• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Backlink 123

Backlink 123

Chuyên trang Backlink

  • Công cụ SEO
  • Tự xây PBN
  • Mua backlink
You are here: Home / Archives for SEO WEBSITE

SEO WEBSITE

Retention rate là gì? Cách cải thiện tỷ lệ giữ chân khách hàng Rention rate

26 Tháng Mười Hai, 2020 by Lợn Leave a Comment

Retention rate là gì? Bạn đã biết về rention rate hay chưa?

Sản phẩm chất lượng và giàu tiềm năng là điều kiện cần có thể thu hút khách hàng. Và khách hàng chính là điều khiến doanh nghiệp có thể thành công và thu được doanh thu. Đó cũng chính là lý do để bài toán thu hút khách hàng luôn là một trong những ưu tiên số 1. Vậy làm cách nào để thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng?

Để làm được điều này chúng ta hãy giải đáp retention rate là gì và vai trò của retention rate ngay nhé!

Retention rate là gì?

Retention rate – Customer retention rate (tỷ lệ giữ chân khách hàng) là thước đo thể hiện được việc có bao nhiêu khách hàng quay lại tiếp tục mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ. Hay tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp giữ được ở lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách tính Retention rate:

Customer retention rate (CRR) được tính theo công thức sau:

CRR = (CE – CN)/CS*100

Trong đó:

  • CE: Số khách hàng ở cuối giai đoạn
  • CN: Số khách hàng mới trong giai đoạn
  • CS: Số khách hàng ở đầu giai đoạn

Vai trò của Retention rate

Như mình đã chia sẻ tại phần mở đầu, thu hút khách hàng là việc cần thiết để doanh nghiệp phát triển. Nếu khách hàng chỉ đến với bạn 1 lần và không bao giờ quay trở lại sẽ là một tổn thất rất lớn. Đó là chưa kể nếu số lượng khách hàng bạn thu hút được thấp hơn số lượng khách hàng đã mất đi thì điều đó càng là ác mộng.

Theo nguyên tắc 80:20 thì chúng ta có “80% doanh thu đến từ khách hàng cũ“! Vậy nên người bán hàng, doanh nghiệp thành công thì có tới 80% doanh thu sẽ đến từ khách hàng cũ và khách hàng được giới thiệu. Tăng trưởng từ khách hàng cũ thường duy trì tăng trưởng ổn định từ 10 – 20%.

Thêm nữa, việc duy trì khách hàng cũ sẽ dễ dàng hơn nhiều với việc tìm kiếm thu hút khách hàng mới. Để có một khách hàng mới bạn sẽ tốn chi phí, thời gian hơn rất nhiều so với phục vụ và giữ lại khách hàng cũ.

Làm cách nào để giữ chân khách hàng?

Theo như nghiên cứu, nếu doanh nghiệp muốn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn bạn nên tìm kiếm khách hàng mới. Còn nếu mục tiêu của bạn là duy trì mức tăng trưởng hàng năm ổn định việc củng cố quan hệ cũ sẽ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên giữ chân khách hàng chưa bao giờ là điều đơn giản. Để khách hàng tin tưởng và tiếp tục mua hàng bạn cần có những chiến lược phù hợp và tối ưu.

Xác định customer retention rate

Để có những chiến lược thu hút, giữ chân khách hàng tốt nhất. Doanh nghiệp cần đo lường được customer retention rate để biết được tình hình kinh doanh của mình. Từ đó có những thay đổi hợp lý để giữ chân càng nhiều khách hàng hơn.

Sau khi xác định được retention rate bạn cần xem lại tệp khách hàng mục tiêu và mục tiêu kinh doanh của mình. Số lượng khách hàng cũ như thế nào? Đã đạt mức doanh nghiệp mong muốn hay chưa?

Từ những dữ liệu này chúng ta sẽ tiến hành xây dựng chiến lược, mục tiêu cụ thể.

Thiết lập mục tiêu thông minh theo mô hình Smart:

  • S – Specific: Cụ thể rõ ràng, bạn muốn đạt được gì? Tỷ lệ khách hàng cũ quay trở lại là bao nhiêu?…
  • M – Measuarable: Có thể đo lường (con số cụ thể là bao nhiêu, mục tiêu có đo lường được không?…)
  • A – Achivable: Khả thi, có khả thi hay không, mục tiêu có quá thấp hay quá cao
  • R – Realistic: Thực tế, có phù hợp với tình hình thực tế với ngân sách hay không
  • T – Timebound: Kỳ hạn, giới hạn thời gian là bao lâu

Các chiến lược giữ chân khách hàng

retention rate là gì

Sau khi hiểu được retention rate là gì và cách xác định rention rate. Doanh nghiệp cần bắt tay vào xây dựng một chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả:

1. Tạo ấn tượng ban đầu tốt

Muốn khách hàng mới trở thành khách hàng cũ bạn cần để lại những ấn tượng tốt ngay từ ban đầu.

Với mua hàng trực tiếp: Chúng ta cần thái độ phục vụ tốt, thân thiện, nhiệt tình…

Với mua hàng online: Chúng ta có tốc độ tải web nhanh, website đẹp, thu hút, thông tin đầy đủ, rõ ràng… Thêm vào đó doanh nghiệp cần phải đảm bảo khách hàng thấy thuận tiện trong quy trình từ: mua hàng, thanh toán, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.

2. Xây dựng content chất lượng

Xây dựng content chất lượng trên mọi nền tảng. Xây dựng những nội dung phù hợp với từng nền tảng để tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Việc cung cấp những nội dung hấp dẫn góp phần quyết định đến việc khách hàng có rút hầu bao cho sản phẩm, dịch vụ hay không.

3. Đơn giản hóa hình thức thanh toán

Quy trình thanh toán nhanh – gọn – đơn giản sẽ mang tới trải nghiệm mua sắm tốt hơn. Giúp khách hàng cảm thấy thoải mái dễ chịu khi mua hàng. Nếu quy trình thanh toán rườm rà, phức tạp, nhiều công đoạn. Thậm chí nó có thể khiến khách hàng từ chối, dừng mua hàng và đến với đối thủ cạnh tranh của bạn.

retention rate là gì

Ngoài ra bạn cũng nên làm đa dạng hóa hình thức thanh toán, cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

4. Thấu hiểu khách hàng

Nếu muốn khách hàng tiếp tục mua và sử dụng sản phẩm bạn cần hiểu được mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Từ đó giải quyết, đáp ứng được đúng mong muốn của khách hàng giải quyết chính xác được vấn đề.

