Khi trẻ còn nhỏ, đây là giai đoạn mà cơ thể chưa hoàn toàn phát triển, vì thế cần được bảo vệ, chăm sóc tối ưu. Đặc biệt, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện là nguy cơ khiến bé dễ mắc các bệnh lý viêm, nhiễm, đặc biệt là viêm amidan cấp mủ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng phòng khám Quang Hiền tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân gây ra viêm amidan cấp mủ ở trẻ em nhé.
Tổng quan về viêm amidan cấp mủ
Viêm amidan cấp mủ là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng của amidan với sự xuất hiện của mủ trên bề mặt của amidan. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em, khi mà trong độ tuổi này hệ miễn dịch các em vẫn chưa hoàn thiện và dễ bị các tác nhân như virus, vi khuẩn ảnh hưởng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, áp xe quanh amidan, viêm tai giữa,…
Triệu chứng thường gặp ở trẻ
- Sốt cao, thường trên 38-39 độ C, đôi khi kèm theo rét run.
- Đau họng, khó nuốt hoặc đau khi nuốt.
- Amidan sưng to, có mủ trắng hoặc vàng.
- Hôi miệng (do sự tích tụ vi khuẩn của amidan).
- Hạch bạch huyết sưng, đỏ, đau khi chạm tay vào.
- Trẻ chán ăn, uể oải, quấy khóc.
Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em sẽ nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách, hay không được phát hiện kịp thời. Tình trạng viêm, nhiễm amidan có thể lan rộng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe hay thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Một vài biến chứng thường gặp như:
1/ Biến chứng tại chỗ:
- Áp xe quanh amidan: Tình trạng tích tụ mủ trong mô mềm quanh amidan, gây biến dạng cổ họng, khó thở, và cần can thiệp phẫu thuật để dẫn lưu mủ.
- Viêm tai giữa: Nhiễm trùng có lên lan sang tai giữa qua ống Eustachian, gây viêm tai giữa với những triệu chứng như đau tai, sốt, và suy giảm thính lực, lâu dài có thể gây ra mất thính lực vĩnh viễn.
- Viêm xoang: Vi khuẩn từ amidan có thể lan đến các xoang, gây viêm xoang với triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, hoặc chảy dịch mũi. Viêm xoang không được điều trị dứt điểm và kéo dài có thể gây ra viêm xoang mạn tính.
2/ Biến chứng xa:
- Viêm cầu thận cấp: Nhiễm liên cầu khuẩn từ amidan có thể gây phản ứng hệ miễn dịch, dẫn đến viêm cầu thận cấp với những triệu chứng như phù nề, tiểu ít, tiểu ra máu, tăng huyết áp. Trường hợp không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy thận.
- Thấp tim: Nhiễm liên cầu khuẩn có thể gây thấp tim, đây là bệnh lý viêm nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim, khớp, hệ thần kinh trung ương. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau khớp, mệt mỏi, khó thở, ngoài ra có thể gây tổn thương van tim vĩnh viễn, gây nên suy tim.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ amidan có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết với triệu chứng như sốt cao, mạch đập nhanh, tụt huyết áp. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân viêm amidan cấp mủ ở trẻ em
Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em xảy ra khi các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và tấn công vào amidan, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu.
- Vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes). Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác có thể kể đến như Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis.
- Virus: Một số loại virus có thể gây viêm amidan như adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), hoặc virus cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
- Yếu tố môi trường: Các yếu tố môi trường như thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm amidan.
- Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tác động bởi tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, thiếu hụt dinh dưỡng, không xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ vitamin và khoáng chất cũng tăng nguy cơ viêm amidan.
- Thói quen vệ sinh không thường xuyên: Trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng kém, môi trường sinh hoạt không sạch sẽ hoặc thường xuyên dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh cũng là nguyên do gây nên viêm amidan.
Cách điều trị viêm amidan cấp mủ ở trẻ em
Một vài biện pháp điều trị viêm amidan cấp mủ ở trẻ em và các dấu hiệu cho thấy cần phẫu thuật cắt amidan:
1/ Điều trị nội khoa
- Kháng sinh: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh cho các trường hợp viêm amidan đến từ vi khuẩn, nhất là liên cầu khuẩn nhóm A. Một vài nhóm kháng sinh bác sĩ có thể chỉ định là Amoxicillin (có thể kết hợp cùng clavulanic acid), Azithromycin, erythromycin (nếu trẻ dị ứng với penicillin).
- Hạ sốt và giảm đau: Trẻ có thể được kê đơn giảm đau, hạ sốt gồm Paracetamol hoặc Ibuprofen.
Tuy nhiên, khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ, và tuân thủ theo liều lượng, liệu trình sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật cắt amidan
Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt amidan, nếu:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần: Nếu trẻ thường xuyên bị tái phát nhiều lần trong năm, đặc biệt là các đợt viêm nặng kèm sốt cao, hoặc có biến chứng.
- Viêm amidan gây biến chứng: Khi xuất hiện các biến chứng như áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm xoang hoặc viêm cầu thận cấp.
- Amidan quá to, cản trở việc hô hấp: Amidan sưng to gây khó thở, hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.
Phòng tránh viêm amidan cho bé
Phụ huynh nên hướng dẫn bé duy trì vệ sinh cá nhân tốt, tránh xa các tác nhân gây bệnh, cụ thể:
- Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
- Hạn chế để trẻ mút tay, cắn móng tay, hoặc ngầm đồ chơi, đồ vật.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên cùng xà phòng, mỗi lần trên 10 giây.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ, giàu vitamin, khoáng chất, đặc biệt là vitamin C.
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, giúp giữ ẩm vùng niêm mạc, nên chú ý là uống nước lọc.
- Giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
- Hạn chế cho bé ăn thực phẩm quá lạnh hoặc uống nước đá.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm họng.
- Đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.
- Tránh xa môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, các hóa chất độc hại
- Đảm bảo không gian sống/sinh hoạt sạch sẽ và thông thoáng.
- Tránh xa khói thuốc lá.
- Xây dựng thói quen ngủ đủ giấc.
- Hướng dẫn bé rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục, thể thao điều độ.
- Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tai mũi họng.
Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em không chỉ gây nhiều khó chịu, mà còn có thể là nguy cơ tiềm ẩn của những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé, hay thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng nếu viêm, nhiễm lây lan sang các cơ quan liền kề.
Trong trường hợp phụ huynh cần hỗ trợ, hoặc đang tìm một địa chỉ uy tín để chăm sóc sức khỏe tai mũi họng cho bé nhà. Ba mẹ có thể liên hệ với phòng khám Quang Hiền tại Đà Nẵng, được thăm khám bởi bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang (trưởng khoa TMH tại Hoàn Mỹ). Cùng với đó là các trang thiết bị y tế hiện đại để có thể bảo vệ, cải thiện sức khỏe cho bé một cách toàn diện.
PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN
- Facebook: Phòng khám Quang Hiền
- Zalo: 0904 773 546
- Email: nquang87@gmail.com