• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Backlink 123

Backlink 123

Chuyên trang Backlink

  • Công cụ SEO
  • Tự xây PBN
  • Mua backlink
You are here: Home / Archives for admin

admin

Thống Kê Lượng Truy Cập Website Hoàn Toàn Miễn Phí

24 Tháng Tư, 2020 by admin Leave a Comment

Thống kê lượng truy cập website có thể giúp gì cho việc SEO? Và làm thế nào để thống kê lượng truy cập website một cách miễn phí? Hãy cùng xem ngay sau đây nhé!

Có rất nhiều công cụ để thống kê lượng truy cập một website. Việc kiểm tra lượng truy cập – traffic của website có thể giúp người làm SEO đánh giá được hiệu quả của từ khóa, phát hiện các từ khóa nào có xu hướng thu hút người dùng và từ đó có những biện pháp SEO tiếp theo cho phù hợp.

Vậy có những công cụ thống kê lượng truy cập website nào đáng tin cậy và hoàn toàn miễn phí?

Công cụ thống kê lượng truy cập website: Google Analytics

Google Analytic là một công cụ thống kê lượt truy cập website đang chiếm ưu thế nhất hiện nay, với chức năng phân tích khá chuẩn xác và đáng để tin cậy được cung cấp bởi Google.

Google Analytic là một công cụ thống kê lượt truy cập website rất hiệu quả dành cho những Webmaster và những người làm SEO khi muốn thống kê những thông tin liên quan đến website của mình bằng cách đăng ký tài khoản trên Google Analytics.

Thống Kê Lượng Truy Cập Website

Đăng ký tài khoản Google Analytics:

Truy cập vào url: google.com/analytics/ và đăng ký tài khoản bằng email.

Điền các thông tin cần thiết vào Google Analytics

Nhận ID theo dõi website gửi đến từ Google

Tiếp theo Google sẽ cung cấp cho bạn 1 đoạn mã code;

Paste mã code này theo hướng dẫn vào code trang web mà bạn muốn theo dõi là ok. Bạn có thể biết mọi thông tin liên quan đến website của mình, ngoài khả năng theo dõi người xem, công cụ còn giúp bạn tối ưu trang web để đạt ranking tốt hơn và biến người xem thành khách hàng.   

Hướng dẫn thống kê traffic bằng Google Analystics:

Bước 1: Bạn truy cập vào tài khoản Google Analytics -> Chọn chế độ xem (View), hoặc Master View (chế độ xem này đã loại bỏ các truy cập không mong muốn).

Thống Kê Lượng Truy Cập Website

Bước 2: Để xem lưu lượng truy cập website, bạn chọn Chuyển đổi (Acquisision) -> Tất cả lưu lượng truy cập (All Traffic) -> Kênh (Channels).

Thống Kê Lượng Truy Cập Website

Bước 3: Điều chỉnh khoảng thời gian bạn muốn đếm lượt truy cập website.

Bước 4: Kéo xuống cuối trang, bạn sẽ nhìn thấy một bảng xuất hiện như hình:

Ngoài ra hãy quan sát cột Số phiên (Sessions): Con số đầu tiên trong cột Sessions là tổng lượt truy cập. Các con số ở dưới được phân bổ theo nguồn truy cập website. Các nguồn truy cập được Google Analystics thống kê là:

  • Organic Search: Truy cập đến từ các lượt tìm kiếm trên các search engine như Google, Cốc Cốc, Bing,…
  • Referral: Truy cập đến từ các backlink  
  • Direct: Truy cập được thực hiện khi người dùng gõ trực tiếp địa chỉ website của bạn  
  • Social: Truy cập đến từ các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,…  

 SEMrush – công cụ thống kê lượng truy cập website

Công cụ SEMrush là một công cụ đo lường trực tuyến. Công cụ này sẽ hiển thị tổng quan về traffic, phần trăm của các chỉ số như: Visits, Unique Visitors, Pages/ Visit, Avg, Visit Duration và Bounce Rate.  

Sử dụng SEMrush như sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ http://semrush.vn/ để bắt đầu xem lượt truy cập website.

Bước 2: Truy cập danh mục Traffic Analytics, sau đó sẽ bạn nhập các website cần kiểm tra traffic tại mục Benchmark your website against competitors. Bạn có thể nhập tối đa 5 website, bao gồm cả website đối thủ.

Traffic Source:

Chúng ta sẽ dễ dàng biết được nguồn truy cập của các website đến từ đâu: Direct, Referral, Search hay Social hoặc Paid. Và các số liệu của từng nguồn truy cập cụ thể.  

Audience Overlap – điểm chung của nguồn truy cập

Công cụ Audience Overlap sẽ cho bạn biết điểm chung của những người truy cập vào trang web của bạn, trang web của đối thủ hay truy cập vào cả hai trang web. Nếu muốn so sánh, bạn thực hiện như sau: chọn cơ sở so sánh bằng cách nhấp vào một trong các tab có tên miền trang web. Tiếp theo, bạn sẽ thấy biểu đồ so sánh trang web đã chọn với 2 trang web còn lại.

Nhờ có các tính năng nổi bật trên, công cụ SEMrush Traffic Analytics sẽ giúp bạn thống kê  lượng truy cập website của chính mình và đối thủ. Với những so sánh chính xác và miễn phí, công cụ này có thể giúp bạn định hướng những chiến lược phát triển tốt hơn, nhằm mục đích vượt qua đối thủ cạnh tranh, mang về lượng khách hàng tiềm năng.

Similarweb là một công cụ thống kê lượng truy cập website khác

SimilarWeb được các SEOer mới vào nghề đánh giá cao và là sự lựa chọn hàng đầu mỗi khi muốn thống kê lượt truy cập web. SimilarWeb có thể xếp hạng các website, bạn sẽ thấy các trang web hàng đầu theo nhiều thể loại và quốc gia khác nhau. Similarweb có nhược điểm là bị giới hạn một số tính năng. So sánh về mức độ chính xác sẽ kém hơn Google Analytics. Mặc dù vậy, với các SEOer mới bắt đầu, các số liệu tương đối khi check traffic website online trên Similarweb vẫn có ích trong việc so sánh chất lượng website của bạn và website của đối thủ.  