Để làm được điều này bạn sẽ cần bỏ thời gian để nghiên cứu khách hàng kỹ lưỡng nhé!

5. Tương tác tốt với khách hàng

Tương tác với khách hàng trả lời comment, bình luận của khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp, nhiệt tình. Việc này khiến khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và cũng giúp những người quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của bạn có ấn tượng tốt hơn về cách làm việc của doanh nghiệp.

6. Lưu ý đến Feedback của khách hàng

Ghi nhận ý kiến, phản hồi từ khách hàng thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Thêm vào đó việc tiếp thu những feedback một cách hợp lý còn giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày một tốt hơn. Và tăng khả năng giữ chân khách hàng!

7. Có chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng cũ

Gửi kèm những ưu đãi riêng cho khách hàng đã mua và sử dụng dịch vụ. Hiệu quả nhất là các chương trình tri ân, gói ưu đãi cho khách hàng cũ sẽ tăng khả năng quay lại của khách hàng.

8. Cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn

Ưu đãi, kém kèm sản phẩm bổ trợ để trải nghiệm trọn vẹn sản phẩm, dịch vụ. Thiết lập các gói VIP với khách hàng thân thiết.

Ví dụ: Khi khách hàng chi đến một mức cố định sẽ được thăng hạng và nhận ưu đãi cho mọi sản phẩm trong hệ thống…

9. Thu thập thông tin khách hàng

Cung cấp những trải nghiệm vượt dự kiến, cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng là cách hữu dụng để hút khách hàng trở lại với doanh nghiệp.

Ví dụ:

Ưu đãi giảm giá nhân dịp sinh nhật khách hàng. Thu thập những thông tin về sản phẩm khách hàng đã đọc, hoặc thêm vào giỏ để chia sẻ, đưa ra những đề xuất tốt hơn.

10. Quan tâm tới những giá trị vô hình

Những giá trị vô hình thể hiện qua những chính sách, hành động, hình ảnh của thương hiệu cũng tác động rất lớn đến ấn tượng của khách hàng với doanh nghiệp.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp có động thái quan tâm đến bảo vệ môi trường, đưa ra các chính sách “thân thiện với môi trường”. Nó có thể trở thành điểm nhấn quan trọng đối với khách hàng quan tâm đến vấn đề này!

Vậy là chúng ta đã giải đáp được câu hỏi retention rate là gì. Cũng như biết được những bí quyết quan trọng để giữ được khách hàng cũ cho doanh nghiệp. Nếu bạn có những ý tưởng hấp dẫn khác để giữ khách hàng ở lại lâu dài với doanh nghiệp. Hãy để lại comment để chúng ta cùng thảo luận thêm nhé!

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Hướng dẫn kiểm tra chất lượng website toàn diện

9 Tháng Mười Hai, 2020 by Lợn Leave a Comment

Kiểm tra chất lượng website là công việc quan trọng mà bạn nên thực hiện thường xuyên để hiểu được các chỉ số của trang web. Hướng tới xây dựng những chiến lược SEO, marketing hiệu quả trên Google.

Vậy kiểm tra chất lượng trang web như thế nào? Cùng xem hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây nhé!

Cách kiểm tra chất lượng website

Xem lượt click, traffic website của bạn

Một trong những công cụ bạn cần sử dụng trong quản trị web đó chính là Google Analytics. Google Analytics cho phép bạn phân tích, đo lường các chỉ số liên quan website miễn phí!

Lưu ý: Google Analytics chỉ cho phép bạn phân tích trang web mình sở hữu hoặc được cấp quyền truy cập. Vậy nên bạn không thể xem chất lượng website đối thủ.

Để xem các chỉ số website với Google Analytics bạn làm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Bạn truy cập Google Analytics => Chọn chế độ View tốt hơn hết bạn nên xem ở chế độ Master View (chế độ đã loại bỏ những truy cập không mong muốn).
kiểm tra chất lượng website
  • Bước 2: Để kiểm tra lượt traffic web bạn chọn “Chuyển Đổi” => Chọn “Mục tiêu” => “Tổng quan”
  • Bước 3: Lựa chọn “Tất cả lưu lượng truy cập” => Chọn “Kênh” để xem các thông tin chi tiết về lượt traffic web. Tại đây bạn cũng có thể điều chỉnh thời gian muốn kiểm tra lượt click.
kiểm tra chất lượng website
  • Bước 4: Kéo xuống cuối trang để xem lượt click site như sau:

Các thông số được trỏ ra bao gồm:

  • Số phiên (Sessions): Con số đầu tiên chính là tổng lượt truy cập
  • Organic Search: Truy cập đến từ tìm kiếm trên Google, Cốc Cốc…
  • Referral: Truy cập đến từ backlink bạn đặt trên trang web khác
  • Direct: Truy cập được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn
  • Social: Truy cập đến từ các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Zalo…

Ngoài ra còn các nguồn truy cập khác như: Email, Paid Search…

Kiểm tra tốc độ website

Kiểm tra tốc độ tải trang web là bước quan trọng trong kiểm tra chất lượng website!

Bởi website load chậm đồng nghĩa với việc người dùng không đủ kiên nhẫn chờ đợi và dẫn tới tỷ lệ thoát trang cao. Một website truy cập chậm sẽ gây ra những trải nghiệm khó chịu cho người dùng và tất nhiên trang web như vậy sẽ nhanh chóng tụt hạng trên Google.

Để kiểm tra tốc độ web chúng ta sử dụng Google PageSpeed:

Bước 1: Truy cập Google PageSpeed

Bước 2: Nhập URL trang web muốn kiểm tra => Click “Phân tích”

kiểm tra chất lượng website

Google PageSpeed sẽ cho ra kết quả nhanh chóng. Bạn có thể click vào mục “Thiết bị di động” và “Máy tính để bàn” để xem tốc độ tải web trên từng thiết bị.

