Viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Viêm thanh quản không chỉ ảnh hưởng đến giọng nói, mà còn gây đau rát và có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nếu như không được chăm sóc đúng cách. Một trong những yếu tố quan trọng để phòng tránh cũng như điều trị chính là chế độ ăn uống. Vậy, bệnh nhân viêm thanh quản kiêng ăn gì? Và nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.

Tổng quan về bệnh lý viêm thanh quản

Viêm thanh quản là gì?

Viêm thanh quản là tình trạng thanh quản bị viêm hoặc kích ứng, dẫn đến giọng nói và các chức năng của cổ họng bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào triệu chứng của người bệnh, mà tình trạng có thể là cấp tính (kéo dài từ vài ngày đến 3 tuần), hoặc mãn tính (kéo dài hơn 3 tuần).

viêm thanh quản kiêng ăn gì
  • Khàn giọng, mất giọng, thay đổi giọng nói.
  • Đau, rát và khô cổ họng.
  • Ho khan, ho có đờm.
  • Bệnh nhân cảm thấy vướng víu, khó chịu ở cổ họng.
  • Đối với trường hợp nghiêm trọng có thể gặp khó khăn khi nuốt hoặc thở.

Viêm thanh quản kiêng ăn gì?

Không chỉ dừng lại với các triệu chứng cơ bản phía trên, mà còn có thể kèm theo các triệu chứng khác kéo dài nếu không được chăm sóc đúng cách. Một chế độ ăn uống thiếu khoa học sẽ dẫn đến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. Vậy, người bị viêm thanh quản kiêng ăn gì?

Thức ăn cay, nóng hoặc chua

viêm thanh quản kiêng ăn gì

Các loại thực phẩm cay, nóng như ớt, tiêu có thể gây bỏng, tổn thương lớp niêm mạc nhạy cảm của thanh quản. Hoặc các loại thức ăn chua như chanh, thơm, me có chứa axit citric, có thể kích thích niêm mạc họng đang bị viêm, tăng cảm giác đau, rát hoặc khàn giọng.

Điều này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Ngoài ra có thể gây trào ngược dạ dày, khiến các triệu chứng ở thanh quản trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm gây dị ứng

Tùy vào thể trạng của người bệnh, và các phản ứng dị ứng mà các loại thực phẩm gây dị ứng cũng khác nhau. Các loại thực phẩm gây dị ứng thường gặp như hải sản, sữa bò, lạc, trứng và một số loại hạt có thể tác động đến hệ miễn dịch. Người bệnh khi ăn các loại thực phẩm này có thể tăng nguy cơ làm phù nề thanh quản, gây ra khó thở hoặc thậm chí ngưng thở đối với trường hợp nặng.

Sản phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh

Một số sản phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản, gia vị và muối, có thể tăng tiết dịch nhầy, gây khô cổ họng. Mặt khác, các loại thức ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ, vô tình khiến triệu chứng ho, khàn giọng kéo dài.

Các loại thực phẩm này có thể kể đến như: xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, snack, khoai tây chiên, gà rán, thịt hộp,…

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những món chiên, rán nhiều dầu mỡ cần người bị viêm thanh quản kiêng ăn, vì các món này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, trào ngược khiến dây thanh quản tổn thương, ảnh hưởng đến giọng nói.

Một số thực phẩm điển hình như: gà chiên, bánh rán, cá chiên, mì xào, khoai tây chiên,… Người bệnh nên thay thế các chất béo omega 6 gây hại cho sức khỏe bằng những thực phẩm chứa omega 3 có lợi cho cơ thể.

Các loại đồ uống có cồn, cà phê

Rượu, bia, cà phê có thể khiến cơ thể mất nước, gây ra khô niêm mạc họng. Đặc biệt, các sản phẩm này còn khiến vòng thực quản bị giãn cơ, gây ra trào ngược dạ dày. Ngoài ra, những bệnh nhân thường uống bia, rượu hoặc cà phê thường có xu hướng hút thuốc lá, một thói quen xấu cũng cần tránh để đảm bảo tình trạng không trở nên nghiêm trọng.

Nước có màu, có gas

Nước có gas thường chứa axit photphoric và đường, gây kích ứng cho vùng niêm mạc họng. Các loại thức uống này không tốt cho sức khỏe nói chung, và có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm kéo dài và làm chậm quá trình tái tạo niêm mạc họng.

Mong rằng phân đoạn trên sẽ giải đáp được thắc mắc viêm thanh quản kiêng ăn gì dành cho các bạn. Bạn có đang tiêu thụ thực phẩm thức uống nào phía trên không? Nếu câu trả lời là có, bạn sẽ cần chú ý đến sức khỏe của cổ họng nhiều hơn đấy nhé.