Bước 1: Truy cập vào đường dẫn sau: https://www.similarweb.com

Bước 2: Nhập domain website mà bạn muốn kiểm tra traffic

Sau đó, bạn sẽ thấy kết quả như sau:

Total Visit chính là tổng lượt truy cập website trong 6 tháng vừa qua.

Phía dưới là biểu đồ thể hiện sự phân bổ traffic theo các nguồn truy cập được tính theo phần trăm.

Tuy nhiên, hãy lưu ý khi website được kiểm tra còn quá mới hoặc số lượng truy cập website quá thấp, SimilarWeb sẽ không hiển thị được dữ liệu cho bạn.

Trên đây là 3 công cụ thống kê lượng truy cập website mà bất cứ SEOer nào cũng có thể sử dụng! Hãy tập luyện khả năng thống kê và đánh giá để có định hướng SEO tốt hơn nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Công Cụ Đo Lường Website Hiệu Quả Miễn Phí

16 Tháng Tư, 2020 by admin Leave a Comment

Công cụ đo lường website nào là hiệu quả lại còn miễn phí luôn là điều mà các SEOer quan tâm. Đây là các công cụ mà bất cứ ai sở hữu website đều cần đến nhằm theo dõi sự phát triển của website mình có.  

Ai cũng biết rằng, website là một công cụ kinh doanh, MMO đối với SEOer, đối với doanh nghiệp thì website còn là nơi quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, thực hiện các giao dịch…Do đó trong qua trình quản trị website, rất cần có các công cụ đo lường, kiểm tra hoạt động và các vấn đề gặp phải của website. Từ việc nắm chắc các biến động liên quan đến website, chúng ta có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của website sao cho tối ưu nhất.

Dưới đây là các công cụ đo lường website hiệu quả và miễn phí mà các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu để sử dụng một cách chuyên nghiệp:

Google analytics

Cũng bởi vì Google hiện nay là search engine lớn mạnh nhất, cũng bởi vì việc MMO từ Google ads chiếm một phần lớn do đó việc đo lường website theo cách tính toán của Google sẽ giúp chúng ta có thể quản lý doanh thu chính xác nhất. Google Analytics chính vì thế mà trở thành một trong những công cụ phân tích web được sử dụng nhiều nhất, hoàn toàn miên phí, với bộ công cụ mạnh mẽ phù hợp với đại đa số web developer. Google analytics cho phép bạn theo dõi Nguồn truy cập – traffic source,  hành vi on-site, clicks…

Nhờ có Google Analystic mà doanh nghiệp có thể trả lời các câu hỏi sau khi đo lường website:

  • Làm sao để tôi thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả?
  • Liệu quảng cáo của tôi có hiệu quả không?
  • Nội dung trang web của tôi có hấp dẫn không?
  • Tại sao người dùng không mua hàng hay ghé thăm website thường xuyên?
  • Làm thế nào để cải thiện tương tác với trang web?

Cách đo lường website của Google Analystic căn cứ trên các yếu tố

  • Sự tăng giảm lượng người truy cập: khách hàng mới hoàn toàn, khách hàng mới và khách hàng cũ ghé thăm website
  • Nguồn truy cập,: thống kê khách hàng truy cập website đến từ đâu: ví dụ khách từ search keywords trên google, thấy trên newfeed hay quảng cáo của facebook hoặc từ các nguồn giới thiệu referral khác….
  • Thiết bị truy cập: khách hàng sử dụng thiết bị gì để truy cập vào website như máy tính cá nhân, điện thoại di động hoặc máy tính bảng
  • Thời gian khách hàng truy cập website: thời gian khách hàng bắt đầu truy cập vào website, tức là thời gian khách hàng đó rảnh, thích hợp để phát triển telephone sale chào hàng hoặc chạy quảng cáo theo khung giờ phù hợp
  • Thời gian khách hàng ở lại website (tỉ lệ thoát): tức là thời gian khách hàng ở lại 1 trang trên website, nếu tỉ lệ thoát này cao, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh nội dung sao cho thu hút, hữu ích hoặc kéo dài content
  • Phân tích nhân khẩu: đối tượng khách hàng truy cập vào website là người như thế nào? Sinh sống chủ yếu ở đâu, có đặc điểm gì về sở thích, gia đình, trình độ học vấn…
  • Theo dõi tỉ lệ chuyển đổi khách hàng
Công Cụ Đo Lường Website Công cụ phân tích Google analytics

Google Webmaster Tools (Google Search Consol)

Khác với Google Analystic chỉ đo lường website về mặt tương tác với người dùng có hiệu quả hay không, biểu hiện bởi traffic và cung cấp các thông tin người dùng; Google Search Console – hay Google Webmaster Tools được coi là một công cụ chuyên sâu, vô cùng quan trọng đối với các quản trị viên website. Có thể nói đây  là một trong 3 công cụ không thể thiếu khi bạn làm SEO trên Google hoặc quản trị website.

Google Webmaster Tools giúp người quản trị nhận ra các lỗi website đang gặp phải: Cảnh báo các trang, các chỉ mục dính lỗi, kểm tra phát hiện phần mềm độc hại. Từ đó đưa ra các phương án khắc phục.

Giúp bạn công bố cho Google biết về trang web của bạn: Gửi sitemap, kiểm tra robots, giúp index các bài mới một cách nhanh nhất : các bot tìm kiếm của Google sẽ lần theo các địa chỉ trong sitemap này và đưa nó vào hệ thống dữ liệu của Google.