Chúng ta có 3 thang điểm:

  • Kém: 0 – 49 điểm
  • Trung Bình: 50 – 89 điểm
  • Tốt: 90 – 100 điểm

Mức điểm càng cao cho thấy tốc độ tải của trang web càng tốt!

Đánh giá toàn diện website

Để kiểm tra chất lượng website một cách toàn diện, chúng ta có thể sử dụng những ứng dụng của bên thứ 3 bao gồm:

1. Kiểm tra chất lượng website bằng SEMrush

SEMrush là công cụ vô cùng tiện ích và được nhiều chuyên gia SEO, Content… sử dụng để phân tích, đánh giá toàn diện các chỉ số của website.

  • Bước 1: Bạn truy cập SEMrush bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí trong 14 ngày hoặc trả phí để sử dụng lâu dài.
  • Bước 2: Chọn tính năng Site audit để kiểm ra các thông tin trang web bao gồm: Erros (các lỗi), Warnings (các cảnh báo), Notices (thông báo).

Ngoài ra bạn còn có thể theo dõi, đánh giá chi tiết: Site Performance (hiệu suất trang web), Interal Link (liên kết nội bộ), Crawlability (khả năng thu thập dữ liệu)…

Điểm chất lượng tổng quan trên toàn bộ website sẽ thể hiện qua chỉ số Site Health. Chỉ số này càng cao chứng ta chất lượng website của bạn càng tốt!

2. Kiểm tra chất lượng website bằng WP Checkup

WP Checkup cho phép bạn kiểm tra chất lượng trang web nhanh chóng và chuẩn xác. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn truy cập WP checkup: https://premium.wpmudev.org/wp-checkup/

Bước 2: Nhập URL trang web muốn kiểm tra và click “Free Scan”

WP Checkup sẽ đưa ra các chỉ số đánh giá website, tính bảo mật và tốc độ tải của trang web…

Chúng ta sẽ có điểm đánh giá cho các hạng mục theo 3 thang sau:

  • Nice work: (màu xanh) Đã tốt
  • Take a look: (màu vàng) Cần xem xét lại
  • Eeep! Serious! (màu đỏ) Nghiêm trọng, cần xử lý ngay

Tiếp đến bạn kéo xuống bên dưới để xem chi tiết các vấn đề được đánh màu vàng hoặc đỏ và tìm cách xử lý. Ngoài ra bạn cũng nên theo dõi thêm những thông tin tích màu xanh để nắm chắc những gì mình đã và đang làm tốt nhé!

kiểm tra chất lượng website

Có thể thấy WP Checkup thực sự là một công cụ tiện ích cho các đơn vị, doanh nghiệp và cả SEOer. Với WP Checkup bạn có thể đánh giá trang web của mình một cách nhanh, đơn giản và tính chính xác cao.

Trên đây Lợn đã chia sẻ cùng bạn một vài những công cụ hỗ trợ kiểm tra chất lượng website nhanh, chính xác và được ưa chuộng nhất hiện nay. Hãy test nhanh trang web của bạn và phân tích, sửa chữa các vấn đề nhanh chóng nhất nhé!

Ngoài ra nếu bạn biết đến công cụ kiểm tra chất lượng web chuyên nghiệp, ấn tượng nào khác. Hãy để lại comment, Lợn sẽ bổ sung và chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng mình!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Viết bài thuê: Bài toán cho cả người viết và người thuê

19 Tháng Mười Một, 2020 by Lợn Leave a Comment

Nhà nhà đi viết, người người đi viết bài thuê!

Khi mà xu hướng kinh doanh online bùng nổ, nhu cầu content marketing cũng tăng lên mạnh mẽ. Kéo theo đó rất nhiều bạn trẻ cũng chạy theo trend và bước vào sự nghiệp contender, viết bài thuê. Tuy nhiên đây cũng là sự khởi đầu của thời kỳ chữ nghĩa loạn lạc. Tại sao mình lại nói như vậy?

Chúng ta hãy cùng làm rõ về nhu cầu viết content. Những cái khó của người làm content và người cần content ngay dưới đây!

Content bài toán khó cho người viết và cả người thuê

viết bài thuê

Như đã nói ở trên, nhu cầu viết content hiện nay đang gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên cầu content bùng nổ quá mức đã dẫn tới sự “loãng hóa” về chất lượng. Điều này đang gây khó khăn rất lớn cho cả doanh nghiệp cũng như người viết bài thuê!

Cái khó của người thuê viết bài

Nỗi lo chất lượng khi thuê viết bài!

Khi một đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu viết content, thông thường họ sẽ tìm kiếm trên google, các trang tuyển dụng, website, fanpage nơi các bạn freelancer, contender hội tụ. Chỉ trong vòng 1 nốt nhạc, hàng loạt ứng viên sẽ ứng tuyển.

Nhưng mọi việc đâu chỉ đơn giản như vậy!

Khi mà số lượng dịch vụ viết bài đang tăng lên nhanh chóng thì chất lượng dịch vụ cũng bị “loãng” đi rất nhiều. Vậy giữa một rừng ứng viên ai mới là một contender thứ thiệt và phù hợp cho công việc của bạn?

Không ai lại muốn bỏ tiền ra thuê và nhận về những bài content sơ sài, chung chung hay nói trắng ra là vô dụng.

Hiện nay doanh nghiệp có 2 lựa chọn khi thuê viết bài đó là:

  • Ký hợp đồng lâu dài: Khi này doanh nghiệp sẽ cần một contender nhiệt tình, tận tâm, sáng tạo trong công việc. Nếu kỹ năng chưa tốt, chưa có kinh nghiệm có thể được đào tạo thêm. Tuy nhiên ứng viên cần có khả năng tiếp thu tốt, biết vận dụng những kiến thức linh hoạt, sáng tạo.
  • Tìm người viết bài thời vụ: Khi này doanh nghiệp sẽ cần một contender có kinh nghiệm. Để có được những bài viết chất lượng, nội dung hấp dẫn thay vì phải sửa đi sửa lại bài viết cả chục lần vẫn chưa ưng ý.