Vậy, viêm thanh quản nên ăn gì?

Bên cạnh hạn chế, tránh xa các thực phẩm có hại, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, chẳng hạn như:

Ăn thức ăn mềm, loãng

Các món mềm, loãng như cháo, súp hoặc canh sẽ không làm tổn thương niêm mạc họng nhờ vào việc không gây áp lực lên thanh quản. Đặc biệt, các loại thực phẩm này có công dụng cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết, bên cạnh đó còn làm dịu cổ họng, hạn chế cảm giác khó nuốt. 

Một vài thực phẩm mềm, loãng điển hình như: cháo gà, cháo yến mạch, súp rau củ, cháo bí đỏ,… Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên ăn khi ấm, nếu quá nóng có thể khiến bỏng rát niêm mạc họng.

Sữa, các sản phẩm được làm từ sữa

Sữa, hay các loại sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai là một nguồn cung cấp chất đạm và canxi hiệu quả. Những sản phẩm từ sữa sẽ có tác dụng làm dịu cổ họng khi sử dụng, cung cấp lợi khuẩn hỗ trợ hệ miễn dịch và bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Hoa quả, rau xanh

Người bệnh viêm thanh quản cần bổ sung đầy đủ các vitamin, dưỡng chất có trong trái cây và rau xanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các loại trái cây, rau rủ nên được chế biến mềm hoặc thái nhuyễn, ít gia vị và ăn khi ấm. Việc ăn quá nóng hoặc chế biến thức ăn quá to, hoặc quá cứng có thể gây tổn thương cổ họng.

Đặc biệt, bệnh nhân cần chú ý bổ sung vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh.

Mật ong, chanh nóng

Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm, còn chanh sẽ cung cấp vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh có thể pha hỗn hợp này như sau:

  • Chuẩn bị một cốc nước cốt chanh và cốc nước ấm.
  • Cho 2 hỗn hợp này vào nhau, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong nguyên chất.
  • Khuấy đều hỗn hợp này và dùng khi ấm, nên dùng vào buổi sáng khi thức dậy.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin, một hợp chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tốt, giúp tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Bệnh nhân có thể dùng tỏi tươi nghiền nhỏ pha với nước ấm, hoặc thêm tỏi vào các món thức ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi nướng, nhưng không nên ăn tỏi sống, có thể gây kích ứng, bỏng, rát vùng niêm mạc khiến tình trạng trầm trọng hơn.

Gừng

viêm thanh quản kiêng ăn gì

Gừng có tính ấm, giảm viêm và kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu cổ họng và cơn bỏng, rát. Bạn có thể pha trà gừng với mật ong, hoặc thái lát nhỏ cho vào cốc nước ấm và dùng trong ngày.

Tìm hiểu về cách điều trị viêm thanh quản

Thông thường, viêm thanh quản thường được chỉ định điều trị tại nhà, bằng cách nghỉ ngơi, chăm sóc và thực hiện cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài để thuyên giảm triệu chứng. 

1/ Chăm sóc tại nhà

  • Cho dây thanh âm nghỉ ngơi: Hạn chế nói lớn, hét to, nói quá nhiều, nhằm giảm áp lực lên dây thanh quản.
  • Giữ ẩm không khí: Dùng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi bằng nước ấm để giảm khô họng
  • Uống đủ nước: Bổ sung đầy đủ nước để giữ ẩm niêm mạc cổ họng, làm dịu tình trạng khô rát ở niêm mạc.

2/ Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp bác sĩ yêu cầu kê đơn và sử dụng thuốc điều trị

  • Kê đơn kháng sinh nếu viêm thanh quản bắt nguồn từ vi khuẩn
  • Kê đơn corticosteroid để kháng viêm nếu triệu chứng nặng.
  • Nếu đến từ các bệnh lý khác như viêm xoang, trào ngược thì sẽ điều trị song song với viêm thanh quản.
  • Trong trường hợp thanh quản bị thương tổn nặng do polyp hoặc nốt sần phát triển thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu phẫu thuật.

Viêm thanh quản tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy mà việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe thanh quản rõ rệt. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn biết viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì.

Trong trường hợp bạn hoặc người nhà đang gặp vấn đề viêm thanh quản kéo dài, dù đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng không thuyên giảm. Hãy liên hệ với phòng khám Quang Hiền, để được giải đáp thắc mắc, nhận tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nhé.

PHÒNG KHÁM QUANG HIỀN

  • Facebook: Phòng khám Quang Hiền
  • Zalo: 0904 773 546
  • Email: nquang87@gmail.com

Để lại bình luận

DMCA.com Protection Status