  • Xác định được các từ khóa và vị trí trung bình của chúng trong trang kết quả tìm kiếm google
  • Phân tích chi tiết lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên google: số lần nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR(Click Through Rate), vị trí…
  • Kiểm tra các backlink (các liên kết) tới website của bạn.
  • Nhắm mục tiêu đến các quốc gia nhất định.
  • Cải thiện trải nghiệm nguời dùng: Đưa ra phương thức cải tiến HTML, tăng tốc cho các thiết bị di động; Xác định các trang, các liên kết bị lỗi (Lỗi 404); Đưa ra các cảnh báo về vấn đề bảo mật Website

Alexa tại www.alexa.com

Mình thường dùng Alexa để kiểm tra backlink của website. Cách tính toán và đo lường của các công cụ bên thứ ba ngoài SE này thường không giống so với Google Analystic hay Google Webmaster Tools tuy nhiên sẽ thể hiện được nhiều nội dung mà hai công cụ kia không cho bạn biết rõ.

 Với tính năng thống kê và phân tích khá chuyên nghiệp, tất nhiên là theo thuật toán của riêng nó, không trùng với SE, Alexa giúp bạn có thể cái nhìn tổng quan về chính doanh nghiệp hoặc đối thủ để từ đó đưa ra hướng đi và phát triển website. Tuy nhiên, công cụ này đòi hỏi bạn phải trả phí cho một vài tính năng chứ không hoàn toàn miễn phí.

Similar Web công cụ đo lường đơn giản

Đây là công cụ đơn giản, với các thông số hiển thị không quá phức tạp. Nên nếu bạn chỉ muốn xem các thông số cơ bản về website của  mình hay đối thủ như thứ hạng trong nước, thú hạng quốc tế, lượt view trung bình, traffic tổng quan và chi tiết… bạn có thể sử dụng công cụ Similar Web.

Similar Web có giao diện dễ nhìn, phát triển cả tiện ích tích hợp trên trình duyệt giúp bạn dễ dàng đo lường bất kì website nào ngay từ khi mới truy cập, kể cả website của mình.

Công Cụ Đo Lường Website

Tìm hiểu và cài đặt Similar Web tại: https://www.similarweb.com/

Với các công cụ đo lường website trên đây, các bạn có thể quản lý website của mình hiệu quả hơn! Hãy thử xem sao nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress

15 Tháng Tư, 2020 by admin Leave a Comment

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress sau đây hy vọng có thể trở thành cẩm nang cho các bạn làm MMO học cách quản lý một trang web trên nền mã nguồn mở WordPress.

WordPress là một dạng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Đây cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng nhất hiện tại. 

Các website WordPress ngày nay được rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng do những tính năng tuyệt vời mà webstie wordpress mang lại và tính thông dụng của website wordpress trên tầm thế giới.

Vậy sau khi lựa chọn WordPress cho website của mình thì quản trị và vận hành website wordpress ra sao cho nhanh chóng và chuyên nghiệp. Sau đây là hướng dẫn quản trị từ A đến Z cho các bạn

Hướng dẫn quản trị từ A đến Z một website wordpress

1.Đăng nhập quyền quản trị

 Đăng nhập vào trang quản trị trên trình duyệt bằng cách nhập cú pháp link: http://ten-website-cua-ban/wp-admin/

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress

Giao diện tổng quan của trang quản trị sẽ trông như thế này

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress

2.Chức năng thêm bài viết mới

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress

Bước 1: Click chuột vào “Viết bài mới”

Bước 2: Thêm tiêu đề bài viết, và nội dung

Bước 3: Kiểm tra những mục sau đây trước khi đăng 

Chọn chuyên mục bài viết trong phần Chuyên mục

Đặt ảnh đại diện cho bài viết tại mục Ảnh đại diện

Chức năng Lưu nháp nếu bài viết vẫn đang cần hoàn thiện và chỉnh sửa tiếp

Chức năng Xem thử giúp bạn xem trước định dạng bài viết trình bày như mong muốn chưa

Nếu kiểm tra bài viết hoàn chỉnh rồi thì chọn Đăng bài viết là hoàn thành

3. Chức năng All post – Tất cả bài viết

Đây là giao diện chức năng nơi bạn có thể xem tất cả các Bài đăng đã xuất bản cũng như Bản nháp và chọn từ Hành động hàng loạt cho phép Chỉnh sửa  từng Bài đăng hoặc Chuyển đến Thùng rác Bài đăng & Bản nháp đã chọn.

Các tính năng hữu ích khác cho phép bạn Tìm kiếm Bài viết theo từ khóa và Lọc bài đăng theo Ngày và Danh mục .

4. Chức năng Category – Thể loại

Mỗi bài đăng bạn xuất bản được phân loại vào từng danh mục/thể loại – category do bạn chọn. Danh mục giúp người đọc của bạn tìm thấy thông tin có liên quan có sẵn trong các nhóm bài viết cùng thể loại và nhóm phụ khác nhau. Danh mục cụ thể sẽ đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ trong điều hướng để độc giả có thể chọn từ một nhóm các liên kết đến các bài đăng khác nhau có liên quan đến nhau.

Hướng Dẫn Quản Trị Website WordPress

Để thêm mới Category, bạn click vào Thêm danh mục mới từ menu Category hoặc từ mỗi màn hình bài đăng cá nhân. Bạn cũng có thể chỉnh sửa tên của danh mục. Điều quan trọng là các danh mục trên một website chỉ được sử dụng tên duy nhất và khác với các danh mục, tiêu đề bài đăng và trang khác. Bạn cũng có thể thêm Mô tả cho từng danh mục sẽ được hiển thị trên trang danh mục có chứa tất cả các bài đăng trong danh mục cụ thể đó.

5. Chức năng Tag – Thẻ

Các hastag # góp phần không nhỏ trong việc SEO. Các tag được tạo là một cách linh hoạt hơn Category, giúp người đọc của bạn tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm. Các thẻ cũng đóng vai trò là các từ khóa được sử dụng trong tiêu đề của mỗi bài viết, nói cách khác là một mô tả ngắn 1-2 từ của bài viết. Bạn có thể tạo thẻ trong menu giao diện Tag và cả Add Tag trong mỗi bản nháp bài. WordPress cho phép bạn thêm nhiều thẻ cho mỗi bài đăng hoặc chỉ cần thêm một thẻ cho mỗi bài đăng.