Cái khó của người viết bài thuê

Cầu cao kéo theo cung cao, tuy nhiên cung content hiện tại lại quá nhiều so với nhu cầu!

Hiện nay chúng ta có thể bắt gặp những người cặm cụi gõ phím ở khắp mọi nơi và thuộc nhiều độ tuổi:

  • Nhân viên văn phòng kiếm thêm thu nhập
  • Học sinh, sinh viên muốn trau dồi kỹ năng
  • Các giáo viên muốn có thêm nghề tay trái…

Trong số đó thì hầu hết contender đều hướng đến kiếm thêm thu nhập là chính và chỉ coi là nó nghề tay trái, công việc phụ. Còn những contender chân chính, những freelancer muốn theo sát, đào sâu vào content, kỹ năng viết lại không hề nhiều.

Sự bùng nổ nguồn cung này kéo theo nhiều vấn đề đối với những contender. Đặc biệt là khiến người thuê viết bài đánh giá sai giá trị chất lượng người viết.

Không chỉ vậy có rất nhiều contender gặp phải những trường hợp: Bài viết tốt nhưng bị đánh giá kém thậm chí là không được trả lương. Những vấn đề thiên về lừa đảo này thì quả là khó nói!

Định giá bài viết như thế nào?

Số lượng người viết bài thuê gia tăng khủng, kéo theo đó thù lao của người viết cũng chênh lệch thậm chí sụt giảm nhiều.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp bạn muốn trả bao nhiêu tiền cho một bài SEO đạt các yêu cầu chuẩn SEO? Ngược lại nếu là người viết bạn muốn được trả thù lao thế nào cho công sức mình bỏ ra?

viết bài thuê

Đã có rất nhiều câu chuyện xoay quanh chữ “giá” này. Người viết thì than vãn giá viết bài ngày càng rẻ mạt. Người thì trách móc tại sao người khác được giá cao mà mình vẫn lẹt đẹt? Trong khi doanh nghiệp cũng đau đầu khi mà quyết định bỏ ra ngân sách cao hơn nhưng chất lượng bài viết chưa đạt mong đợi.

Sự thật là không có một quy tắc cố định nào để định giá bài viết! Giá thuê viết bài sẽ phụ thuộc vào yêu cầu, chất lượng, độ dài bài viết…

Nếu chủ doanh nghiệp muốn có những bài viết chất lượng tất nhiên sẽ cần trả chi phí cao hơn. Còn người viết nếu muốn nhận nhuận bút cao hơn cần viết tốt và đạt được yêu cầu của người thuê viết bài.

Mấu chốt nằm ở thỏa thuận giữa người viết bài thuê với người thuê. Nếu bạn nhận viết bài giá rẻ nhưng chất lượng dở tệ. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ sẵn sàng bỏ chi phí cao hơn để thuê một người viết chất lượng và thú vị hơn.

Có nên thuê viết bài hay không?

Hiểu được những khó khăn, vấn đề khi thuê viết bài. Có thể khá nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang cảm thấy dè chừng với việc thuê viết content.

Tuy nhiên một doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới sẽ khó có đủ điều kiện để thuê hẳn một nhân viên chuyên content. Vấn đề ở đây là làm thế nào để bạn chọn một đối tác tin cậy?

viết bài thuê

Hiện tại chỉ cần bạn search cụm từ “dịch vụ viết bài”, “thuê viết bài” sẽ có hàng triệu kết quả được trả về. Câu hỏi ở đây là chọn gói dịch vụ nào uy tín, thuê contender nào cho phù hợp?

Lựa chọn dịch vụ viết bài thuê tốt

Để chọn dịch vụ viết bài tốt, một đối tác tốt bạn sẽ cần:

1. Trang bị kiến thức trước khi thuê viết bài

Bạn cần có kiến thức về sản phẩm, dịch vụ mình muốn viết, có kiến thức thế nào là một bài viết chuẩn SEO và tốt cho doanh nghiệp. Làm sao để kiểm tra chất lượng bài viết?

Nhằm đảm bảo chất lượng công việc diễn ra tốt nhất!

2. Hiểu rõ mình cần gì?

Bạn đang cần viết bài SEO, bài PR, quảng cáo hay nội dung cho Fanpage… Mỗi loại bài viết sẽ có yêu yều khác nhau việc hiểu rõ mục đích sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được ứng viên phù hợp.

3. Tham khảo nhiều gói dịch vụ khác nhau

Trước khi quyết định chọn dịch vụ viết bài thuê. Bạn nên tham khảo so sánh dịch vụ giữa các đơn vị khác nhau. Xem xét đánh giá từ những người đã dùng dịch vụ.

Còn nếu thuê cá nhân viết bài bạn nên tìm hiểu rõ kỹ năng, kinh nghiệm của người viết!

4. Test bài viết

Yêu cầu bên viết bài gửi bài mẫu, yêu cầu ứng viên làm một bài viết test nhỏ trước khi quyết định ký kết hợp đồng lâu dài. Bài test sẽ giúp bạn đánh giá một cách chuẩn xác hơn về dịch vụ viết bài, kỹ năng, thái độ của người viết.

5. Làm rõ vấn đề lương và phương thức thanh toán

Đây cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi của 2 bên. Hãy đảm bảo rằng cả người viết, người thuê đều hài lòng với những gì mình nhận được.

Khi hai bên tin tưởng và làm việc hài hòa chắc chắn kết quả công việc bạn sẽ ngày càng tốt hơn!

6. Kiểm tra bài viết trước khi thanh toán

Trước khi thanh toán bạn cần kiểm tra chất lượng bài viết, các yêu cầu đã được đáp ứng hay chưa? Bài viết có thu hút hay không? Nếu có lỗi, vấn đề chưa phù hợp nên yêu cầu người viết sửa chữa ngay. Sau khi bài viết được duyệt mới tiến hành thanh toán!

Vậy là Lợn đã điểm qua những vấn đề nổi cộm của dịch vụ viết bài thuê hiện nay!

