Việc hạn chế các thực phẩm gây hại cho họng là bước quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng của LPR. Sau đây là một vài nhóm thực phẩm mà bạn nên tránh:
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh
Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên, rán, thức ăn nhanh có thể khiến quá trình tiêu hóa bị trì trệ. Điều này vô tình làm tăng áp lực cho dạ dày, dẫn đến nguy cơ axit trào ngược lên họng, thanh quản.
Một số ví dụ về thực phẩm nên tránh là khoai tây chiên, gà rán, chả giò, thịt mỡ, pizza, hamburger,…
Đồ ăn chứa axit cao
Thực phẩm có tính axit cao sẽ làm tăng axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc họng và thanh quản. Dẫn đến các triệu chứng như khàn tiếng, đau họng, nóng rát. Các loại thực phẩm điển hình có thể kể đến như: Cam, chanh, quýt, bưởi, thơm, cà chua, hoặc các món thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi, mắm tôm huế, củ kiệu,…
Chocolate và bạc hà
Chocolate (chứa caffeine và theobromine), bạc hà có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, tăng nguy cơ trào ngược.
Đồ uống có cồn, cà phê
Rượu, bia sẽ kích thích sản xuất axit dạ dày, làm yếu cơ vòng thực quản và đồng thời làm mất nước, khiến niêm mạc họng trở nên khô và dễ kích ứng. Mặt khác, cà phê cũng kích thích tiết axit, ngay cả cà phê không chứa caffeine cũng có thể gây kích ứng nhẹ.
Để đảm bảo sức khỏe vùng họng, thanh quản, người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm trên trong chế độ ăn hàng ngày.
Khi nào nên đi bác sĩ?
Thông thường, tình trạng trào ngược họng, thanh quản có thể kiểm soát thông qua việc ăn uống, và lối sống. Tuy nhiên, nếu người bệnh có một số dấu hiệu sau thì cần đến gặp bác sĩ để nhận hỗ trợ:
- Sau khi điều chỉnh lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tránh các chất kích thích nhưng triệu chứng vẫn không thuyên giảm từ 2-3 tuần.
- Dùng thuốc kháng axit, hoặc thuốc ức chế bơm proton nhưng không hiệu quả. Trong mọi trường hợp, tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng thuốc mà chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bác sĩ tư vấn nếu:
- Khàn giọng kéo dài, mất giọng trong hơn 2 tuần.
- Đau họng, rát họng không giảm, đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy.
- Khó nuốt, cảm thấy vướng khi nuốt, đôi khi nghẹn thức ăn nghiêm trọng.
- Ho dai dẳng, đặc biệt là khi về đêm hoặc sau khi dùng bữa.
- Đau, thắt ngực, đôi khi kèm theo khó thở.
- Giấc ngủ gián đoạn, thường xuyên thức giấc giữa đêm.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Hơi thở có mùi hôi dù đã vệ sinh răng miệng.
- Nôn ra máu.
- Sưng hạch ở cổ.
- Triệu chứng trào ngược tái phát nhiều lần trong năm.
Biện pháp phòng tránh/cải thiện tình trạng trào ngược
Để phòng tránh trào ngược họng thanh quản hiệu quả, việc thay đổi lối sinh hoạt và lắng nghe cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy cùng theo dõi danh sách các biện pháp phòng tránh cụ thể dưới đây:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi lần không nên ăn quá no
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều gia vị, hoặc các loại thực phẩm cay, chua, nóng.
- Ăn tối sớm, trước khi đi ngủ từ 2-3 giờ đồng hồ.
- Sau khi ăn không nên nằm ngay.
- Tránh mặc quần áo bó sát, việc này sẽ gây áp lực lên vùng bụng.
- Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc cà phê.
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tăng cường trao đổi chất.
- Xây dựng lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tham vấn ý kiến chuyên gia để điều trị các dấu hiệu bất thường kịp thời.
Mong rằng thông qua bài viết “trào ngược họng thanh quản nên ăn gì?” sẽ cho bạn thấy chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh đóng vai trò mật thiết thế nào trong việc kiểm soát tình trạng này.
Trong trường hợp bạn vẫn còn băn khoăn về cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp hoặc muốn được thăm khám kỹ lưỡng, hãy liên hệ ngay với phòng khám Quang Hiền. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tai mũi họng, chúng tôi có thể hỗ trợ, tư vấn và cung cấp các giải pháp tối ưu để giảm tình trạng trào ngược họng thanh quản.
Đừng chần chừ để nhận tư vấn, nếu như thấy các dấu hiệu dần trở nặng, hoặc kéo dài không thuyên giảm. Điều này vô hình sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho vùng họng.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com