6. Chức năng quản trị Media

Thư viện phương tiện – Media trong WordPress cho phép bạn Chỉnh sửa , Xóa vĩnh viễn và Xem các tệp media hiện có mà bạn đã tải lên bằng cách Thêm mới. Tại giao diện quản lý hiển thị hình ảnh thu nhỏ của hình ảnh phương tiện kèm theo thông tin Tên tệp , Tác giả , Ngày và bài đăng / trang mà hình ảnh được đính kèm .

7. Quản lý các Liên kết

Chèn liên kết Internal vào nội dung của bạn nhằm kết nối với các bài đăng và trang khác trên trang web của bạn hoặc chèn liên kết external tới một nội dung trên một trang web khác là một chức năng dễ sử dụng của Wordpres. Chúng ta thường tạo liên kết để giải thích các thuật ngữ hoặc từ chuyên ngành khác nhau và cung cấp thêm thông tin cụ thể về vấn đề được liên kết. 

Các content chất lượng sẽ giúp độc giả tìm đọc thêm nội dung được liên kết trong bài viết bằng cách nhấp vào một trong các liên kết của bạn đến nội dung liên quan thay vì hoàn thành một tìm kiếm khác. Điều này giúp giữ độc giả của bạn trên trang web lâu hơn và tạo ra một trải nghiệm tốt hơn.

8. Quản lý các trang – Page trên website

 Các trang WordPress khác với các bài đăng vì chúng là tĩnh, có nghĩa là nội dung thường giữ nguyên. Một trong những tính năng tuyệt vời của WordPress là bạn có thể tạo một trang web với các trang tĩnh cũng như các bài đăng trên blog có chứa nội dung được cập nhật thường xuyên dưới cùng một tên miền của trang web.

Quản lý Tất cả các trang

Màn hình Tất cả các trang hiển thị tất cả các Trang đã xuất bản của bạn cũng như Tiêu đề , Tác giả và Ngày bạn đã xuất bản chúng. Bạn có thể dễ dàng Lọc các trang của mình theo ngày và Trang tìm kiếm bằng từ khóa. Bạn cũng có thể Chỉnh sửa các trang và Di chuyển đến Thùng rác nhiều trang cùng một lúc.

Thêm mới page trên wordpress

Chức năng Thêm trang mới cho phép bạn tạo một trang tĩnh mới cũng như chọn tùy chọn mẫu bạn muốn sử dụng cho trang bằng cách nhấp vào liên kết Thuộc tính trang. Bạn cũng có thể sử dụng tất cả các tính năng của Trình chỉnh sửa WordPress cũng như Thêm phương tiện mới và Đặt hình ảnh nổi bật.

9. Quản lý các bình luận

Một trong những khác biệt giữa trang web tĩnh và và web động như Blog, mạng xã hội… là tính năng bình luận. Người đọc có thể nhập suy nghĩ và cảm xúc của họ bằng cách gửi bình luận cho mỗi bài đăng trên blog wordpress của bạn. Đây là một tính năng tương tác của blog có thể cung cấp thông tin phản hồi có giá trị cao.

Khi bạn nhấp vào Chức năng Nhận xét trong bảng quản trị WordPress hoặc Bảng điều khiển, bạn có thể xem phản hồi mới nhất. Màn hình bình luận hiển thị Tất cả các bình luận cũng như các bình luận Pending , Phê duyệt , Spam và Thùng rác .

Hành động hàng loạt cho phép bạn Không chấp thuận , Phê duyệt , Đánh dấu là Spam & Di chuyển đến Thùng rác cả các bình luận hiện có và đang chờ xử lý. WordPress cũng cho phép bạn Lọc các loại bình luận, Kiểm tra Spam và Tìm kiếm Nhận xét theo từ khóa. Màn hình bình luận hiển thị Tác giả của bình luận cũng như địa chỉ trang web và địa chỉ email của họ. Văn bản nhận xét thực tế và bài đăng nhận xét là Phản hồi cũng được hiển thị. Bạn có thể lựa chọn các hành động riêng lẻ mà bạn có thể thực hiện cho từng nhận xét hiện có hoặc mới được gọi là nhận xét kiểm duyệt:

10. Quản lý giao diện theme – chủ đề

Quản lý chủ đề – Theme của website cho phép bạn Kích hoạt , Cài đặt và Xem các chủ đề hiện có mà bạn đã tải lên. WordPress cung cấp hàng ngàn chủ đề miễn phí để lựa chọn và cài đặt. Sau khi lựa chọn được chủ đề, bạn có thể xem trước những thay đổi mà chúng thực hiện đối với giao diện trang web của bạn.

Worpress có cả các theme cao cấp mất phí, được nâng cấp miễn phí trọn đời cùng với các hỗ trợ kỹ thuật. Các theme miễn phí không hỗ trợ kỹ thuật, không nâng cấp và nếu có lỗi thì không có hỗ trợ khắc phục. Tuy nhiên các theme miễn phí thường gặp và sử dụng nhiều hơn.

Cách cài đặt theme cụ thể như sau:

Chọn Manage Theme – Cài đặt Chủ đề. Tại giao diện này, bạn có thể tìm kiếm Chủ đề trong thư mục chủ đề WordPress theo Thuật ngữ , Tác giả hoặc Thẻ – Tag . Các tùy chọn chủ đề khác cho phép bạn Tải lên một chủ đề từ máy tính hoặc chọn một chủ đề từ Thư viện chủ đề nổi bật , mới nhất hoặc được cập nhật gần đây của WordPress . WordPress cũng cung cấp Bộ lọc tính năng cho phép bạn tìm các chủ đề dựa trên Màu sắc , Cột , Chiều rộng , Tính năng & Chủ đề .

11. Quản lý các Widgets

Các widget cho phép bạn thêm các chức năng vào các khu vực Widget mà chủ đề của bạn cung cấp. Theo mặc định, WordPress cung cấp các tiện ích cho Danh mục, Lưu trữ, Liên kết, Nhận xét gần đây, Bài đăng gần đây và tiện ích HTML hoặc Văn bản trong số các tiện ích khác.