Cùng là một contender mình hiểu rõ những khó khăn của các bạn làm content. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ nhận doanh nghiệp cũng có cái khó của họ! Việc bạn cần làm đó là trau dồi kỹ năng, hoàn thiện các kỹ năng của mình để tạo một cộng đồng writer chất lượng. Hướng đến một môi trường phát triển lành mạnh và vững chắc trong tương lai.

Ngoài ra nếu bạn gặp khó khăn gì khi làm contender. Bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về con đường trở thành một contender chuyên nghiệp. Hãy để lại comment để chúng ta cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm của mình nhé!

Chúc các bạn thành công với con đường trở thành contender thứ thiệt!

Filed Under: Quản trị WEB, SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Mẫu bài viết chuẩn Seo: Hướng dẫn cách viết bài chuẩn Seo

11 Tháng Mười, 2020 by Lợn Leave a Comment

Trong bài viết trước Lợn đã chia sẻ lý thuyết về content SEO. Ở bài viết này chúng ta sẽ bắt tay đi sâu vào chuyên môn để làm rõ cách tạo bài viết chuẩn SEO, xây dựng mẫu bài viết chuẩn seo.

Không chờ đợi gì nữa, cùng bắt đầu ngay nhé!

Cách tạo mẫu bài viết chuẩn SEO

1. Chuẩn từ khóa

Lựa chọn keyword cho bài viết

Bạn đang vẫn đang chọn từ khóa thủ công? Viết bài theo những từ khóa bạn cho rằng có lượt tìm kiếm cao. Hãy thay đổi ngay thói quen này!

  • Những từ khóa lượt tìm kiếm cao mang đến cơ hội xem, truy cập lớn. Tuy nhiên đồng nghĩa với nó còn là độ cạnh tranh cao vậy nên nếu bạn muốn đưa được nó lên Top không hề dễ một chút nào cả.
  • Những từ khóa ít lượt tìm kiếm hơn có thể khả năng tiếp cận khách hàng nhỏ hơn. Tuy nhiên nếu việc seo đưa nó lên Top lại dễ dàng hơn.
Mẫu bài viết chuẩn Seo

Bạn nên dùng các công cụ phân tích từ khóa: Keyword Analytics, ahref… Có rất nhiều tool miễn phí và trả phí cho bạn lựa chọn. Từ đó bạn có thể phân tích, tìm kiếm các từ khóa liên quan, hay các từ khóa website đối thủ…

Làm nổi bật từ khóa

Từ khóa nên được in đậm, in nghiêng hay gạch chân… để làm nổi bật vào thuận lợi hơn trong việc đưa bài viết lên Top.

Phân bổ từ khóa

Bạn cần phân bổ từ khóa hợp lý:

  • Từ khóa xuất hiện trong tiêu đề, trong thẻ meta, trong heading 2, trong 2 dòng đầu tiên của bài SEO.
  • Từ khóa trong nội dung phải được phân bố đồng đều, không xuất hiện liền kề.
  • Nên sử dụng từ khóa phụ, từ khóa liên quan để hỗ trợ từ khóa chính

Cách tính mật độ từ khóa:

MĐTK = (DDTK x SLLTK)/TSC x 100%

Trong đó:

  • MĐTK: Mật độ từ khóa
  • ĐDTK: Độ dài từ khóa (tổng số chữ của từ khóa)
  • SLLTK: Số lần lặp của từ khóa (cả ở title, heading và nội dung)
  • TSC: Tổng số chữ của bài viết

Ví dụ:

Từ khóa “mẫu bài viết chuẩn SEO” độ dài 5 từ, tổng số chữ của bài viết là 1200. Số lần lặp lại từ khóa là 8 trong đó 1 lần xuất hiện ở tiêu đề, 1 lần ở thẻ meta => SLLTK là 6.

Khi này MĐTK = (5*6)/1200*100% = 2,5% sẽ đáp ứng yêu cầu SEO.

2. Title, meta discription, Heading

  • Title: Như mình đã phân tích tại bài seo mẫu thì tiêu đề, title bài viết cần ngắn gọn, bao quát được nội dung bài viết và có chứa từ khóa chính.
  • Thẻ meta discription: Có dộ dài 120 – 180  ký tự và có chứa từ khóa chính, từ khóa càng nằm bên trái càng tốt
  • Heading 2: Mô tả ý chính của bài viết: Mỗi bài viết nên có ít nhất 1 Heading 2 và có ít nhất 1 Heading 2 chứa từ khóa chính. Các heading còn lại có thể là từ khóa mở rộng.

Có một cách để bạn có thể nhanh chóng check độ chuẩn của thẻ tiêu đề, thẻ meta… đó là cài đặt và sử dụng Plugin Yoast SEO.

Mẫu bài viết chuẩn Seo

Công cụ cho phép bạn check độ chuẩn của tiêu đề, thẻ meta discription, mật độ từ khóa, sự phân bổ từ khóa, độ dài văn bản,… Nếu mọi thứ đều ổn Yoast sẽ báo chấm tròn xanh để cho thấy bài viết đã chuẩn SEO onpage. Nếu báo đỏ, hoặc cam Yoast sẽ chỉ rõ các vấn đề tồn tại để bạn có thể chỉnh sửa nhanh.

Mẫu bài viết chuẩn seo
Mẫu bài viết chuẩn seo

3. Chuẩn hình ảnh

Để đảm bảo khả năng Seo tốt, bạn nên sử dụng ảnh thực tế trong trường hợp không có thì tìm ảnh có liên quan trên Google.

Lưu ý:

  • Hình ảnh không có logo, số điện thoại thương hiệu khác
  • Nên sử dụng đuôi ảnh .jpg hoặc .png
  • Kích thước ảnh nên để 1 khung mặc định
  • Tối thiểu 1 bài viết nên dùng ít nhất 2 hình ảnh
  • Ảnh đại diện + 1 vài ảnh trong bài viết có thẻ mô tả ảnh chứa từ khóa

4. Chuẩn nội dung

Phần này có lẽ các bạn đã nắm rõ, nên mình chỉ xin nhắc lại một vài ý chính sau:

  • Tuyệt dối không copy bài viết hoặc bất kỳ một câu nào từ các nguồn tham khảo…
  • Chỉ tham khảo nội dung và chuyển nó thành nội dung mới theo ý hiểu, theo văn phong của mình
  • Nội dung hấp dẫn ngắn gọn, không lan man dài dòng

5. Chuẩn trình bày

Một bài viết hay, hữu ích nhưng trình bày lôm côm, sử dụng heading không hợp lý cũng là điểm trừ rất lớn.

