Công cụ đo lường website nào là hiệu quả lại còn miễn phí luôn là điều mà các SEOer quan tâm. Đây là các công cụ mà bất cứ ai sở hữu website đều cần đến nhằm theo dõi sự phát triển của website mình có.
Ai cũng biết rằng, website là một công cụ kinh doanh, MMO đối với SEOer, đối với doanh nghiệp thì website còn là nơi quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các giao dịch…Do đó trong qua trình quản trị website, rất cần có các công cụ đo lường, kiểm tra hoạt động và các vấn đề gặp phải của website. Từ việc nắm chắc các biến động liên quan đến website, chúng ta có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của website sao cho tối ưu nhất.
Dưới đây là các công cụ đo lường website hiệu quả và miễn phí mà các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu để sử dụng một cách chuyên nghiệp:
Google analytics
Cũng bởi vì Google hiện nay là search engine lớn mạnh nhất, cũng bởi vì việc MMO từ Google ads chiếm một phần lớn do đó việc đo lường website theo cách tính toán của Google sẽ giúp chúng ta có thể quản lý doanh thu chính xác nhất. Google Analytics chính vì thế mà trở thành một trong những công cụ phân tích web được sử dụng nhiều nhất, hoàn toàn miên phí, với bộ công cụ mạnh mẽ phù hợp với đại đa số web developer. Google analytics cho phép bạn theo dõi Nguồn truy cập – traffic source, hành vi on-site, clicks…
Nhờ có Google Analystic mà doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi sau khi đo lường website:
- Làm sao để tôi thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
- Liệu quảng cáo của tôi có hiệu quả không?
- Nội dung trang web của tôi có hấp dẫn không?
- Tại sao người dùng không mua hàng hay ghé thăm website thường xuyên?
- Làm thế nào để cải thiện tương tác với trang web?
Cách đo lường website của Google Analystic căn cứ trên các yếu tố
- Sự tăng giảm lượng người truy cập: khách hàng mới hoàn toàn, khách hàng mới và khách hàng cũ ghé thăm website
- Nguồn truy cập,: thống kê khách hàng truy cập website đến từ đâu: ví dụ khách từ search keywords trên google, thấy trên newfeed hay quảng cáo của facebook hoặc từ các nguồn giới thiệu referral khác….
- Thiết bị truy cập: khách hàng sử dụng thiết bị gì để truy cập vào website như máy tính cá nhân, điện thoại di động hoặc máy tính bảng
- Thời gian khách hàng truy cập website: thời gian khách hàng bắt đầu truy cập vào website, tức là thời gian khách hàng đó rảnh, thích hợp để phát triển telephone sale chào hàng hoặc chạy quảng cáo theo khung giờ phù hợp
- Thời gian khách hàng ở lại website (tỉ lệ thoát): tức là thời gian khách hàng ở lại 1 trang trên website, nếu tỉ lệ thoát này cao, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh nội dung sao cho thu hút, hữu ích hoặc kéo dài content
- Phân tích nhân khẩu: đối tượng khách hàng truy cập vào website là người như thế nào? Sinh sống chủ yếu ở đâu, có đặc điểm gì về sở thích, gia đình, trình độ học vấn…
- Theo dõi tỉ lệ chuyển đổi khách hàng
Google Webmaster Tools (Google Search Consol)
Khác với Google Analystic chỉ đo lường website về mặt tương tác với người dùng có hiệu quả hay không, biểu hiện bởi traffic và cung cấp các thông tin người dùng; Google Search Console – hay Google Webmaster Tools được coi là một công cụ chuyên sâu, vô cùng quan trọng đối với các quản trị viên website. Có thể nói đây là một trong 3 công cụ không thể thiếu khi bạn làm SEO trên Google hoặc quản trị website.
Google Webmaster Tools giúp người quản trị nhận ra các lỗi website đang gặp phải: Cảnh báo các trang, các chỉ mục dính lỗi, kểm tra phát hiện phần mềm độc hại. Từ đó đưa ra các phương án khắc phục.
Giúp bạn công bố cho Google biết về trang web của bạn: Gửi sitemap, kiểm tra robots, giúp index các bài mới một cách nhanh nhất : các bot tìm kiếm của Google sẽ lần theo các địa chỉ trong sitemap này và đưa nó vào hệ thống dữ liệu của Google.
- Xác định được các từ khóa và vị trí trung bình của chúng trong trang kết quả tìm kiếm google
- Phân tích chi tiết lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên google: số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR(Click Through Rate), vị trí…
- Kiểm tra các backlink (các liên kết) tới website của bạn.
- Nhắm mục tiêu đến các quốc gia nhất định.
- Cải thiện trải nghiệm nguời dùng: Đưa ra phương thức cải tiến HTML, tăng tốc cho các thiết bị di động; Xác định các trang, các liên kết bị lỗi (Lỗi 404); Đưa ra các cảnh báo về vấn đề bảo mật Website
Alexa tại www.alexa.com
Mình thường dùng Alexa để kiểm tra backlink của website. Cách tính toán và đo lường của các công cụ bên thứ ba ngoài SE này thường không giống so với Google Analystic hay Google Webmaster Tools tuy nhiên sẽ thể hiện được nhiều nội dung mà hai công cụ kia không cho bạn biết rõ.
Với tính năng thống kê và phân tích khá chuyên nghiệp, tất nhiên là theo thuật toán của riêng nó, không trùng với SE, Alexa giúp bạn có thể cái nhìn tổng quan về chính doanh nghiệp hoặc đối thủ để từ đó đưa ra hướng đi và phát triển website. Tuy nhiên, công cụ này đòi hỏi bạn phải trả phí cho một vài tính năng chứ không hoàn toàn miễn phí.
Similar Web công cụ đo lường đơn giản
Đây là công cụ đơn giản, với các thông số hiển thị không quá phức tạp. Nên nếu bạn chỉ muốn xem các thông số cơ bản về website của mình hay đối thủ như thứ hạng trong nước, thú hạng quốc tế, lượt view trung bình, traffic tổng quan và chi tiết… bạn có thể sử dụng công cụ Similar Web.
Similar Web có giao diện dễ nhìn, phát triển cả tiện ích tích hợp trên trình duyệt giúp bạn dễ dàng đo lường bất kì website nào ngay từ khi mới truy cập, kể cả website của mình.
Tìm hiểu và cài đặt Similar Web tại: https://www.similarweb.com/
Với các công cụ đo lường website trên đây, các bạn có thể quản lý website của mình hiệu quả hơn! Hãy thử xem sao nhé!