Kéo một tiện ích vào site bar, footer hoặc tiêu đề của bạn sẽ kích hoạt tiện ích đó và hiển thị thông tin cho tiện ích đó trong khu vực đó trên trang web của bạn. Kéo tiện ích trở lại khu vực Tiện ích không hoạt động sẽ vô hiệu hóa tiện ích. Nhiều plugin cũng đi kèm với các tiện ích giúp dễ dàng hiển thị thông tin khác nhau trên nhiều vị trí trên blog của bạn.

Màn hình widget hiển thị bảng điều khiển cho Widgets có sẵn , Widgets không hoạt động , Sidebar và các khu vực khác tùy thuộc vào chủ đề của bạn như Header và Footer.

12. Quản lý Menu

Menu cho phép điều hướng đến nội dung mà độc giả của bạn muốn đọc. Hệ thống menu WordPress rất dễ sử dụng và rất linh hoạt. Bạn có thể thêm các trang, bài đăng, liên kết tùy chỉnh, danh mục và thẻ vào menu của bạn một cách dễ dàng. Nhiều menu có thể được tạo và thêm vào các khu vực khác nhau trên trang web. Giao diện chức năng Menu cho phép bạn kéo các tab menu đến các vị trí khác nhau trong menu cũng như tạo các menu phụ bằng cách tương tự

13. Quản lý Plugin

Giao diện Plugin, hiển thị tất cả các plugin của bạn bất kể chúng có hoạt động hay không. Bạn cũng có thể Tìm kiếm các Plugin đã cài đặt cũng như xem các plugin:

  1. Hoạt động
  2. Không hoạt động
  3. Mới hoạt động
  4. Cập nhật có sẵn
  5. Drop-in

Tại đây, bạn cũng có thể hủy kích hoạt , chỉnh sửa và định cấu hình cài đặt bổ trợ của mình. Các hành động hàng loạt bao gồm: Kích hoạt , hủy kích hoạt , cập nhật và xóa bất kỳ số lượng plugin nào cùng một lúc. 

Ngoài các chức năng quản lý phổ biến và thường dùng kể trên, còn có nhiều chức năng quản trị website wordpress khác bạn có thể gặp trong quá trình làm việc. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ và sâu hơn cần có thời gian và các kỹ năng cơ bản. Do đó hãy thực hành với các chức năng quản trị website WordPress cơ bản trên trước nhé!

Filed Under: SEO

Seo Cho Người Mới Bắt Đầu

14 Tháng Tư, 2020 by admin Leave a Comment

Đây là những bài học SEO cho người mới bắt đầu! Cho dù thế giới SEO “huyền bí”, vô cùng phức tạp và luôn thay đổi, thế nhưng với người mới, các khái niệm cơ bản với kiến thức SEO nền tảng có thể làm nên sự khác biệt rất lớn trong MMO. Các bài học về SEO có rất nhiều trên Internet, và hãy kết hợp với việc thực hành để trở thành một SEOer thành công nhé!

Tổng quan về SEO cho người mới bắt đầu

Moz là một công cụ nổi tiếng để đo lường SEO hệ thống, và người sáng lập ra MOZ, Rand Fishkin đã tạo ra một biểu đồ dạng kim tự tháp để giải thích về SEO. Mô hình đó như sau

Như bạn có thể thấy trên biểu đồ, nền tảng cho việc SEO tốt bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đảm bảo khả năng truy cập, thu thập dữ liệu (Crawl Accessibility) của các công cụ tìm kiếm, sau đó mới tới các yếu tố khác.

Để người mới bắt đầu học SEO hiệu quả, hãy tuân thủ theo 7 bước sau:

1.Đảm bảo tối ưu trang web để tăng khả năng truy cập và thu thập dữ liệu của các Công cụ tìm kiếm

2.Nội dung hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng

3. Từ khóa cần được tối ưu hóa để thu hút người tìm kiếm và cả  công cụ tìm kiếm

4. Trải nghiệm người dùng phải được đảm bảo tốc độ tải nhanh với giao diện người dùng hấp dẫn

5. Nội dung gây sức hút, tạo nhu cầu chia sẻ, trích dẫn lại trên các mạng xã hội

6. Tiêu đề, URL và mô tả phù hợp để đảm bảo xếp hạng cao

7. Cần có các đoạn trích hoặc đánh dấu để nổi bật hơn trong SERPs

Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ dành thời gian cho từng bước để hiểu rõ hơn về công việc của một SEOer

Công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản rằng, nếu như Search Engine không thể phát hiện ra bạn giữa hàng tỷ tỷ website thì công việc của chúng ta coi như chấm dứt tại nơi khởi đầu. Hãy cùng xem cách các robot của search engine thu thập dữ liệu trên Internet, xác định một website và thêm website vào chỉ mục của SE ra sao:

SE là công cụ tìm kiếm, hay là máy trả lời các câu hỏi của bạn. SE sinh ra để thu thập, tìm hiểu và sắp xếp các nội dung trên mạng Internet, cung cấp kết quả phù hợp nhất cho câu hỏi mà bạn đang đặt ra cho màn hình tìm kiếm. Làm sao để tăng khả năng truy cập và thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm là phần quan trọng nhất, là nền tảng của mọi bước SEO; nếu như website của bạn nằm trong góc, không ai nhìn thấy, vậy thì làm sao mà xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm được chứ!

Công cụ tìm kiếm có 3 chức năng chính

1.Thu thập dữ liệu: Quét toàn mạng, xem qua các nội dung của các url mà nó “nhìn thấy”.

2. Index – Lập chỉ mục: Tiếp đó SE sẽ lưu trữ, sắp xếp các nội dung tìm thấy trong quá trình thu thập thông tin. Khi mội page đã được index, nó sẽ được hiển thị cho kết quả của các truy vấn có liên quan;

3.Xếp hạng: Cung cấp các nội dung sẽ là câu trả lời tốt nhất cho truy vấn của người tìm kiếm, điều đó có nghĩa là các kết quả được sắp xếp theo thứ tự phù hợp nhất và liên quan nhẩt.