Đối với riêng mình nếu kéo sơ qua bài viết thấy cách trình bày hoặc dày dít không cách dòng, hoặc hình ảnh xấu… mình thường quyết định bỏ qua nó. Có lẽ với đa số người dùng cũng vậy!

Vậy nên bạn cần lưu ý trình bài bài seo hấp dẫn, khoa học:

  • Phân tách các đoạn một cách khoa học
  • Xuống dòng hợp lý
  • Chèn ảnh hợp lý và có liên quan đến nội dung

Trên đây chúng ta đã làm rõ cách để xây dựng mẫu bài viết chuẩn SEO từ A – Z. Nếu bạn còn bất kỳ khó khăn nào trong khi tạo, viết bài chuẩn seo. Hãy chia sẻ ngay cùng mình nhé! Dù không dám nhận là chuyên gia nhưng mình cũng tự tin hỗ trợ các bạn xây dựng một bài SEO tốt.

Ngoài ra nếu bạn thấy còn yếu tố nào quan trọng nào mình đã bỏ sót. Hãy comment ngay để chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Bài SEO Mẫu 1: Case study lên top từ khoá “thiết kế nội thất” 2020

7 Tháng Mười, 2020 by Lợn 4 Comments

Một bài viết như thế nào là chuẩn SEO? Lý thuyết thì có hơn 40 yếu tố giúp chuẩn SEO. Còn thực tế? Nếu viết theo mớ lý thuyết đó bạn sẽ lên top được bao nhiêu %? Theo mình, chúng ta luôn có một vài yếu tố quyết định để làm nên bài viết chuẩn SEO nhất là với bài viết đang nằm trên top 1. Hôm nay Lợn sẽ phân tích một bài SEO mẫu đang top 1 từ khoá “thiết kế nội thất” – keyword độ khó cao của nadudesign để làm rõ những gì đã đưa .

Bài SEO mẫu Top 1 Google

1. Đưa nội dung khách hàng quan tâm lên đầu

Hiện này, nhiều SEOer vẫn làm theo lối mòn đó là đi tuần tự các vấn đề. Trong khi đó content, nội dung chính lại để ở phần sau hoặc cuối. Điều này là điểm trừ rất lớn, khiến khách hàng dễ chán nản và bỏ lỡ nội dung bạn chia sẻ.

Để thu hút khách hàng và giữ khách hàng theo dõi bài SEO chúng ta có 2 cách:

  • Cách 1: Đưa nội dung khách hàng quan tâm lên đầu
  • Cách 2: Đưa điểm khác biệt của doanh nghiệp lên đầu

Ở đây nadudesign đã chọn giải pháp thứ 2 đó là: đưa ra điểm khác biệt, điểm mạnh của doanh nghiệp, để khẳng định thương hiệu cũng như những giá trị mà doanh nghiệp mang lại. Kết hợp với đó là việc đưa thông tin khách hàng quan tâm là “bảng giá dịch vụ mới nhất”.

bài seo mẫu

Đừng bao giờ làm điều ngược lại đó là: đưa những thông tin bên lề, giới thiệu dài dòng rùi mới dẫn dắt vào nội dung chính!

2. Heading “ngắn gọn, thu hút có chứa từ khóa chính”

  • Heading 1 – tiêu đề bài SEO ở cần ngắn gọn, đánh vào nội dung muốn chia sẻ và có chứ từ khóa chính.
  • Thẻ h2, h3… cũng tương tự, đánh đúng vấn đề muốn chia sẻ có thể có hoặc không chứa từ khóa

Trên bài seo mẫu chúng tôi chia sẻ, thẻ <h1> đã được cố định luôn cho cả trang web là tên công ty “Công Ty CPĐT & Thiết Kế Nội Thất NADU”. Đây cũng là một điểm chưa hoàn hảo của Nadudesign! Tuy nhiên điểm quan trọng là H1 có chứa từ khóa chính, từ khóa khách hàng tìm kiếm.

Đừng bao giờ tạo một tiêu đề lan man, tối nghĩa khiến khách hàng xem đã không muốn tìm hiểu tiếp nội dung bạn chia sẻ!

Ví dụ:

Tiêu đề này tối nghĩa, cụm từ “trên website của bạn” trở nên thừa thãi và khiến toàn bộ title mất điểm rất lớn. Bạn có thể sửa thành một title dễ đọc, dễ hiểu và thu hút hơn như:

  • Làm sao để chỉnh sửa trang với wordpress cho người mới?
  • Hướng dẫn chỉnh sửa trang với wordpress…

3. Phân tách các phần khoa học, rõ ràng

Trong bài SEO mẫu của nadudesign:

  • Thẻ <h2> đầu tiên nói về sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp đồng thời là từ khóa chính muốn SEO “THIẾT KẾ NỘI THẤT”.

Trong phần này sẽ bao gồm các thẻ <h3> nêu lên từng điểm mạnh của doanh nghiệp. Các phần được phân tách rõ ràng, dễ theo dõi. Từ mỗi thẻ <h3> khách hàng có thể nhìn ngay ra điểm hấp dẫn, điểm mạnh của doanh nghiệp.

  • Thẻ <h2> tiếp theo là “CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI THÁNG 10”. Heading đánh vào sự quan tâm của khách hàng đó là giá thành dịch vụ. Bảng giá ngay cho thời điểm hiện tại, thời điểm khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ…
Bài seo mẫu

4. Hình ảnh ấn tượng & đẹp mắt

Nội dung tiếp theo nadudesign đã tổng hợp các “MẪU THIẾT KẾ NỘI THẤT MỚI NHẤT 2020” đi kèm với hình ảnh cuốn hút, bố trí khoa học.

Thẻ này đánh vào cái nhìn của khách hàng bằng cách đưa những hình ảnh chuyên nghiệp, hút mắt. Đặc biệt đây là những dự án doanh nghiệp đã thực hiện. Điểm này chính là mấu chốt để giới thiệu khách hàng về sản phẩm, dịch vụ giúp khách hàng nắm được rõ hơn về năng lực của doanh nghiệp.