Trong SEO, không phải tất cả các công cụ tìm kiếm đều giống nhau. Thực chất thì ngoài Google ra còn có Bing, Yahoo và nhiều công cụ tìm kiếm khác chiếm thị phần lớn trên Internet. Tuy nhiên thì Google đã chiếm đến 90% các hoạt động trên Internet, nên quá trình SEO thường chú ý tới kết quả của Google hơn.

Muốn biết website của bạn đã được lập chỉ mục chưa, hãy vào Google và gõ cấu trúc: “Site:tên domain của bạn”. Kết quả trả về sẽ cho thấy các kết quả đã được Google lập chỉ mục.

Nếu website của bạn không hiển thị ở bất cứ kết quả nào, hãy cân nhắc tới các lý do chính sau:

-Website còn quá mới, chưa được thu thập thông tin

-Website không có bất cứ liên kết nào trên Internet

-Điều hướng website phức tạp khiến robot khó thu thập thông tin một cách hiệu quả

-Website của bạn có thể đang chứa các đoạn code khiến việc thu thập thông tin của SE bị chặn

-Website bị phạt vì Spam

…

Nghiên cứu từ khóa

Trước khi nghiên cứu từ khóa, chúng ta cần đặt câu hỏi. Cho dù bạn đang SEO cho doanh nghiệp khác hay SEO cho chính dự án của mình thì trước hết cần phải hiểu khách hàng hướng đến là ai, mục tiêu của họ là gì. Những từ khóa bạn muốn on top và những từ khóa mà khách hàng tìm kiếm chưa chắc đã giống nhau. Chính vì thế phải tập trung vào đối tượng sử dụng website, nghiên cứu từ khóa dựa trên thói quen tìm kiếm của họ. Từ đó sẽ giúp các chiến dịch thành công hơn nhiều so với tự mình lựa chọn từ khóa mang tính chất cảm nhận các nhân

Trong quá trình khám phá các từ khóa có liên quan cho nội dung website, bạn sẽ nhận thấy rằng lượng tìm kiếm của  các từ khóa chênh lệch và khác biệt. Từ đó hãy lựa chọn các cụm từ có lượng tìm kiếm thấp để bắt đầu trước bởi chúng ít cạnh tranh hơn, thích hợp cho các website mới.

Seo Cho Người Mới Bắt Đầu

Đừng đánh giá thấp long tail keyword

Nhiều người cho rằng từ khóa dài – long tail keyword thường đem lại lượng truy cập không cao. Nhưng thực tế các từ khóa long tail với lượng tìm kiếm thấp hơn sẽ cho một chuyển đổi tốt hơn.Người dùng một khi đã sử dụng long tail để tìm kiếm tức là đã xác định rất cụ thể mục tiêu tìm  kiếm/mua sắm của mình.

Seo Cho Người Mới Bắt Đầu long tail keyword

Tìm từ khóa đối thủ bỏ qua

Đây là một ý tưởng tốt cho các SEOer mới, hãy tìm kiếm các từ khóa có khối lượng tìm kiếm lớn mà đối thủ hiện tại không có bất cứ xếp hạng nào. Thật tuyệt nếu như chúng ta tận dụng được các cơ hội mà đối thủ đã bỏ lỡ. Khi chiến lược này ổn định, việc tiếp theo mới là cạnh tranh với các từ khóa mà đối thủ đã và đang hoạt động hiệu quả.

Kỹ thuật SEO on – page

Khi đã tìm hiểu kỹ nhu cầu của người dùng, bước tiếp theo đó là biến website của bạn phù hợp với nhu cầu đó. SEO on – page được hiểu là một dạng tối ưu hóa kỹ thuật với các thẻ, sơ đồ website…

Xây dựng liên kết và nội dung website

Google xác nhận rằng các liên kết và nội dung chất lượng là hai trong ba yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong SEO. Các trang web đáng tin cậy có xu hướng liên kết đến các website đáng tin cậy khác.

Liên kết đối với website không chỉ là các liên kết trong – Internal link mà còn là các liên kết ngoài – External link. Các liên kết trong chỏ đến một page cụ thể sẽ cung cấp tín hiệu cho SE rằng đó là trang quan trọng.

 Các bạn SEOer mới cần tiếp tục theo dõi hiệu suất SEO để đảm bảo quá trình SEO diễn ra trơn tru và hiệu quả, đúng hướng mà kế hoạch của bạn đã vạch ra. Kết quả ban đầu của việc SEO hiệu quả chính là việc giữ chân khách hàng, đánh giá của khách hàng đi với website. Quản lý tốt quá trình SEO sẽ giúp bạn điều chỉnh việc SEO sao cho hiệu quả nhất!

Bước đầu, SEO cho người mới bắt đầu có thể sẽ khô khan, dễ chán. Tuy nhiên khi đã quen, các bạn SEOer có thể phát hiện ra mình nghiện việc SEO từ lúc nào không hay ấy chứ! Hãy tìm hiểu thêm các nội dung về SEO ở các bài viết sau nhé!

Filed Under: SEO

Làm sao để đăng nhập admin vào trang quản trị website?

1 Tháng Tư, 2020 by admin Leave a Comment

Làm sao để đăng nhập admin vào trang quản trị website khi mỗi website được thiết kế khác nhau, do đó cách đăng nhập admin vào trang quản trị website có thể sẽ có sự khác biệt.

Khác biệt đầu tiên phải kể tới đường dẫn tới trang quản trị – điều mà các bạn có thể sẽ bị nhầm lẫn. Nếu bạn đang vội, hãy thử một trong những đường dẫn sau đây để kiểm tra độ chính xác. Với cấu trúc website = tên website của bạn.

  1. www.website.com/admin.
  2. www.website.com/administrator.
  3. www.website.com/user.
  4. www.website.com/login.
  5. www.website.com/login.aspx.
  6. www.website.com/wp-login.php.
  7. www.website.com/admin.php.
  8. www.website.com/wp-admin.

Hãy lưu ý rằng đôi khi chúng ta gặp rắc rối vì quản lý quá nhiều website khác nhau, các website được thiết kế trên các ngôn ngữ và cấu trúc khác nhau dẫn tới việc nhầm lẫn khi đăng nhập. Nhiều người thì quen sử dụng chế độ ghi nhớ của trình duyệt, đến khi cần đăng nhập mới thì không biết phải làm sao.