5. Nội dung ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề

Trong phần này chúng ta sẽ nói về cách đưa nội dung, content như thế nào cho thu hút.

Đầu tiên vẫn là một heading thu hút: “5 PHONG CÁCH THIẾT KẾ THỊNH HÀNH 2020”. Ngay từ thẻ h2, bạn đã biết được phần này sẽ giới thiệu bạn 5 phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất năm 2020.

Vấn đề ở đây là giới thiệu chúng như thế nào?

Ở đây nadudesign chọn cách “đi thẳng vào vấn đề” đây cũng chính là một trong những chìa khóa quan trọng của một bài SEO chuẩn.

Bài seo mẫu

Không cần dài dòng, chúng ta đi thẳng vào từng phong cách nội thất. Giới thiệu thẳng vấn đề bằng cách:

Bước 1: Đưa thông tin khách hàng cần, muốn biết

  • Tính phù hợp: ai có thể áp dụng phong cách này
  • Kinh phí
  • Chất liệu nội thất
  • Màu sắc

Bước 2: Giới thiệu chi tiết hơn vào vấn đề

Ở đây chính là việc giới thiệu đặc điểm chính của phong cách thiết kế. Giới thiệu từng ý chính + kèm hình ảnh minh họa sinh động.

SEO là để thu hút khách hàng quan tâm, mua, sử dụng sản phẩm dịch vụ!

Hãy thử đặt bạn vào vị trí người xem: Khi bạn muốn mua, tìm hiểu một sản phẩm dịch vụ bạn có muốn xem những bài giới thiệu dài dòng mà mãi chưa đi vào vấn đề chính hay không? Tất nhiên là không!

Vậy nên đối với SEO bạn đừng dài dòng, đừng văn thơ… chúng ta cần tính thực dụng, thực tế.

6. Tối ưu SEO bằng link nội bộ

Chèn link nội bộ, backlink với những bài viết có liên quan, sẽ mở rộng khả năng tìm kiếm của khách truy cập. Hướng người truy cập sâu thêm vào website của bạn và ở lại lâu hơn.

Bài seo mẫu

Khi tìm hiểu về doanh nghiệp, để biết rõ hơn về sản phẩm dịch vụ. Cách khách quan nhất là xem review, đánh giá từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Vậy nên nadudesign đã kết hợp một cách tinh tế link nội bộ đến “những đánh giá từ khách hàng đã sử dụng dịch vụ”.

Đối với bài SEO của bạn thì sao? Hãy chọn liên kết những bài viết có nội dung liên quan khi này nếu khách hàng muốn đào sâu hơn về sản phẩm dịch vụ chắc chắn họ sẽ click vào nó.

7. Những thông tin phụ thêm để ở sau cùng

Đây là phần doanh nghiệp có thể cung cấp thêm nhiều thông tin về bản thân… Những kiến thức, thông tin có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, đến nội dung SEO.

Khi mà khách hàng đã xem, theo dõi nội dung của bạn đến phần này chắc chắn họ đã có sự quan tâm nhất định nào đó. Việc có thêm các thông tin hữu ích khác sẽ giúp khách hàng hiểu rõ mình cần gì và muốn gì.

viết bài chuẩn seo

Từ bài seo mẫu Top 1 trên và rất nhiều bài SEO top 1 Lợn đã tìm hiểu khác. Lợn đã rút ra được 7 yếu tố mà Lợn thấy quan trọng nhất để làm nên bài viết chuẩn SEO.

Tất nhiên là chúng ta còn nhiều yếu tố nữa, Lợn xin phép được phân tích một số điểm chính yếu khắc phục hầu hết lỗi của các bạn thích viết “chuẩn SEO” , “cho bọ google đọc” mà đối xử tàn nhẫn với người đọc.

Mình thích xem gương người đã làm được mà làm theo hơn!

Vì rất hứng thú với chủ đề này, mình sẽ đi sâu hơn vào cách tạo SEO chuẩn ở bài viết tiếp theo nữa. Mình sẽ bổ sung link vào đây, khi viết xong. Nếu đọc thấy có ích và cảm thấy có bạn đồng hành trên con đường SEO cô độc của bạn, nhớ comment động viên Lợn nha!

Còn đây là một trường hợp áp dụng cấu trúc chuẩn SEO để lên Top. Xem chi tiết ngay bạn nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Anchor text là gì? Cách tạo và sử dụng Anchor text hiệu quả trong SEO

1 Tháng Mười, 2020 by Lợn Leave a Comment

Đối với SEOer mới thì việc hiểu “Anchor text là gì”, “anchor link là gì” vô cùng quan trọng. Việc nắm rõ về anchor text, các loại anchor text và áp dụng chúng như thế nào trong SEO sẽ support tuyệt vời cho công việc của bạn.

Ngay sau đây Backlink123 sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về anchor text trong SEO nhé!

Anchor text là gì?

Anchor text là dạng text có chứa liên kết, khi nhấp vào liên kết bạn sẽ được chuyển hướng dến một bài viết, hoặc đến một trang website mới. Anchor text còn có các tên gọi khác: link text, link label, link title hay văn bản neo.

anchor text la gi

Bạn có thể nhận biết anchor text dựa vào những dòng text, văn bản có màu xanh, hoặc dấu gạch dưới. Trong code các anchor text có dạng như sau:

<a href=”http://backlink123.com/”>backlink chất lượng</a>

Nó sẽ hiển thị trên bài viết dưới dạng sau: Backlink chất lượng khi này “Backlink chất lượng” chính là anchor text. Khi bạn click vào nó sẽ tự động nhảy đến liên kết chứa trong text.

Anchor link là gì?

Anchor link chính là đường link trên website gắn liền với anchor text. Nó cho phép người dùng chuyển hướng đến một bài viết, hoặc một địa chỉ nào đó trên cùng trang web hoặc đến website khác.

Ví dụ: Trong anchor text hiển thị như sau:

<a href=”http://backlink123.com/”>backlink chất lượng</a> thì anchor link là: http://backlink123.com/

Bạn đã nắm rõ anchor text là gì, anchor link là gì đúng không nào!