Trong khi đó, một trang đăng nhập lại đóng vai trò là cánh cửa giữa trang web của bạn và bảng điều khiển hay còn được gọi là khu vực quản trị website. Sau khi đăng nhập, bạn có thể tạo bài đăng mới, thêm trang mới, thay đổi thiết kế, thêm plugin, v.v. Các chức năng này chỉ được thực hiện khi đã đăng nhập được vào trang quản trị.

Dưới đây sẽ là các hướng dẫn chi tiết hơn để giúp các bạn có thể đăng nhập vào trang quản trị website một cách đơn giản nhất. Tất nhiên, không phải là hướng dẫn các bạn ngồi dò tài khoản mật khẩu của website người khác nhé! Bạn phải là chủ sở hữu và biết tài khoản admin của website đó!

Các bước đăng nhập vào trang quản trị website

Bước 1: Hãy thử đăng nhập vào trang web từ địa chỉ máy chủ. 

Hầu hết các dịch vụ lưu trữ trang web (ví dụ: WordPress, Weebly, GoDaddy, v.v.) đều có bảng điều khiển mà bạn có thể truy cập bằng cách đăng nhập vào trang web của dịch vụ lưu trữ.

Ví dụ: đối với tên miền WordPress, bạn sẽ truy cập địa chỉ của dịch vụ lưu trữ (trong trường hợp này là https://www.wordpress.com/ ), nhấp vào Đăng nhập , nhập thông tin đăng nhập của bạn, sau đó truy cập trang quản trị viên của bạn bằng cách nhấp vào Trang web của tôi , cuộn xuống và nhấp vào Quản trị viên WP.

Làm sao để đăng nhập admin vào trang quản trị website?

Bước  2: Thử đăng nhập thông qua địa chỉ cơ sở (Base Address) của trang web.

 Bạn sẽ cần phải làm điều này nếu bạn không thể đăng nhập thông qua trang web của máy chủ lưu trữ. Địa chỉ cơ sở là URL trang web mà hầu hết mọi người sẽ nhìn thấy, sau đó thêm vào phía sau cấu trúc “/login”

Ví dụ: địa chỉ cơ sở (Base Address) của Facebook là https://www.facebook.com.

Làm sao để đăng nhập admin vào trang quản trị website?

Bước 3: Nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn. 

Khi bạn đến trang đăng nhập, bạn thường sẽ thấy hai trường văn bản; bạn sẽ nhập tên đăng nhập hoặc địa chỉ email của bạn trong trường văn bản “Email” hoặc “Tên người dùng”, thường là trường văn bản hàng đầu.

Bước 4: Nhập mật khẩu của bạn. 

Nhập mật khẩu quản trị viên của bạn vào trường văn bản “Mật khẩu”, thường nằm ngay bên dưới trường “Tên người dùng” hoặc “Email”.

Bước 5: Nhấp vào nút “Đăng nhập”. 

Nút thường nằm dưới text nhập “Mật khẩu”. Vậy là xong, bạn sẽ được đăng nhập vào trang quản trị của trang web.

Một số lưu ý nho nhỏ nếu website của bạn chắc chắn viết bằng WordPress:

Làm sao để đăng nhập admin vào trang quản trị website?

Để đăng nhập trang Admin, tất cả những gì bạn cần làm là thêm / đăng nhập / hoặc / admin / vào cuối URL trang web

Ví dụ:

www.example.com/admin/
www.example.com/login/

(Đừng quên thay thế example.com bằng tên miền bạn đang dùng)

Cả hai URL này sẽ chuyển hướng đến trang đăng nhập WordPress mà không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm.

Nếu vì một lý do nào đó, URL đăng nhập WordPress của bạn không hoạt động chính xác, thì bạn có thể dễ dàng truy cập trang đăng nhập WordPress bằng cách truy cập URL này:

www.example.com/wp-login.php

Bây giờ nếu bạn đã cài đặt WordPress trong thư mục con như / wordpress / , thì bạn sẽ cần truy cập trang đăng nhập blog WordPress của mình như thế này:

www.example.com/wordpress/login/
www.example.com/wordpress/wp-login.php

Nếu bạn đã cài đặt WordPress trên một tên miền phụ, thì bạn có thể truy cập trang đăng nhập quản trị viên WordPress như sau:

subomain.example.com/login/
subomain.example.com/wp-login.php

Bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang quản trị của mình bằng cách nhập URL trang web như thế này:

www.example.com/admin/
www.example.com/wp-admin/

Khá là đầy đủ đúng không nào? Bạn hãy áp dụng cách đăng nhập trang quản trị của mình khi gặp rắc rối nhé!

Filed Under: SEO WEBSITE Tagged With: VBC

Mật Độ Từ Khóa Trong Seo Và Cách Tối Ưu Chỉ Số Này

18 Tháng Ba, 2020 by admin Leave a Comment

Mật độ từ khóa trong SEO là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong việc quyết định từ khóa có lên top Google hay không? Cách để tối ưu hóa chỉ số này trong bài viết là các nội dung sẽ được chúng ta tìm hiểu ngay sau đây

Mật độ từ khóa trong SEO là gì

Khái niệm mật độ từ khóa trong SEO

Mật độ từ khóa trong SEO được hiểu là tỷ lệ phần trăm số lần từ khóa đó xuất hiện trong một bài viết trên tổng số từ của bài viết đó.

Mật độ từ khóa có thể khác nhau đối với cách tính toán và phân tích trang của mỗi công cụ tìm kiếm. Các search engine có thể không dùng cùng một công thức tính từ khóa mà có thể khác nhau ở cách lựa chọn điểm bắt đầu đếm và kết thúc đếm.

Thông thường các search engine sẽ thống kê mật độ từ khóa trong văn bản, là phần nằm giữa thẻ <body>. Các công cụ lớn và phức tạp hơn như Google có lẽ sử dụng phối hợp rất nhiều biện pháp đếm khác nhau, không chỉ trong thẻ <body> mà còn kiểm đếm các thẻ Alt, các thẻ meta, tag và nhiều thẻ khác nữa.