Cách tạo anchor text

Để tạo anchor text rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Bạn bôi đen cụm văn bản muốn tạo anchor text
  • Bước 2: Nhấp vào biểu tượng mắt xích trên thanh công cụ
  • Bước 3: Dán link URL vào hộp mới xuất hiện
  • Bước 4: Nhấn Enter để tạo liên kết
Anchor text là gì

Vai trò của anchor text

Có thể thấy Anchor text ảnh hưởng rất lớn đến SEO trong đó có cả ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.

Anchor text rất quan trọng trong xây dựng hệ thống backlink. Sử dụng anchor text hợp lý giúp liên kết, kết nối các bài viết trên website hoặc giữa các website hiệu quả để bài viết có thể lên thứ hạng cao hơn. Ngược lại nếu dụng anchor text quá đà thì bạn sẽ dễ dàng dính phải án phạt bởi Google…

Bạn đã giải đáp được anchor text la gi và vai trò của anchor text. Vậy thì làm thế nào để xây dựng những anchor text hiệu quả trong SEO?

Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ về các loại anchor text, để có thể tạo nên những liên kết tự nhiên.

Sử dụng anchor text hiệu quả trong SEO

Như chúng tôi đã chia sẻ thì việc sử dụng anchor text tràn lan có thể mang đến hiệu quả ngược trong SEO. Vậy mật độ anchor text như thế nào là hợp lý?

Việc phân bổ anchor text sẽ tùy thuộc với từng loại text anchor! Tất nhiên có một nguyên tắc quan trọng đó là không sử dụng anchor text tràn lan. Hãy lập kế hoạch phân bổ anchor text, xác định nguồn và đặt đi link hợp lý.

10 loại anchor text

Ngay sau đây Backlink123 sẽ giới thiệu đến bạn 10 loại anchor text theo thứ tự được sử dụng cao cho đến thấp!

1. Anchor text thương hiệu (Branded anchors)

Là tất cả những anchor text có chứa tên thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Xây dựng hệ thống backlink chất lượng cùng Backlink123! Ở đây chúng tôi tạo link title tại Backlink123.

2. Anchor text chung chung (Generic anchors)

Đây là nhóm anchor text phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay!

Những anchor text chung chung bạn có thể gặp ở bất cứ đâu như:

  • Tại đây
  • Xem thêm
  • Thảo khảo…

Loại anchor text này bạn đã gặp rất nhiều đúng không nào! Chúng rất hữu ích cho việc kêu gọi hành động, hướng người dùng nhấp vào liên kết của bạn!

3. Anchor text link trần (Naked link anchors)

Anchor text link trần hay anchor text URL là những link nguyên URL đến trang web mà bạn mong muốn.

Ví dụ cho link URL: https://backlink123.com/; Backlink123.com…

4. No anchor trick

Đây là chiến lược được rất nhiều website lớn sử dụng. Cách đơn giản là xây dựng anchor thông qua hình ảnh, không điền alt text cho hình ảnh.

5. Anchor text hình ảnh (imagine anchors)

Như backlink123 đã chia sẻ thì hình ảnh cũng giúp mang về traffic!

Đặc biệt bạn có thể sử dụng anchor text hình ảnh để làm đa dạng hóa các anchor text. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng thẻ ALT để làm link title, tạo thẻ ALT có chứa từ khóa.

6. Anchor text thương hiệu + từ khóa

Đây là phương thức tuyệt vời để bạn tạo anchor text tự nhiên và đa dạng. Việc gắn từ khóa với tên thương hiệu giúp người dùng nhận diện thương hiệu nhanh chóng hơn.

Ví dụ:

  • Backlink123 backlink chất lượng
  • Dịch vụ backlink backlink123…

7. Anchor text liên quan

Nó được coi như các biến thể của từ khóa chính.

Ví dụ:

Nếu hướng đến mục tiêu “backlink” chúng ta sẽ có các từ khóa liên quan như: mua backlink, bán backlink, dịch vụ backlink…

8. Anchor text khớp 1 phần (partial match anchors)

Anchor text khớp 1 phần cũng có nhiều nét tương đồng với anchor text liên quan.

Để đảm bảo an toàn thay vì sử dụng từ khóa chính xác bạn nên mở rộng và hướng đến các từ khóa khớp 1 phần.

Ví dụ:

Với từ khóa Dịch vụ backlink chúng ta có thể tạo anchor text khớp 1 phần như: dịch vụ backlink chất lượng, giá dịch vụ backlink…

9. Anchor text chính xác (Exact match anchors)

Anchor text chính xác chính là từ khóa của bạn. Nếu từ khóa mục tiêu của bạn là bán backlink thì anchor text sẽ là “bán backlink”,

Exact match anchor text có khả năng thúc đẩy thứ hạng hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng từ khóa chính xác cũng chứa những nguy cơ, rủi ro rất lớn. Lạm dụng các anchor text chính xác sẽ dễ dàng khiến doanh nghiệp của bạn nhận án phạt từ Google.

Chính vì vậy chúng ta luôn cần đa dạng hóa anchor text, đảm bảo sử dụng các anchor text một cách hợp lý!

10. Anchor text đồng nghĩa nhưng không chứa từ khóa

Nếu bạn đang hướng đến những từ khóa Dịch vụ seo, chúng ta sẽ có thể tạo anchor text đồng nghĩa như: chuyên gia SEO, công ty SEO…

Việc sử dụng anchor text đồng nghĩa cũng support tích cực cho anchor text chính xác, thúc đẩy anchor text chính xác hiệu quả.

Trên đây Backlink123 đã cùng bạn làm rõ anchor text là gì và tìm hiểu chi tiết về các loại anchor text. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào về anchor text, anchor link. Hãy để lại comment dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi ngay nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

  • « Previous Page
  • Page 1
  • Page 2
  • Page 3
  • Page 4
  • Page 5
  • Next Page »

Primary Sidebar

DỊCH VỤ VIẾT BÀI C – GÓI CHĂM SÓC WEBSITE

“dịch
DMCA.com Protection Status

Copyright © 2018. by Backlink123.com.