Mật độ từ khóa trong SEO là gì

 Nghe có vẻ khó khăn và phức tạp vậy thôi, chứ nói để các bạn mới vào nghề SEO có thể hiểu được thì mật độ từ khóa chính là: Trong một bài viết có 100 từ bạn đang sử dụng từ khóa 10 lần, mật độ của bạn sẽ là 10%. Tức là công thức (Từ khóa trên trang/Tổng số từ trên trang)*100.

Hiện nay có rất nhiều công thức khác nhau để tính tỷ lệ phần trăm của mật độ từ khoá, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Keyword_density

Mật độ từ khóa có ý nghĩa như thế nào trong SEO

Mật độ từ khoá đóng vai trò quan trọng đối với SEO. Từ khoá xuất hiện trên trang với một mật độ nhất định sẽ làm cho các thuật toán của công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của bạn tốt hơn, và xếp hạng nội dung của bạn tốt hơn trên bảng xếp hạng tìm kiếm với những từ khoá đó.

Hiểu một cách bình dân rằng, khi một bài viết của bạn đề cập đến vấn đề gì và hướng tới vấn đề gì thì tất nhiên, khi viết sẽ có những từ ngữ xoay quanh chủ đề chính đó, đó chính là các keyword. Keyword chính sẽ được bạn nhắc đến nhiều hơn – đương nhiên là vậy rồi! Và khi đó các Search engine sẽ hiểu ra các tín hiệu mà bạn muốn gửi tới: Tôi muốn nói tới con ếch nè! Thấy không? Bài viết của tôi đang mô tả các bộ phận của nó!

Nhiều người tưởng rằng càng nhắc đến nhiều thì từ khóa càng nhanh lên top! Không phải như vậy! Đó là việc nhồi nhét từ khóa. Nhồi nhét từ khoá là một thủ thuật spam và chắc chắn bạn sẽ không có được thứ hạng tốt trong SEO.

Trong thời gian gần đây có nhiều ý kiến cho rằng mật độ từ khoá không còn là yếu tố quan trọng nữa thay vào đó là chất lượng nội dung của trang web và độ uy tín của trang web. Nhưng điều này không có nghĩa mật độ từ khoá không giữ bất kỳ giá trị trong SEO.  Một bài viết không có chủ đề chính nào thì thật là lạ kỳ, và như vậy thì hoàn toàn không phải là nội dung chất lượng rồi đúng không?

Cách để tối ưu hóa mật độ từ khóa tốt cho SEO

Như đã nói ở trên, việc spam từ khóa có thể khiến website của bạn điêu đứng với các thuật toán của SE. Vậy thì tối ưu hóa mật độ từ khóa như thế  nào thì tốt cho SEO, không bị đánh giá là spam?

Theo tuyên bố của Google không có tỷ lệ phần trăm về mật độ từ khoá lý tưởng hoặc chính xác để xếp hạng tốt hơn. Tuy nhiên theo kinh nghệm của cá nhân tôi, mật độ từ khóa từ 1-3% tuỳ theo độ dài của bài viết có sự kết hợp giữa “từ khoá mục tiêu” và các từ khóa LSI là một tỷ lệ tốt nhất mà tôi thường sử dụng.

Mật độ từ khóa trong SEO là gì

Cũng theo Google gợi ý viết các bài báo tự nhiên.  Một lần nữa, không có tỷ lệ phần trăm lý tưởng, nhưng đặt từ khoá của bạn ở những nơi tự nhiên sẽ làm việc tốt nhất.

Các bạn có thể thấy rằng Google không yêu cầu cụ thể về mật độ từ khóa họ luôn nhắc rằng tỷ lệ phải thật tự nhiên, nhưng phải nhấn mạnh được sự quan trọng khi đó mới có hiệu quả cao nhất.

Vậy thì tất nhiên từ khóa sẽ phải xuất hiện ở mở bài, kết bài phải nhắc tới và rải rác ở các vị trí “tự nhiên” nhất trong phần thân content.

 Theo cách tính của Plugin Yoast SEO thì mật độ từ khóa của bạn trong khoảng 1,5% thì là tự nhiên, hãy sử dụng plugin này để đánh giá cụ thể hơn cho bài viết của mình về mật độ từ khóa.

Từ khóa cần xuất hiện ở những đâu trong bài viết?

  • Trong các permalink
  • Thẻ H1
  • Thẻ H2
  • Thẻ tiêu đề của thẻ meta
  • Đoạn mở đầu bài viết
  • Đoạn kết thúc của bài viết

Thêm hình ảnh có liên quan và sử dụng từ khoá mục tiêu dưới dạng văn bản anchor

Một số lưu ý dễ nhớ cần thực hiện khi phân bổ mật độ từ khóa trong content

  • Mật độ từ khoá rất tốt cho SEO, nhưng nên tránh việc spam.
  • Các bài viết nên đảm bảo tỷ lệ từ khóa một cách tự nhiên.
  • In đậm và in nghiêng từ khóa và các từ khóa ngữ nghĩa quan trọng khác của bạn để tạo điểm nhấn cho nội dung của bạ.
  • Sử dụng các biến thể từ khoá (Dạng longtail keyword).
  • Sử dụng một plugin WordPress SEO để kiểm tra mật độ từ khoá (hoặc một công cụ trực tuyến).

Cuối cùng hãy tin rằng có hàng trăm tín hiệu mà Google xem xét khi xếp hạng trang web. Mặc dù mật độ từ khóa trong SEO là một dạng tín hiệu quan trọng, những hãy thận trọng để làm SEO cho hiệu quả, tránh việc bị tính spam một cách đáng tiếc!

Filed Under: SEO

  • Page 1
  • Page 2
  • Page 3
  • …
  • Page 7
  • Next Page »

Primary Sidebar

DỊCH VỤ VIẾT BÀI C – GÓI CHĂM SÓC WEBSITE

“dịch
DMCA.com Protection Status

Copyright © 2018. by Backlink123.com.